Sử dụng linh hoạt các cơng cụ tài chính để hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây hồ khoá luận tốt nghiệp 615 (Trang 86 - 87)

2.2 .7Hoạt động phòng tránh và xử lý rủi ro

3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển

3.2.3 Sử dụng linh hoạt các cơng cụ tài chính để hạn chế rủi ro tín dụng

3.2.3.1 Bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm tài sản

Bảo hiểm tín dụng là một biện pháp hữu hiệu nhằm san sẻ, phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng. Mặc dù ngân hàng có thể thẩm định được mức độ rủi ro của các khoản vay, nhưng không thể lường trước rủi ro do thiên tai,hỏa hoạn...Bảo hiểm tín dụng có thể thực hiện dưới các hình thức như bảo hiểm cho hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Chi nhánh cần kiên quyết hơn trong việc yêu cầu bên vay thực hiện đầy đủ việc mua bảo hiểm không những chỉ giới hạn đối với tài sản thế chấp mà gồm các loại tài sản liên quan đến vốn. BIDV cần bắt buộc khách hàng mua bảo hiểm và ưu tiên bảo hiểm BIC nhằm bảo hiểm vỡ nợ bất động sản, bảo hiểm vỡ nợ mua ô tô, bảo hiểm vỡ nợ tiêu dùng. để có thể tăng khả năng xử lý các khoản nợ xấu khi cần thiết.

3.2.3.2 Chứng khốn hóa tài sản

Chứng khốn hóa tài sản là q trình tập hợp và tái cấu trúc các tài sản thiếu tính thanh khoản nhưng lại có thu nhập bằng tiền cao trong tương lai như các khoản phải thu, các khoản nợ rồi chuyển đổi chúng thành trái phiếu và đưa ra giao dịch trên thị trường tài chính. Việc gộp nhiều loại tài sản thế chấp khác nhau thành một tập hợp là hình thức phân tán rủi ro, bên cạnh đó chứng khốn hóa cịn giúp giảm chi phí huy động tài chính, người vay và tổ chức tín dụng dễ gặp nhau hơn. Chứng khốn hóa tăng khả năng thanh khoản của các khoản nợ, chuyển giao và phân tán rủi ro, khai thác

được nguồn vốn mới, sinh lời và hạn chế được rủi ro tín dụng. Các tổ chức phát hành chứng khốn loại này cũng thu được phí và các nhà đầu tư vẫn có thể kiếm lời từ việc mua đi bán lại chứng khoán này trên thị trường. Tuy nhiên, yêu cầu phải có một thị trường thứ cấp phát triển, tăng trưởng vĩ mô của nền kinh tế ổn định.

3.2.3.3 Công cụ mua bán nợ

Mua bán nợ là biện pháp cơ cấu lại danh mục khoản vay trực tiếp nhất, bằng cách mua lại các khoản nợ của một nhóm nợ ngân hàng đang có lợi thế trong quản lý và khai thác và bán lại những khoản nợ mà danh mục đã có những cảnh báo sớm về tình trạng giảm chất lượng tài sản. Ngân hàng có thể bán các khoản cho vay danh mục của mình đồng thời mua lại các khoản cho vay mà chiếm tỷ trọng nhằm phân tán rủi ro. Nhờ có cơng cụ mua bán nợ, ngân hàng có thể điều chính tỷ trọng giữa các khoản cho vay trung dài hạn và ngắn hạn, tỉ trọng vay doanh nghiệp và cá nhân, tỷ trọng cho vay phi sản xuất tùy vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế cụ thể để giảm thiểu rủi ro xuông mức thấp nhất.

3.2.3.4 Các hợp đồng phái sinh tín dụng

Phái sinh tín dụng là hình thức sử dụng các hợp đồng hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn... để phòng ngừa rủi ro, mua bán trên thị trường. Tuy nhiên, công cụ này buộc ngân hàng phải tuyển dụng và đào taọ đội ngũ nhân sự có kiến thức tốt và giàu kinh nghiệm để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn. Trong điều kiện có thể áp dụng như hiện nay, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng giao sau hoặc các hình thức như đơn đặt hàng, đặt cọc mua hàng ứng trước để kiểm sốt chi phí đầu vào và ổn định giá cả đầu ra, sau đó mở rộng qua các hình thức khác khi thị trường cho phép. Các công cụ phái sinh không chỉ là một biện pháp phịng ngừa rủi ro tín dụng hiệu quả, giúp ngân hàng có thể chủ động trong quản lý danh mục rủi ro cũng như dễ dàng chuyển đổi danh mục rủi ro tín dụng của mình mà cịn tạo thêm hàng hóa cho thị trường chứng khốn Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây hồ khoá luận tốt nghiệp 615 (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w