Về tốc độ tăng trưởng doanh số và lợi nhuận

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh các dịch vụ NH bán lẻ tại NH TMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 446 (Trang 58 - 61)

I 2 năm Trên 2 năm

2.2.6. về tốc độ tăng trưởng doanh số và lợi nhuận

Hiện tại, Vốn điều lệ của ACB ở mức 9.376 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu cũng tăng trưởng qua từng năm với tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu bình quân 4 năm ( 2012 - 2015) đạt 12%. Điều này thể hiện nguồn vốn tự có của ACB được tăng cường qua các năm, tạo điều kiện cho ACB mở rộng quy mô hoạt động, tăng năng lực cạnh tranh các dịch vụ ngân hàng bán lẻ đồng thời cải thiện các chỉ số về tình hình hoạt động kinh doanh.

Bảng 2.8 : Thu nhập lãi thuần và thu nhập hoạt động của ACB trong giai đoạn 2012 - 2015 (Đơn vị tính: Tỷ đồng)

2012 2013 2014 2015

Doanh thu thuần( Tỷ đồng) 22.269 15.205 13.703 14.082

Tỷ lệ tăng truởng doanh thu -13% -32% -10% +3%

LN truớc thuế ( Tỷ đồng) 1.043 1.036 1.215 1.314

Tỷ lệ tăng truởng lợi nhuận -75,2 % -0,67% +17,28% +8,15%

LN truớc thuế/ Tổng tài sản ( ROA) 0% 0% 1% 1%

LN sau thuế/ Vốn chủ sở hữu ( ROE) 6% 7% 8% 8%

LN truớc thuế/ Doanh thu thuần (ROS)

5% 7% 9% 9%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB qua các năm)

về thu nhập từ lãi thuần: năm 2013 so với năm 2012 giảm mạnh 36% do tình hình kinh tế khó khăn kèm theo sự kiện không tốt ảnh huởng đến hoạt động kinh doanh của ACB. Tuy nhiên, trong năm 2014, chỉ tiêu này có sự tăng trưởng khả quan hσn, tăng 8,6% SO với năm 2013 và đến năm 2015 đã tăng tới 23,5%.

Ve thu nhập ngồi lãi, chỉ có năm 2012 ghi nhận âm, nguyên nhân chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh vàng. Việc chấm dứt huy động vàng của các TCTD theo chủ trưong tại thông tư 12/2012/TT-NHNN của NHNN buộc ACB phải rút tiền, bao gồm cả tiền gửi liên ngân hàng, để mua vàng trả lại cho người gửi, đồng thời giá vàng trong giai đoạn này có biến động bất lợi, dẫn tới khoản lỗ lớn trong hoạt động kinh doanh vàng, từ đó làm giảm thu nhập ngoài lãi năm 2012 của ACB. Trong giai đoạn tiếp theo, thu nhập ngồi lãi/ tổng thu nhập có sự cải thiện, đạt tỷ lệ trên 22% trong năm 2013 và 2014 . Đây là một dấu hiệu tích cực, thể hiện các hoạt động dịch vụ, trong đó có các dịch vụ tài chính cá nhân của Ngân hàng Á Châu có sự tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, chỉ tiêu này đã giảm mạnh vào cuối 2015 cịn 5,08% trong tổng thu nhập, đó là do năm 2015 ACB đã dành một khoản lớn cho việc trích lập dự phịng cụ thể chứng khốn đầu tu ( khoảng 1.005 tỷ đồng) và hoạt động kinh doanh ngoại hối giảm nhẹ, còn lại các hoạt động đem lại thu nhập ngoài lãi khác đều tăng truởng rất tốt.

Ngoài ra, các chỉ tiêu phản ánh về khả năng sinh lời của ACB trong giai đoạn này vẫn chua thực sự ổn định.

Cả 2 tỷ so ROE và ROA của ACB đều tăng nhẹ, cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn lực tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu tăng. Lý do chính của sự tăng nhẹ này là do lợi nhuận trước thuế tăng( +8,15%).Trước sự tác động của tình hình kinh tế khó khăn, đồng thời với sự cố tháng 8/2012 và việc thực hiện chỉ đạo tất toán trạng thái vàng của NHNN đã làm cho hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối bị lỗ nặng, khoảng 1.864 tỷ đồng năm 2012. Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng tăng cao cộng với chi phí hoạt động tăng mạnh (nhất là chi cho quảng cáo, khuyến mãi) là các nguyên nhân đẫn đến tăng trưởng âm về doanh số cũng như lợi nhuận trong giai đoạn 2012-2013 và chỉ số ROA đều ở mức 0%.

Sang năm 2014, nắm bắt được sự phục hồi của nền kinh tế, cùng việc áp dụng các biện pháp nhằm tăng thu nhập, quản lý chi phí hoạt động, kết quả kinh doanh của ACB đã có sự tăng trưởng trở lại. Lợi nhuận trước thuế năm 2014 của ACB đạt 1.215 tỷ đồng, đứng thứ 7 trong hệ thống Ngân hàng (tăng 2 bậc SO với năm 2013) và tốc độ tăng trưởng rất mạnh ( +17,28%) so với năm trước đó thì con số này còn đang bị âm. Năm 2015, với sự cạnh tranh gay gắt hơn trong khối các ngân hàng trong và ngồi nước thì doanh số và lợi nhuận của ACB chỉ tăng ở mức lần lượt là 3% và 8,15%.

Như vậy, nhìn vào những cố gắng của ACB thơng qua tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, ACB đã và đang dần khôi phục hình ảnh của mình, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng nói chung và lĩnh vực ngân hàng bán lẻ nói riêng. Cụ thể, ACB đã đạt chỉ tiêu tăng trưởng 35% trong hoạt động bán lẻ trong 2 năm qua ( 2014-2015) và trong thời gian tới con số này có thể tăng lên theo như dự báo của nhiều chuyên gia.Tăng trưởng 35% mảng hoạt động bán lẻ là khát vọng chung của tập thể ACB bởi truyền thống ACB trong 22 năm qua là chú trọng vào khách hàng bán lẻ nên ngân hàng đã đặt ra mục tiêu trên và từng bước thực hiện được mục tiêu này.

ACB kỳ vọng trong giai đoạn tiếp theo từ năm 2016 -2018 sẽ giữ được đà tăng trưởng bán lẻ cho Ngân hàng cả về doanh số và lợi nhuận. Vì vậy, trong định hình kinh doanh, ACB rất chú trọng đến các chính sách riêng cho mỗi địa phương về lãi suất, về giá, khả năng tăng trưởng và cải thiện hơn nữa các sản phẩm dịch vụ để phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh các dịch vụ NH bán lẻ tại NH TMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 446 (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w