.5 Dấu hiệu tài chính

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây hồ khoá luận tốt nghiệp 615 (Trang 65 - 76)

STT Nhóm Giá trị

Năm 2011 Năm 2012

1 Chỉ tiêu thanh khoản

Khả năng thanh toán hiện hành (lần) 1.30 0.89

~2 Khả năng thanh toán nhanh (lần) 0.55 0.74

~3 Khả năng thanh toán tức thời (lần) 0.08 0.01 lĩ Chỉ tiêu hoạt động

1 Vòng quay vốn lưu động (vòng/năm) 1.37 1.25

3 Vòng quay các khoản phải thu (vòng/năm)

3.51 2.62

7 Doanh thu thuần/Tổng TS (lần) TTJ 0.50

7 Tốc độ tăng trưởng doanh thu (%) 119% 1% ^m Chỉ tiêu cần nợ, cơ cấu TS - NV

1 Tổng nợ phải trả/Tổng TS (lần) 0.48 0.52

7 Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu (lần) 0.27 0.42

7 Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu (lần) 0.94 1.08

7 Hệ số TSCĐ/VCSH (lần) TTĨ 1.43

TV Chỉ tiêu thu nhập

T Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần (lần) 0.24 0.16

7 Lợi nhuận từ HĐSXKD/DT thuần (lần) 0.20 0.12

7 ROE (lần) 0.16 0.12

7 ROA (lần) 0.08 0.06

7 Ebit/ Chi phí lãi vay (lần) 10.39 4.64

7 Tốc độ tăng trưởng LN sau thuế (%) 156% 11% ^V Khả năng đảm bảo nguồn vốn kinh doanh

T Nguồn vốn dài hạn (triệu đồng) 50,744 53,531

7 VCSH (triệu đồng) 39,874 37,769

7 Nợ dài hạn (triệu đồng) 10,869 15,762

7 Tài sản dài hạn (triệu đồng) 42,669 56,272

7 Vốn lưu động thường xuyên (triệu đồng) 8,075 -2,741

Nguồn: Hồ sơ khách hàng vay vốn

(Xem thêm thông tin doanh nghiệp tại phụ lục ĩV)

2.2.8.2 Ý kiến phòng quản lý rủi ro

Dựa trên đánh giá các yếu tố tác động và năng lực tài chính cơng ty, BĩDV Tây Hồ đã cùng doanh nghiệp trao đổi và cân đối lại tài chính cũng như hoạt động kinh

xưởng lâu dài, BIDV ngoài các các biện pháp giãn nợ cho doanh nghiệp thì phịng QLRR cũng đã có những biện pháp để đảm bảo khoản vay. Các hợp đồng thuê nhà xưởng của công ty với đối tác chủ yếu là các hợp đồng dài hạn, đa số chỉ định tài khoản thanh tốn của cơng ty tại ngân hàng TMCP An Bình. Trong khi các nhà xưởng chủ yếu do BIDV Tây Hồ tài trợ vốn. Vì vậy để đảm bảo tiền vay BIDV yêu cầu công ty ký hợp đồng thuê mặt bằng với các đối tác về: Chỉ định tài khoản thụ hưởng là tài khoản của doanh nghiệp tại BIDV Tây Hồ; Về quyền của Ngân hàng trong việc xử lý tài sản theo quy định của BIDV. Đối với doanh thu bằng tiền mặt, P.KHDN đề nghị khách hàng nộp tiền vào tài khoản của công ty để thu nợ, tránh sử dụng vốn sai mục đích. Đồng thời hàng tháng đề nghị doanh nghiệp gửi tờ khai thuế GTGT để kiểm soát doanh thu của khách hàng. Định kỳ 03 tháng/lần hoặc đột xuất, P.KHDN có báo cáo Phó Giám đốc QHKH, Giám đốc về việc thực hiện các cam kết của doanh nghiệp (chuyển doanh thu về tài khoản của doanh nghiệp tại BIDV Tây Hồ đảm bảo tỷ trọng doanh thu chuyển qua BIDV Tây Hồ trong tổng doanh thu tối thiểu bằng tỷ trọng tài trợ vốn của BIDV Tây Hồ trong tổng số vốn được tài trợ của doanh nghiệp, bao gồm cả các khoản tài trợ trước) để có biện pháp ứng xử phù hợp. Trường hợp khách hàng không thực hiện đúng cam kết, ngân hàng có quyền áp dụng các chế tài về lãi suất, tạm dừng giải ngân/ cho vay mới, thu hồi nợ trước hạn, giảm 1 cấp so với chính sách khách hàng đang được hưởng theo quy định của BIDV....mà không cần khách hàng đồng ý.

Đối với TSBĐ là QSĐ đất của Giám đốc Công ty hiện đang thế chấp tại Ngân hàng TMCP An Bình, P.KHDN làm việc với cơng ty đảm bảo tài sản phải được thế chấp tại BIDV Tây Hồ.

Doanh nghiệp mua bảo hiểm cháy nổ cho toàn bộ nhà xưởng trong suốt thời gian còn dư nợ vay đầu tư dự án tại Chi nhánh, ưu tiên mua tại BIC, quyền thụ hưởng trong trường hợp xảy ra rủi ro là BIDV Tây Hồ.

Mọi trường hợp thay đổi quyền sử dụng, quyền khai thác, quyền hưởng lợi,. từ tài sản thế chấp phải được sự chấp thuận của Ngân hàng; Mọi nguồn thu, quyền hưởng lợi phát sinh từ tài sản theo các hợp đang, đã và sẽ ký với bên thuê tài sản của Công ty đều thuộc quyền định đoạt của Ngân hàng.

dấu hiệu rủi ro của BIDV Tây Hồ. Năm 2012, mặc dù đã qua thẩm định lần đầu của cán bộ tín dụng, đánh giá lần hai là của cán bộ quản lý rủi ro nhưng vẫn không thể lường trước được những rủi ro trong tương lai. Tuy nhiên, ngân hàng đã ngay lập tức có những biện pháp nhằm ngăn chặn rủi ro, với quan điểm hỗ trợ doanh nghiệp tái cơ cấu hoạt động kinh doanh. Phòng quản lý rủi ro tăng cường thêm các điều kiện nhằm bảo đảm khoản vay, bảo vệ ngân hàng. Đồng thời có những biện pháp để quản lý dịng tiền của doanh nghiệp, kiểm soát tốt doanh thu. Hiện tại, KBC vẫn là khách hàng quen thuộc của BIDV Tây Hồ với xếp hạng tín dụng (tại thời điểm 31/03/2016): A, vốn chủ sở hữu (tại thời điểm 31/12/2015) đạt 37,769 triệu VND.

2.3 Đánh giá quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển ViệtNam chi nhánh Tây Hồ Nam chi nhánh Tây Hồ

2.3.1 Kết quả đạt được

Từ năm 2012 trở lại đây, chi nhánh xác định việc xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng, lãi treo là nhiệm vụ trọng tâm của tất cả các phòng ban trong chi nhánh. Ban giám đốc đã chỉ đạo chi tiết xây dựng kế hoach, lộ trình chi tiết xử lý nợ đến từng khách hàng, phân giao nhiệm vụ đến từng cán bộ, tích cực đơn đốc bám sát khách hàng, quản lý chặt chẽ nguồn thu để thu hồi nợ. Do vậy công tác hạn chế rủi ro tại chi nhánh đã đạt được những kết quả như sau:

Một là, chi nhánh đã nghiêm túc tuân thủ, triển khai tốt các văn bản chỉ đạo,

hướng dẫn trong hoạt động tín dụng của BIDV phù hợp với tình hình của chi nhánh, tuân thủ thẩm quyền phán quyết và phân cấp uỷ quyền trong hoạt động tín dụng, các văn bản hướng dẫn quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng. Tuân thủ các giới hạn an tồn trong hoạt động tín dụng.

Hai là, hoạt động theo mơ hình quản lý mới tách bạch ba bộ phận: quan hệ khách

hàng, quản lý rủi ro, quản lý tín dụng đảm bảo tính khách quan và độc lập. Sau khi triển khai hoạt động theo mơ hình mới TA2, qua số liệu thống kê của phòng quản lý rủi ro, số lỗi tác nghiệp giảm, mơ hình mới đã góp phần đáng kể giúp hoạt động tín dụng tại Chi nhánh đi vào nề nếp, nâng cao tính tn thủ theo quy trình cho vay, từ đó hạn chế rủi ro tín dụng.

Ba là, thành lập ban chuyên phụ trách đánh giá, xử lý các khoản nợ xấu. Bên

nhánh đã thành lập một ban chuyên phụ trách các khoản nợ xấu. Đây là hướng đi đúng đắn bởi xử lý nợ xấu là một trong những công tác quan trọng, giảm thiểu ảnh hưởng của rủi ro tín dụng tới thu nhập của ngân hàng.

Bốn là, đa dạng hóa đối tượng cho vay, hình thức cho vay nhằm phân tán rủi ro.

Ket cấu cho vay tại chi nhánh có sự đa dạng và chuyển dịch theo hướng tích cực: về cơ cấu theo kỳ hạn chuyển dịch từ cho vay trung dài hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro sang cho vay ngắn hạn với vòng quay vốn nhanh, ít rủi ro hơn. về cơ cấu theo loại tiền: chuyển dịch từ cho vay bằng ngoại tệ sang cho vay nội tệ ít chịu rủi ro tỷ giá, chỉ cho vay ngoại tệ khi khách hàng có nguồn thu ngoại tệ. Mặc dù áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhưng chi nhánh đã đẩy mạnh phương châm hoạt động tín dụng an tồn, những dự án, phương án hiệu quả mới cho vay. Điều này đã góp phần rất quan trọng vào việc giảm thiểu rủi ro tín dụng tại chi nhánh. Việc thực hiện tốt chính sách khách hàng đã góp phần khơng nhỏ trong việc kiểm sốt và nâng cao chất lượng tín dụng, xây dựng được cơ cấu tín dụng phù hợp trong thời gian qua.

Năm là, thu nhập từ hoạt động tín dụng cao, tăng qua các năm đặc biệt cuối năm

2015- đầu năm 2016. Ngân hàng đã chú trọng đến đầu tư phát triển tín dụng cũng như hiệu quả công tác quản lý rủi ro nhằm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Sáu là, quản lý rủi ro theo công nghệ hiện đại, phân loại nợ theo phương pháp

định tính. Với hệ thống XHTD nội bộ hướng tới chuẩn quốc tế, chi nhánh đã cụ thẻ hóa và thực hiện phân loại nợ chính xác, nâng cao chất lượng QLRRTD.

Bảy là, kiên quyết xử lý rủi ro tín dụng. Nợ được xử lý, hạch tốn ngoại bảng

của chi nhánh có sự gia tăng ở mức cao từ năm 2010 sang năm 2012 cho thấy chi nhánh đã mạnh dạn đánh giá các khoản nợ khơng cịn khả năng thu hồi và chấp nhận giảm trừ thu nhập để xử lý ngoại bảng, làm lành mạnh hoá dư nợ nội bảng. Đây cũng là một biện pháp quyết liệt của chi nhánh để xử lý khi rủi ro tín dụng xảy ra.

Tám là, tỷ lệ nợ xấu thấp hơn mức bình qn tồn hệ thống. Nhờ cơ chế quản lý

rủi ro và các biện pháp xử lý nợ xấu thích hợp đã giúp chi nhánh kiểm sốt được chất lượng tín dụng. Hiện nay, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh đạt 0.85%.

Chín là, nguồn quỹ dự phịng rủi ro duy trì, phân loại nợ và trích lập dự phịng

đúng quy định. Quỹ dự phịng rủi ro được thành lập và sử dụng đúng với quy định của NHNN. Dự phịng rủi ro có vai trị rất quan trọng trong việc phòng ngừa và xử lý rủi

ro tín dụng của ngân hàng. Chi nhánh nghiêm túc trích đủ dự phịng rủi ro, đúng thời điểm.

Mười là, hệ thống kiểm tra, giám sát rủi ro được cải tiến. Chi nhánh đã thực hiện

kiểm soát theo các hệ thống văn bản, tuân thủ giới hạn tín dụng, xác định cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, thời gian.

2.3.2 Tồn tại hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Tồn tại hạn chế

Một là, hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Khối bán buôn chiếm phần lớn trong tổng thu nhập của chi nhánh, tuy nhiên hoạt động dịch vụ khác tăng trưởng chưa tương xứng. Khối bán lẻ, cơ cấu thu nhập ròng vẫn tập trung chủ yếu vào huy động vốn ( chiếm 67,8%), thu nhập từ tín dụng và dịch vụ chưa có sự chuyển biến tích cực do nền khách hàng chủ yếu là khách hàng truyền thống. Các chỉ tiêu về thu phí dịch vụ chưa có sự chuyển biến rõ rệt, thẻ và POS vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Dịch vụ thanh tốn, chuyển tiền, ngân quỹ cịn thấp. Ngành bất động sản, xây dựng chiếm tỷ trọng dư nợ lớn nhưng lại là những ngành có tính nhạy cảm cao, chi nhánh cần theo dõi thường xuyên. Sự mất cân đối thu nhập này có thể dẫn đến sự khơng ổn định trong doanh thu, và nhiều rủi ro có thể phát sinh trong vài năm tới.

Hai là, công tác thẩm định các chỉ tiêu “6C” cần nhiều chú ý.

Đánh giá uy tín của khách hàng (Character) là vấn đề thật sự khó khăn đối với các cán bộ do chủ yếu theo cảm tính chủ quan, đặc biệt đối tượng khách hàng mới, thơng tin cung cấp có thể chưa đảm bảo chính xác và đầy đủ. Đánh giá năng lực quản trị của khách hàng (Capital/ Cash) chưa đủ cơ sở, chủ yếu là liệt kê bằng cấp và số năm công tác của Ban lãnh đạo. Số liệu BCTC trong đánh giá năng lực tài chính trong khi ở Việt Nam, cơng tác kế tốn cịn nhiều bất cập,

Ba là, cơng tác xếp hạng tín dụng khách hàng chưa đảm bảo.

Phần tài chính vẫn có những báo cáo chưa được kiểm tốn. Phần phi tài chính được đánh giá theo quan điểm chủ quan của cán bộ QHKH do đó cịn mang yếu tố cảm tính, chủ quan. Việc đánh giá chỉ chính xác khi khách hàng có quan hệ tín dụng trong thời gian dài. Hiện nay hệ thống xếp hạng tín dụng mới chỉ áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp, cán bộ tín dụng chỉ thực hiện chấm điểm xếp hạng thủ công đối

với các khách hàng cá nhân. Bên cạnh đó, hệ thống cũng chưa phản ánh được hết những biến động của việc thay đổi cơ chế của nhà nước.

Bốn là, chưa xây dựng được mơ hình đo lường RRTD theo chuẩn.

BIDV Tây Hồ vẫn chưa áp dụng các mơ hình lượng hóa RRTD mà mới chỉ tính tốn các chỉ tiêu nợ xấu, nợ nhóm 2 và mơ hình chấm điểm tín dụng nội bộ để QLRR, làm hạn chế việc tính tốn số vốn ngân hàng cần nắm để chống đỡ rủi ro, đặc biệt là tổn thất ngồi dự tính.

Năm là, tỷ lệ nợ nhóm 2 ở mức cao.

Như vậy, rủi ro tiềm ẩn từ các khoản nợ nhóm 2 của chi nhánh là tương đối lớn, nếu khơng thực thi các biện pháp kịp thời thì có khả năng sẽ chuyển thành nhóm nợ xấu và khó có khả năng thu hồi nợ.

Sáu là, khó khăn trong việc thu hồi nợ xấu đã phát sinh.

Chất lượng cấp tín dụng những khoản vay mới được kiểm sốt, song tỷ lệ nợ xấu đối với các khoản vay cũ vẫn phát sinh làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ cơ cấu nợ vẫn ở mức cao, tiềm ẩn rủi ro. Mặt khác, tỷ lệ thu hồi nợ, xử lý nợ xấu, thu lãi treo vẫn gặp nhiều khó khăn do tình hình hoạt động của các khách hàng chưa thuận lợi, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh.

Bảy là, việc bán nợ cho VAMC chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Công tác xử lý nợ chủ yếu là bán nợ VAMC, bán tài sản. Việc thu hồi nợ ngoại bảng, nợ bán VAMC gặp nhiều khó khăn, dù với sự cố gắng của chi nhánh nhưng số thu được vẫn thấp hơn so với kế hoạch đặt ra. Công tác xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng và nợ bán VAMC của chi nhánh chưa thực sự đạt được kết quả như mong đợi, số lượng thu/tổng dư nợ rất nhỏ vì vậy mục tiêu nâng cao năng lực tài chính theo phương án thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng và nợ bán VAMC hiệu quả chưa cao. Việc kiếm sốt chất lượng tín dụng cịn chưa tốt dẫn đến chuyển ngoại bảng 217 tỷ gây ảnh hưởng đến lợi nhuận. Chính sách điều hành của trụ sở chính những năm gần đây lại có xu hướng tăng lãi suất FPT đối với dư nợ ngoại bảng và nợ bán VAMC. Áp lực xử lý nợ bán ngoại bảng, tài sản đảm bảo trong các năm tới của chi nhánh trong các năm tới sẽ rất lớn.

Tám là, công tác khắc phục lỗi tác nghiệp còn chậm.

Việc nợ chứng từ còn chưa tuân thủ, chưa thực hiện theo đúng cam kết hoàn trả trở lại cho các bộ phận tác nghiệp. Số lượng lỗi tác nghiệp phát sinh tại chi nhánh có

xu hướng giảm dần qua các quý nhưng số lượng lỗi do khách hàng phản ánh qua TTCSKH tăng.

Chín là, cơng tác định giá tài sản bảo đảm thiếu thơng tin chính thống

Cơng tác định giá tài sản bảo đảm vẫn dựa trên giá bán tài sản có vị trí và lợi thế tương ứng với tài sản cần định giá trên các trang web mua bán nhà đất như: muaban.net, batdongsan.vn... Việc áp dụng giá giao bán thường cao hơn thực tế và mức độ tin cậy của nguồn thông tin chưa có hướng dẫn, quy định cụ thể.

Mười là, cơng nghệ để QLRRTD chưa thực sự tốt.

Phầm mềm quản lý thơng tin tín dụng vẫn cịn chậm cập nhật thơng tin, chưa có hệ thống cảnh báo sớm RRTD trong tương lai.

Mười một là, rủi ro từ đội ngũ cán bộ.

Đạo đức con người là yếu tố quan trọng nhất gây ra RRTD. Bên cạnh đó, hạn chế về năng lực chuyên môn khiến cán bộ chưa đáp ứng kịp được yêu cầu cơng việc do hạn chế về trình độ kinh nghiệm và kỹ năng làm việc. Khả năng nghiên cứu, khai thác sản phẩm mới, sản phẩm ngân hàng hiện đại hướng tới ứng dụng công nghệ kỹ thuật

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây hồ khoá luận tốt nghiệp 615 (Trang 65 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w