Tồn tại hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây hồ khoá luận tốt nghiệp 615 (Trang 71 - 73)

2.2 .7Hoạt động phòng tránh và xử lý rủi ro

2.3 Đánh giá quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Namch

2.3.2 Tồn tại hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Tồn tại hạn chế

Một là, hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Khối bán buôn chiếm phần lớn trong tổng thu nhập của chi nhánh, tuy nhiên hoạt động dịch vụ khác tăng trưởng chưa tương xứng. Khối bán lẻ, cơ cấu thu nhập ròng vẫn tập trung chủ yếu vào huy động vốn ( chiếm 67,8%), thu nhập từ tín dụng và dịch vụ chưa có sự chuyển biến tích cực do nền khách hàng chủ yếu là khách hàng truyền thống. Các chỉ tiêu về thu phí dịch vụ chưa có sự chuyển biến rõ rệt, thẻ và POS vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Dịch vụ thanh tốn, chuyển tiền, ngân quỹ cịn thấp. Ngành bất động sản, xây dựng chiếm tỷ trọng dư nợ lớn nhưng lại là những ngành có tính nhạy cảm cao, chi nhánh cần theo dõi thường xuyên. Sự mất cân đối thu nhập này có thể dẫn đến sự không ổn định trong doanh thu, và nhiều rủi ro có thể phát sinh trong vài năm tới.

Hai là, công tác thẩm định các chỉ tiêu “6C” cần nhiều chú ý.

Đánh giá uy tín của khách hàng (Character) là vấn đề thật sự khó khăn đối với các cán bộ do chủ yếu theo cảm tính chủ quan, đặc biệt đối tượng khách hàng mới, thơng tin cung cấp có thể chưa đảm bảo chính xác và đầy đủ. Đánh giá năng lực quản trị của khách hàng (Capital/ Cash) chưa đủ cơ sở, chủ yếu là liệt kê bằng cấp và số năm công tác của Ban lãnh đạo. Số liệu BCTC trong đánh giá năng lực tài chính trong khi ở Việt Nam, công tác kế tốn cịn nhiều bất cập,

Ba là, cơng tác xếp hạng tín dụng khách hàng chưa đảm bảo.

Phần tài chính vẫn có những báo cáo chưa được kiểm tốn. Phần phi tài chính được đánh giá theo quan điểm chủ quan của cán bộ QHKH do đó cịn mang yếu tố cảm tính, chủ quan. Việc đánh giá chỉ chính xác khi khách hàng có quan hệ tín dụng trong thời gian dài. Hiện nay hệ thống xếp hạng tín dụng mới chỉ áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp, cán bộ tín dụng chỉ thực hiện chấm điểm xếp hạng thủ công đối

với các khách hàng cá nhân. Bên cạnh đó, hệ thống cũng chưa phản ánh được hết những biến động của việc thay đổi cơ chế của nhà nước.

Bốn là, chưa xây dựng được mơ hình đo lường RRTD theo chuẩn.

BIDV Tây Hồ vẫn chưa áp dụng các mơ hình lượng hóa RRTD mà mới chỉ tính tốn các chỉ tiêu nợ xấu, nợ nhóm 2 và mơ hình chấm điểm tín dụng nội bộ để QLRR, làm hạn chế việc tính tốn số vốn ngân hàng cần nắm để chống đỡ rủi ro, đặc biệt là tổn thất ngồi dự tính.

Năm là, tỷ lệ nợ nhóm 2 ở mức cao.

Như vậy, rủi ro tiềm ẩn từ các khoản nợ nhóm 2 của chi nhánh là tương đối lớn, nếu không thực thi các biện pháp kịp thời thì có khả năng sẽ chuyển thành nhóm nợ xấu và khó có khả năng thu hồi nợ.

Sáu là, khó khăn trong việc thu hồi nợ xấu đã phát sinh.

Chất lượng cấp tín dụng những khoản vay mới được kiểm soát, song tỷ lệ nợ xấu đối với các khoản vay cũ vẫn phát sinh làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ cơ cấu nợ vẫn ở mức cao, tiềm ẩn rủi ro. Mặt khác, tỷ lệ thu hồi nợ, xử lý nợ xấu, thu lãi treo vẫn gặp nhiều khó khăn do tình hình hoạt động của các khách hàng chưa thuận lợi, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh.

Bảy là, việc bán nợ cho VAMC chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Công tác xử lý nợ chủ yếu là bán nợ VAMC, bán tài sản. Việc thu hồi nợ ngoại bảng, nợ bán VAMC gặp nhiều khó khăn, dù với sự cố gắng của chi nhánh nhưng số thu được vẫn thấp hơn so với kế hoạch đặt ra. Công tác xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng và nợ bán VAMC của chi nhánh chưa thực sự đạt được kết quả như mong đợi, số lượng thu/tổng dư nợ rất nhỏ vì vậy mục tiêu nâng cao năng lực tài chính theo phương án thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng và nợ bán VAMC hiệu quả chưa cao. Việc kiếm sốt chất lượng tín dụng cịn chưa tốt dẫn đến chuyển ngoại bảng 217 tỷ gây ảnh hưởng đến lợi nhuận. Chính sách điều hành của trụ sở chính những năm gần đây lại có xu hướng tăng lãi suất FPT đối với dư nợ ngoại bảng và nợ bán VAMC. Áp lực xử lý nợ bán ngoại bảng, tài sản đảm bảo trong các năm tới của chi nhánh trong các năm tới sẽ rất lớn.

Tám là, công tác khắc phục lỗi tác nghiệp còn chậm.

Việc nợ chứng từ còn chưa tuân thủ, chưa thực hiện theo đúng cam kết hoàn trả trở lại cho các bộ phận tác nghiệp. Số lượng lỗi tác nghiệp phát sinh tại chi nhánh có

xu hướng giảm dần qua các quý nhưng số lượng lỗi do khách hàng phản ánh qua TTCSKH tăng.

Chín là, cơng tác định giá tài sản bảo đảm thiếu thơng tin chính thống

Cơng tác định giá tài sản bảo đảm vẫn dựa trên giá bán tài sản có vị trí và lợi thế tương ứng với tài sản cần định giá trên các trang web mua bán nhà đất như: muaban.net, batdongsan.vn... Việc áp dụng giá giao bán thường cao hơn thực tế và mức độ tin cậy của nguồn thơng tin chưa có hướng dẫn, quy định cụ thể.

Mười là, công nghệ để QLRRTD chưa thực sự tốt.

Phầm mềm quản lý thơng tin tín dụng vẫn cịn chậm cập nhật thơng tin, chưa có hệ thống cảnh báo sớm RRTD trong tương lai.

Mười một là, rủi ro từ đội ngũ cán bộ.

Đạo đức con người là yếu tố quan trọng nhất gây ra RRTD. Bên cạnh đó, hạn chế về năng lực chun mơn khiến cán bộ chưa đáp ứng kịp được yêu cầu công việc do hạn chế về trình độ kinh nghiệm và kỹ năng làm việc. Khả năng nghiên cứu, khai thác sản phẩm mới, sản phẩm ngân hàng hiện đại hướng tới ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại còn hạn chế, chưa linh hoạt trong kinh doanh. Mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị trong chi nhánh cịn ít, ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây hồ khoá luận tốt nghiệp 615 (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w