1.3 .4Bài học cho Việt Nam
2.2 Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng đầu tư và phát triển Việt
2.2.1 Văn bản pháp luật áp dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam ch
chi nhánh Tây Hồ
Văn bản pháp luật của chính phủ, những quy định của hội đồng quản trị ngân hàng là những tiêu chuẩn quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Tây Hồ luôn cập nhật và tuân thủ các văn bản pháp luật do chính phủ và TSC ban hành.
Một là, do chính phủ quy định:
Các văn bản hiện hành liên quan tới nợ xấu:
pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Thơng tư 02 đã vận dụng các nguyên tắc của hiệp ước Basel để hạn chế nợ xấu, tiến dần tới các chuẩn mực quốc tế
Thông tư 09/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
số 02/2013/TT-NHNN.
Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong
hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Các giới hạn đảm
bảo an toàn hoạt động này nhằm giúp ngân hàng quản lý rủi ro theo chuẩn quốc tế. Một số vấn đề đáng chú ý như: đảm bảo kiểm soát rủi ro do tập trung tín dụng trong
hoạt động ngân hàng; quy định về việc phân tán rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng; ngăn chặn các yếu tố sở hữu chéo; thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh, bền vững; quy định nội bộ về đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, được xây dựng trên nguyên tắc quản lý rủi ro đối với tài sản...
Ngoài ra, các văn bản liên quan đến quy trình tín dụng như: Luật các tổ chức tín dụng, luật dân sự, luật thương mại, luật đất đai, luật nhà ở, luật kinh doanh BĐS, luật hôn nhân và gia đình, luật tố tụng dân sự, luật đầu tư, luật công chứng, luật thi hành án dân sự, các văn bản về giao dịch tài sản bảo đảm, thông tư TT07-2015/NHNN về bảo lãnh ngân hàng, thông tư TT09-2015/NHNN về mua bán nợ các TCTD, thơng tư TT42-2011/NHNN về cấp tín dụng hợp vốn. Việc thực thi các bộ luật như thế nào để có thể tạo được hành lang pháp lý đầy đủ là vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng. Quy trình tín dụng của chi nhánh dựa trên lý thuyết tổng quát và các văn bản pháp luật liên quan.
Hai là, do trụ sở chính quy định:
Dựa trên những văn bản do chính phủ ban hành, trụ sở chính Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã xây dựng nên các quyết định, công văn nhằm định hướng hoạt động tín dụng, quy trình QLRR phù hợp với đặc thù ngân hàng:
Quy trình cấp tín dụng gồm:
Quyết định 1722/QĐ-HĐQT về quy chế cho vay của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Quyết định 5763/QĐ-HĐQT về cấp tín dụng hợp vốn và hợp tác cấp tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Quyết định 1138/QĐ-HĐQT ban hành chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam .
Quyết định 353/QĐ-HĐQT ban hành chính sách cấp tín dụng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam .
Những quy định trên có những chính sách chung và phân loại những chính sách riêng với từng loại hình khách hàng. Lĩnh vực ưu tiên là lĩnh vực ít rủi ro, có nhiều tiềm năng phát triển, nhiều chính sách ưu đãi với những đối tượng này. Ngược lại, lĩnh vực hạn chế là lĩnh vực chứa nhiều rủi ro và ngân hàng khơng khuyến khích duy trì hoặc thu hẹp.
Quyết định 3812/QĐ-HĐQT và Quyết định 7403/QĐ-HĐQT sửa đổi bổ sung về thẩm quyền phán quyết tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam . Mỗi trường hợp mà thẩm quyền phán quyết là: Trụ sở chính, ban tín dụng, hội đồng tín dụng, giám đốc chi nhánh.. .Những khoản tín dụng lớn, nhiều rủi ro thì phải trình lên trụ sở chính đánh giá. Những khoản tín dụng nhỏ, ít rủi ro, giám đốc chi nhánh có quyền quyết định nhằm giảm thời gian tác nghiệp. Tương tự vậy, các khoản tín dụng cũng được quy định có hay khơng phải qua phịng quản lý rủi ro.
Quyết định 8955/QĐ-HĐQT, Quyết định 8956/QĐ-HĐQT về giao dịch đảm bảo của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam . BIDV yêu cầu khách hàng phải có TSĐB nhằm tăng trách nhiệm của khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu thứ cấp trong trường hợp xảy ra rủi ro. Chính vì vậy, BIDV Tây Hồ u cầu tài sản bảo đảm phải mua bảo hiểm, trong mọi trường hợp hợp đồng bảo hiểm phải có điều khoản người thụ hưởng bảo hiểm đầu tiên là BIDV Tây Hồ nhằm hạn chế rủi ro cho chính ngân hàng.
Dự phịng và xử lý rủi ro tín dụng gồm:
Quyết định 8598/QĐ-HĐQT ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Công văn 4497 về điều chỉnh kỳ hạn thu nợ lãi của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam .
Quyết định 1226/QĐ-HĐQT chính sách phân loại tài sản có, mức trích lập, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam .
Quyết định 3480/QĐ-BIDV quyết định ban hành quy chế mua, bán nợ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam .
Quyết định 1199/QĐ-HĐQT xử lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam .
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ7 được BIDV xây dựng nhằm mục đích phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng, là cơng cụ để BIDV thực hiện phân loại nợ (tài sản tín dụng) theo thơng lệ quốc tế. BIDV căn cứ vào kết quả phân loại nợ để tính tốn và trích lập dự phịng rủi ro theo quy định tại điều 12 thơng tư 02/2013- NHNN. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cũng sẽ trợ giúp cho BIDV tính tốn trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế. Khi khách hàng có dấu hiệu rủi ro tín dụng, tùy theo từng mức độ được quy định trong các văn bản pháp luật và đánh giá của cán bộ, phòng quản lý rủi ro sẽ yêu cầu rà soát và đưa ra các kiến nghị, sử dụng các biện pháp: giãn nợ, mua, bán nợ...