Hoàn thiện hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát chi xây dựng cơ bản của kho bạc nhà nước quận cầu giấy, hà nội (Trang 105 - 108)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà

4.2.1. Hoàn thiện hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước

và nâng cao chất lượng dự toán chi NSNN

Thứ nhất, về hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước

Xây dựng khuân khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ nhằm tạo môi trường và hành lang cho hoạt động cải cách tài chính cơng, trong đó có hoạt động KBNN theo nguyên tắc khuân khổ pháp lý phải đi trước một bước để đảm bảo có đủ thời gian vật chất và các điều kiện cho việc triển khai thực hiện, đặc biệt là những cải cách mang tính đột phá như xây dựng Luật KBNN, xây dựng khuân khổ pháp lý để hình thành Tổng kế tốn nhà nước.

Hệ thống chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi NSNN là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng, phân bổ và kiểm soát chi NSNN. Đồng thời, cũng là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành Quỹ NSNN của chính quyền địa phương. Theo quy trình kiểm sốt chi, các nhân viên nhà nước có thẩm quyền phải so sánh, phải đối chiếu hồ sơ, chứng từ chi với các thủ tục, định mức và tiêu chuẩn của nhà nước. Tuy nhiên cho đến nay, các tiêu chuẩn, định mức chi NSNN cho từng công việc, từng đối tượng vẫn chưa được xác định một cách cụ thể và thống nhất. Do vậy, trong thời gian tới cần đẩy mạnh việc xây dựng các định mức và tiêu chuẩn chi.

Đây là cơng việc khá khó khăn và phức tạp, bởi lẽ quy mơ và tính chất cơng việc của các đơn vị dự toán là rất đa dạng và phức tạp, đồng thời lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: lạm phát, tăng trưởng kinh tế,… Song về phương diện ngân sách thì mỗi cá nhân đều có quyền quyết định chi trong phạm vi số tiền mà họ có được. Tương tự như vậy, NSNN cũng phải được chi theo những nguyên tắc, tiêu chuẩn và định mức của nhà nước. Tất nhiên, trong thực tiễn khơng có ngun tắc nào lại phù hợp trong mọi trường hợp. Hơn nữa, qua thực tế những năm gần đây, cơng quỹ thường sử dụng lãng phí trong các trường hợp như: Xây dựng và sửa chữa trụ sở nhà làm việc;mua sắm các phương tiện và các trang thiết bị; các chi phí về hội họp, tiếp khách;….

Vì vậy, trước mắt cần quy định thống nhất các chế độ, tiêu chuẩn, định mức trong một số trường hợp nêu trên. Ngồi ra, các chi phí về vật liệu và các chi phí khác cũng cần được định mức trên cơ sở biên chế được duyệt. Việc lập dự toán, kiểm soát chi phải tuyệt đối tuân thủ theo các tiêu chuẩn, định mức đó.

Đối với những khoản chi chưa ban hành được tiêu chuẩn định mức chi tiêu sẽ áp dụng phương pháp quản lý theo đầu ra của công việc.

Việc phân bổ ngân sách, định mức chi cũng như thực hiện kế hoạch chi NSNN được quy định phải công khai, song vấn đề này chỉ thực hiện ở đơn vị thụ hưởng ngân sách. Chính vì vậy, việc phân bổ quản lý chi NSNN cịn thiếu mặt kiểm tra, kiểm sốt và cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “xin-cho” làm cho việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương về ngân sách chưa nghiêm và sử dụng kém hiệu quả.

Do vậy cùng với việc hoàn thiện các Luật về thu NSNN cần nghiên cứu để hoàn thiện các Luật về chi NSNN, cần cụ thể hóa các nội dung chi đã được quy định chung trong Luật NSNN thành các Luật chuyên ngành về từng nội dung chi, thậm chí về những khoản chi quan trọng. Như vậy việc xây dựng pháp luật liên quan đến chi tiêu NSNN có tính cấp bách trong cơng tác xây dựng, hồn chỉnh pháp luật về tài chính nói chung.

Lĩnh vực đầu tư XDCB luôn được coi là lĩnh vực phức tạp, có nhiều yếu tố tác động, cơ chế chính sách lại hay thay đổi, trình độ tổ chức năng lực của cán bộ các Ban quản lý dự án còn hạn chế, chưa đồng đều. Mặt khác, sản phẩm XDCB là sản phẩm đơn chiếc, quy mô lớn, thời gian tạo sản phẩm dài, nhiều cơ quan ban ngành, nhiều người tham gia vào q trình tạo sản phẩm, cơng tác kiểm sốt chi NSNN giữ vai trị đặc biệt quan trọng, nếu khơng kiểm sốt chặt chẽ dễ gây lãng phí, thất thốt tiền vốn của Nhà nước,… Kiểm soát chi NSNN nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân nhưng vẫn đảm bảo các khoản chi tiêu đúng đối tượng, đúng nội dung của dự án đã được duyệt, theo đúng định mức, đơn giá XDCB hiện hành. Chính vì vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu hồn thiện về chính sách, chế độ về quản lý, kiểm soát chi NSNN qua KBNN phù hợp với Luật NSNN, Luật xây dựng và trên các nguyên tắc xác định rõ phạm vi, đối tượng, nội dung kiểm sốt và chu trình ln

chuyển chứng từ nhanh gọn, tránh qua nhiều khâu trung gian không cần thiết. Kết hợp kiểm tra hồ sơ, tài liệu với việc nắm bắt tình hình thực hiện. Điều hành một cách linh hoạt và nhanh chóng việc kiểm sốt chi một cách thuận lợi, nhanh chóng và thơng xuốt.

Thứ hai, về nâng cao chất lượng dự tốn chi NSNN. Để nâng cao chất lượng

dự toán chi NSNN, thì cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

Một là, xác lập yêu cầu, quy trình và lịch trình lập, duyệt, phân bổ NSNN ở

các cơ quan đơn vị. Tất cả các cơ quan, đơn vị đều phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc theo những yêu vầu và lịch trình đó. Dự tốn chi NSNN là căn cứ pháp lý để các đơn vị thực hện chi tiêu và cũng là căn cứ để KBNN kiểm soát chi NSNN. Để q trình kiểm sốt chi NSNN được thuận lợi, thì việc lập, duyệt và phân bổ NSNN đến từng đơn vị thụ hưởng phải được thực hiện một cách đầy đủ, kịp thời,công khai, đảm bảo cho các đơn vị sử dụng NSNN có dự tốn chi NSNN ngay từ đầu năm.

Hai là, tăng thời gian chuẩn bị ngân sách để có thể dành lượng thời gian cần

thiết cho việc các đơn vị sử dung ngân sách chuẩn bị dự toán thu-chi NSNN chi tiết theo mục lục NSNN, thảo luận về ngân sách của các bộ, địa phương với Bộ tài chính; thời gian để các cơ quan chức năng của Quốc hội thẩm tra, xem xét các vấn đề liên quan đến dự toán NSNN; thời gian nghiên cứu, thảo luận và quyết đinh, phê chuẩn của Quốc hội.,

Ba là, dự toán chi NSNN phải được xây dựng từ cơ sở, Cụ thể, nó phải đảm

bảo vừa phản ánh được dự tốn chi của từng chương trình, vừa phản ánh đầy đủ các nguồn vốn, mà không bị trùng lắp. Đồng thời, phải được xây dựng trên cơ sở, phân tích, đánh giá hiệu quả của những khoản chi. Từng bước mở rộng số lượng mục chi thuộc diện phải lập dự toán chi tiết, thu hẹp dần những mục thuộc diện giao khoán. Tiếp đến mọi khoản chi NSNN đều phải được xác định một cách chi tiết trước trong dự toán và đúng với chế độ, định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước.

Bốn là, dự tốn kinh phí của các đơn vị phải được xây dựng căn cứ nhiệm

cơng việc, giá cả thị trường.. Về phía cơ quan xét duyệt, phê chuẩn phải chuyển từ cách xét duyệt, phê chuẩn theo khả năng ngân sách sang xét duyệt theo nhu cầu và tiến độ thực hiện nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát chi xây dựng cơ bản của kho bạc nhà nước quận cầu giấy, hà nội (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w