Hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây hồ khoá luận tốt nghiệp 615 (Trang 51 - 54)

1.3 .4Bài học cho Việt Nam

2.2 Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng đầu tư và phát triển Việt

2.2.2 Hoạt động tín dụng

Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng của chi nhánh tăng trưởng tốt, luôn theo sát định hướng của BIDV, đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp và cá nhân. Mức tăng trưởng bình qn đạt 39%. Dư nợ tín dụng cuối kỳ năm 2015 đạt 7141 tỷ đồng, tăng trưởng 56% so với cùng kỳ năm trước, gấp 3 lần so với năm 2012. Trong những năm qua, việc xác định đúng khách hàng mục tiêu đã giúp cho hoạt động của chi nhánh hiệu quả hơn. Bên cạnh duy trì những khách hàng lớn thì BIDV Tây Hồ tiếp tục cạnh tranh với vai trò là chi nhánh đầu mối tiếp cận, tài trợ vốn với các tập đoàn lớn như Vinacomin, công ty nước sạch Hà Nội.Với mục tiêu tăng thu nhập rịng từ hoạt động tín dụng, kiểm sốt tốt nhu cầu cũng như chất lượng tín dụng, chi nhánh đã đề ra những chiến lược cụ thể và đã đạt hiệu quả rõ rệt. Khơng như những năm đầu hình thành chi nhánh, khách hàng ồ ạt, chỉ quan tâm tới tăng trưởng nhanh thì trong những năm qua, ngân hàng xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu. Chi nhánh chỉ cho vay những phương án, dự án tốt, có tài sản đảm bảo rõ ràng. Với sản phẩm tín

chấp, chi nhánh chỉ cho vay với cán bộ của BIDV. Bên cạnh tăng trưởng doanh số và duy trì khách hàng chiến lược, chi nhánh khai thác tối đa các sản phẩm dịch vụ, tăng trưởng dư nợ, nguồn vốn và phí. Nguồn thu từ bảo lãnh cũng đáng kể khi chi nhánh đã tìm kiếm và tiếp thị thành cơng từ một số khách hàng tiềm năng như tập đồn TOJI, cơng ty Thành An... đem lại doanh thu chất lượng từ phí bảo lãnh, tài trợ thương mại. Chi nhánh duy trì dư nợ tín dụng ổn định trong bối cảnh bán nợ cho VAMC. Năm 2015, dư nợ tín dụng của khối bán bn đạt 5638 tỷ đồng tăng 44% so với năm 2014.

2.2.2.1 Cơ cấu tín dụng của BIDV Tây Hồ theo một số chỉ tiêu

i) Theo kỳ hạn cho vay:

Hình 2.6 Dư nợ tín dụng

Đơn vị: tỷ đồng

■ Dư nợ ngăn hạn ■ Dư nợ dài hạn

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ.

Trong năm 2015, cho thấy sự chuyển mình rõ rệt về định hướng ngân hàng, dư nợ ngắn hạn cuối năm 2015 đạt 4771 tỷ, tăng gần 2 lần so với năm 2014, và gấp 2,5

hàng nợ nhóm 2 đến nhóm 5 thấp. Có thể thấy xu hướng chung của chi nhánh trong các năm qua tuân thủ theo giới hạn tỷ trọng cho vay trung dài hạn không quá 33% tổng dư nợ. Tuy nhiên sang đầu năm 2016 thì tỷ trọng này có sự thay đổi rõ rệt. Cho vay trung dài hạn chiếm 52% tổng dư nợ tương ứng với số tuyệt đối là 5363 tỷ đồng cao hơn nhiều so với dư nợ tín dụng bình qn là 4524 tỷ. Nguyên nhân là do chi nhánh mở rộng quan hệ hợp tác với tập đồn Than khống sản Việt Nam nhằm khai thác tối đa sản phẩm dịch vụ có thể cung cấp cho tập đồn, tăng trưởng dư nợ, nguồn vốn và thu dịch vụ.

ii) Theo ngành nghề

Hình 2.7 cơ cấu cho vay 2012 Hình 2.8. Cơ cấu cho vay 2015

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ.

Có thể thấy, chi nhánh có cơ cấu cho vay theo ngành khá đa dạng, với mục đích phân tán rủi ro, đảm bảo cơ cấu cho vay an toàn. Danh mục cho vay theo ngành của ngân hàng có xu hướng giống với tình hình phát triển kinh tế chung của cả nước. Có thể thấy, giai đoạn 2012-2015, các ngành chính vẫn là xây dựng, khai thác mỏ và cơ khí, giảm mạnh tỷ trọng ngành vận tải, kho bãi. Ngành bưu chính viễn thơng giảm mạnh, chỉ được xếp vào mục khác. Thay vào đó là ngành y tế đang có đinh hướng phát triển. Đây đều là những ngành kinh tế chủ chốt, vì vậy hoạt động tín dụng cũng từ đó đem lại hiệu quả cao, đảm bảo an toàn cho nguồn vốn, phù hợp với định hướng phát triển của ngân hàng.

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 Nợ cơ cấu 286.4 226.7 210.6 168.2 Nợ quá hạn 159.9 112.6 101.8 97.02 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 5.75% 3.12% 2.23% 1.36%

iii) Theo thành phần kinh tế

Hình 2.9 Dư nợ theo thành phần kinh tế

Đơn vị :Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ.

Xét theo các thành phần kinh tế, chi nhánh có danh mục tín dụng khá đa dạng. Nhìn chung, xu hướng chung của BIDV Tây Hồ giảm tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nước. Dư nợ doanh nghiệp nhà nước từ 2012-2015 chỉ dao động ở mức 4%-5% tổng dư nợ. Nhóm khách hàng ngồi quốc doanh đang chiếm tỷ trọng dư nợ lớn do những doanh nghiệp này đem lại lợi nhuận cao hơn ít rủi ro hơn, đảm bảo an toàn hơn.

Đi theo định hướng của BIDV khi thành lập BIDV Tây Hồ nhóm đối tượng mà chi nhánh hướng tới trong giai đoạn hiện nay là mảng tín dụng bán lẻ, thể hiện qua chỉ tiêu cho vay cá nhân tăng mạnh từ 10% ( 2012) lên 28% (2015).( Xem thêm bảng 2.2)

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây hồ khoá luận tốt nghiệp 615 (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w