Hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát trong quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây hồ khoá luận tốt nghiệp 615 (Trang 82 - 86)

2.2 .7Hoạt động phòng tránh và xử lý rủi ro

3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển

3.2.2 Hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát trong quản lý rủi ro tín dụng

3.2.2.1 Cơ cấu giám sát quản lý rủi ro tín dụng

Để có thể quản lý được rủi ro tín dụng một cách hiệu quả, ngân hàng nên hoàn thiện bộ máy quản lý và giám sát rủi ro tín dụng theo cơ cấu như sau:

Ban điều hành: Có trách nhiệm chính trong việc xác định và đánh giá những rủi ro đối với hoạt động ngân hàng và thực hiện các quy trình kiểm sốt rủi ro có hiệu quả

Bộ phận quản lý rủi ro: Là công cụ của ban điều hành, chịu trách nhiệm quản lý, giám sát rủi ro. Bộ phận quản lý rủi ro được thành lập độc lập với các đơn vị hoạt động kinh doanh và không tham gia vào hoạt động tạo ra rủi ro, có trách nhiệm thiết lập hạn mức rủi ro tín dụng. Phịng quản lý rủi ro có chức năng cơ bản là nhận diện và phát hiện rủi ro, phân tích đánh giá đo lường mức độ rủi ro đồng thời đề ra các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro.

Bộ phận quản lý tín dụng: Là công cụ của ban điều hành, chịu trách nhiệm trong cơng tác quản lý tín dụng, xây dựng cơ chế, chính sách,giới hạn tín dụng, giải ngân, thu nợ, quản lý và xử lý nợ xấu.

Bộ phận kiểm tra nội bộ: Là công cụ của ban điều hành, thực hiện công tác kiểm tra nội bộ về các mặt nghiệp vụ tín dụng.

3.2.2.2 Kiểm sốt việc thực hiện nghiêm túc các điều kiện cấp tín dụng:

Chi nhánh cần thực hiện đầy đủ, chính xác, kịp thời các điều kiện cấp tín dụng. Các khoản cho vay phải được phê duyệt đã đáp ứng các điều kiện, Hồ sơ cho vay và tài sản đảm bảo phải hoàn thiện trước khi giải ngân. Thiết lập hệ thống phù hợp nhằm kiểm soát dư nợ nằm trong hạn mức cho phép. Tài sản đảm bảo được quản lý an toàn và việc định giá được thực hiện đầy đủ, chính xác.

Chi nhánh cần xác định những điều kiện có thể thực hiện sau giải ngân để rút ngắn thời gian giải ngân cho khách hàng. Phòng QLRR cần nêu rõ các điều kiện trong quá trình soạn thảo quyết định cấp tín dụng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để các bộ phận tác nghiệp dễ dàng thực hiện.

3.2.2.3 Kiểm soát chặt chẽ sau khi cho vay

Chi nhánh cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra khoản vay dựa trên hồ sơ, biên bản chứng từ, các hợp đồng kinh tế, tờ khai hải quan, bộ chứng từ thanh toán quốc tế, biên bản đối chiếu công nợ, biên bản nghiệm thu.và dựa trên thực tế kiểm tra hàng tồn kho, sổ sách kế tốn. Tình trạng tài chính của khách hàng và của danh mục cho vay được theo dõi thường xuyên với việc đánh giá các báo cáo tài chính và các dữ liệu khác. Tần suất theo dõi phải được xác định cho phù hợp với từng chủng loại khách hàng, quy mô khoản vay và mức độ rủi ro liên quan đến khoản vay. Việc kiểm tra các

khoản cho vay bao gồm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, kiểm tra việc thực hiện phương án kinh doanh, kiểm tra và phải được lưu đầy đủ trong hồ sơ cho vay. Ket quả kiểm tra đối với khoản cho vay phải được thể hiện trong phiếu theo dõi sau khi cho vay/ biên bản kiểm tra và phải được lưu đầy đủ trong hồ sơ cho vay. Việc theo dõi sau khi cho vay phải tập trung vào việc phát hiện và theo dõi các dấu hiệu báo động về khả năng chất lượng của khoản vay có thể bị xấu đi.

3.2.2.4 Tăng cường quản lý nợ quá hạn, nợ khó địi, các khoản nợ có vấn đề

Việc xử lý nợ xấu cần thực hiện qyết liệt, tăng cường kiểm sốt chất lượng và cơ cấu tín dụng đảm bảo an tồn, tăng cường năng lực quản lý khoản vay, quản lý doanh nghiệp, thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp, kiểm tra sử dụng vốn vay ngân hàng để phát hiện kịp thời những dấu hiệu khó khăn của doanh nghiệp. Những biện pháp này nhằm ngăn ngừa rủi ro tiềm ẩn phát sinh, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ và trả lãi của doanh nghiệp đồng thời ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của ngân hàng. Các thành viên ban xử lý nợ nhóm 2, nợ xấu chịu trách nhiệm đôn đốc, xử lý nợ với từng khách hàng và có thời gian thu hồi nợ cụ thể. Mỗi thành viên phải xây dựng và thực hiện đầy đủ kế hoạch khởi kiện, bán tài sản, đôn đốc thu hồi nợ. Hàng tháng ban xử lý thu hồi nợ nhóm 2, nợ xấu họp, đánh giá kết quả đôn đốc thu hồi, xử lý nợ, biểu dương cán bộ có kết quả thu hồi nợ tốt và nhắc nhở, trừ lương kinh doanh đối với cán bộ thu hồi nợ kém, không hiệu quả. Với công tác xử lý nợ ngoại bảng, nợ bán cho VAMC: Tập trung giải quyết dứt điểm việc bán tài sản, đẩy mạnh tìm kiếm đối tác nhận chuyển nhượng, lên phương án tái cơ cấu lại hoạt động, đàm phán đôn đốc gây sức ép thu nợ, khởi kiện nếu cần thiết để thu hồi nợ.

3.2.2.5 Giám sát chặt chẽ, tập trung xử lý nợ ngoại bảng

Giám sát chặt chẽ, thường xuyên các khoản nợ ngoại bảng. Xử lý nợ xấu, nợ bán VAMC với các giải pháp,biện pháp đồng bộ tập trung vào các khách hàng đã có phương án xử lý khả thi. Phòng QLRR phối hợp với P.KHDN, P.TCKT xây dựng chi tiết kế hoạch phương án thu hồi nợ ngoại bảng, nợ bán VAMC năm 2016-2017 chi tiết đến từng khách hàng. Phòng QLRR phối hợp các phịng xây dựng phương án trích lập dự phịng rủi ro cho các khoản nợ xấu VAMC đúng tiến độ giao và thực hiện xây dựng nội dung mở rộng hơn. Phương án được xây dựng trên cơ sở kế hoạch thu hồi nợ đã

bán VAMC, khả năng xử lý nợ xấu, dự kiến quy mô dư nợ và phân loại nợ cuối năm của các bộ phận liên quan.

Tập trung hóa và tiêu chuẩn hố qui trình thu hồi nợ. Thiết lập một đội chuyên thu hồi nợ nội bộ và triển khai hệ thống tính tuổi nợ tự động, hệ thống xác định các khoản nợ báo cho người thu hồi nợ đảm bảo giải quyết khách quan và xử lý kịp thời; Xác định kế hoạch thu hồi nợ vay ở mọi giai đoạn nợ không trả đúng hạn và thứ tự ưu tiên cho các khoản vay có giá trị lớn có khả năng thu hồi nợ cao.

Tăng cường cơng tác quản lý nợ. Cần kiểm sốt và quản lý tốc độ tăng trưởng tín dụng bằng cách rà sốt, đánh giá tình hình nợ thường xun, định kỳ phân loại nợ để nắm được thực trạng chất lượng dư nợ tín dụng; Tổ chức xem xét, thẩm định kỹ, chặt chẽ trước khi cấp các khoản tín dụng mới, trong đó quan trọng là việc đánh giá và dự phịng rủi ro; Tăng cường xử lý các khoản vay thiếu tài sản đảm bảo, tăng cường kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

Tăng cường công tác thương hiệu, xây dựng và quảng bá hình ảnh của BIDV hướng tới các đối tượng khách hàng, phục vụ trực tiếp, hiệu quả cho hoạt động kinh doanh. Thực hiện các công tác an sinh xã hội, thể hiện trách nhiệm của BIDV với cộng đồng.

Nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh. Thực hiện quản lý tín dụng chi tiết theo từng ngành nghề, khách hàng và kiểm sốt giới hạn tín dụng đối với một số ngành nghề, lĩnh vực; Nâng cao vai trị cơng tác tự kiểm tra, kiểm sốt trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh...

3.2.2.6 Tăng cường kiểm tra, kiểm soát sự tn thủ quy trình tín dụng

Tăng cường hoạt động kiểm tra kiểm tra tín dụng nội bộ, độc lập. Hoạt động này cần phải thực hiện định kỳ và đột xuất để phát hiện sai sót và cảnh báo các dấu hiệu vi phạm. Giám sát từng khoản vay một cách thường xuyên nhằm phát hiện dấu hiệu cảnh báo sớm để có hành động khắc phục kịp thời, thơng qua: Rà sốt và phân tích báo cáo tài chính cần được tiến hành thường xuyên; Đi thăm và kiểm tra khách hàng để xác định sự tồn tại và tình trạng thực tế tài sản của khách hàng, kiểm chứng chất lượng và tính chính xác của báo cáo tài chính. Ngồi theo dõi từng khoản vay riêng lẻ, phòng Quản lý rủi ro cần định kỳ, thường xuyên phân tích, đánh giá kiểm sốt tổng thể danh

mục để đánh giá chất lượng của danh mục tín dụng theo đúng chiến lược quản lý rủi ro của toàn hệ thống ngân hàng

3.2.2.7 Nghiên cứu một số chỉ tiêu phục vụ công tác thanh tra, giám sát

Để phục vụ tốt cho công tác thanh tra, giám sát, ngân hàng nên thường xuyên theo dõi các chỉ số sau:

> Số lượng vi phạm gây nguy cơ rủi ro

> Số lượng bị xử lý/ Số lượng vi phạm

> Dư nợ xấu, dư nợ mất vốn của chi nhánh/năm

> Mức độ an toàn vốn của chi nhánh

> Tỷ lệ phần trăm khách hàng có khiếu nại, khiếu kiện/ tổng số khách hàng của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây hồ khoá luận tốt nghiệp 615 (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w