Đặc điểm nguồn lực.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động marketing tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 60 - 75)

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm

2.1.2.5. Đặc điểm nguồn lực.

Hoạt động huy động vốn.

Giai đoạn 2008 - 2011 là giai đoạn khó khăn đối với ngành tài chính - ngân hàng do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế tồn cầu. Đặc biệt trong năm 2011, cơng tác huy động vốn đặc biệt khó khăn do tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách kiểm sốt thị trƣờng ngoại hối nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn còn phải đối mặt với nhiều thách thức hơn do sự cạnh tranh không lành mạnh của các tổ chức tín dụng khác. Bảng 2.5: Năng lực huy động vốn. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 1.Tổng tài sản 2. Huy động vốn - Liên ngân hàng - Nền kinh tế

Theo đối tượng

Tổ chức kinh tế Dân cƣ, đối tƣợng khác

[Nguồn: báo cáo tài chính Vietcombank từ năm 2009 - 2011]

Trƣớc diễn biến phức tạp của thị trƣờng, Vietcombank xác định công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ƣu tiên hàng đầu và xuyên suốt. Một mặt tuân thủ các quy định của NHNN, mặt khác đã linh hoạt đƣa ra các giải pháp đẩy

vậy, Vietcombank khơng chỉ duy trì đƣợc trạng thái thanh khoản ổn định nhất trên thị trƣờng mà còn hỗ trợ vốn kịp thời cho các ngân hàng khác, nhờ đó đảm bảo ốn định hệ thống ngân hàng, đồng thời gia tăng lợi nhuận kinh doanh vốn.

- Thị phần huy động vốn: Hiện nay thị phần huy động vốn Vietcombank

tƣơng đối lớn chiếm 12% tổng huy động vốn toàn ngành. Ƣu thế này là do mạng lƣới rộng lớn, đƣợc tự do huy động, đƣợc ngƣời dân tin tƣởng, tuy nhiên thị phần huy động vốn của các ngân hàng TMCP ngày càng tăng nguyên nhân hàng đầu là lãi suất và chính sách khuyến mãi hấp dẫn hơn, mạng lƣới đƣợc mở rộng, hoạt động quảng bá thƣơng hiệu đƣợc triển khai hiệu quả.

- Thực trạng mức tăng huy động vốn: Vốn huy động năm 2011 đạt 313,846

tỷ đồng, tăng 14,39% so với năm 2010 cao hơn tốc độ tăng trƣởng toàn hệ thống (khoảng 11%). Mặc dù tổng vốn huy động năm 2011 là tăng nhƣng huy động từ các tổ chức kinh tế (TCKT) đạt 105,430 tỷ đồng, chỉ tăng 0,80 % so với năm 2010. Vốn huy động từ dân cƣ đạt 121,587 tỷ đồng, tăng 21,39 % là nhờ chính sách lãi suất linh hoạt, các sản phẩm tiết kiệm mới nhƣ: tiết kiệm linh hoạt lãi thƣởng, gửi tiết kiệm tặng bảo hiểm, tiết kiệm bậc thang… cùng với sự nỗ lực lớn của các Chi nhánh và uy tín thƣơng hiệu của Vietcombank trong dân cƣ ở thời điểm khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Đơn vị: triệu đồng 0 105,430,066 121,586,788 Tổ chức Kinh tế Dân cư Đối tượng khác

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu huy động vốn của Vietcombank năm 2011.

So sánh khả năng huy động vốn trong năm 2010 và 2011 giữa Vietcombank với hai ngân hàng Việt Nam có quy mơ tƣơng đƣơng là ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) và ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam (Vietin bank):

Bảng 2.6: Tiền gửi khách hàng năm 2010, 2011.

[Nguồn: Báo cáo thường niên 03 ngân hàng năm 2010 - 2011]

Theo bảng trên ta thấy, ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam (Vietin- bank) có số dƣ và có mức độ tăng trƣởng lớn nhất (24.94%) trong số ba ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) có số dƣ lớn thứ hai nhƣng xét về mức độ tăng trƣởng thì ngân hàng BIDV giảm (-1.71%) so với năm 2010. Nhƣ vậy, ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam có tốc độ tăng trƣởng lớn hơn so với 2 ngân hàng có cùng quy mơ với tốc độ tăng trƣởng là 24.94%, chứng tỏ khả năng huy động vốn của Vietinbank là tốt hơn.

Còn bảng 2.7 sẽ cho thấy tiền gửi khách hàng phân loại theo đối tƣợng.

Bảng 2.7: Tiền gửi khách hàng phân loại theo đối tượng năm 2011.

Các tổ chức kinh tế Tỷ trọng (%): Cá nhân Tỷ trọng (%): Đối tƣợng khác Tỷ trọng (%): Tổng cộng

[Nguồn: Báo cáo thường niên 03 ngân hàng năm 2011]

Theo bảng 2.7, ta thấy tỷ trọng các loại tiền gửi phân theo đối tƣợng khách hàng của 3 ngân hàng tƣơng đối đồng đều. Khả năng thu hút vốn của Vietcombank

từ các tổ chức kinh tế nhỉnh hơn BIDV và Vietinbank với tỷ trọng 46.44%. Tuy nhiên, khả năng huy động từ đối tƣợng khác thì BIDV lại trội hơn so với hai ngân hàng cịn lại với tỷ trọng 12.23%, riêng với Vietcombank thì tỷ trọng này là 0%.

- Hệ số đòn bẩy huy động vốn: Hệ số đòn bẩy huy động vốn là tỷ lệ so sánh

giữa tổng tài sản nợ với vốn chủ sở hữu.

Vietcombank hoạt động dựa trên nguồn vốn huy động là chính (ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi có hệ số địn bẩy huy động vốn dƣới 10 lần), trong khi khả năng tăng vốn tự có cịn gặp khó khăn, nên tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt trong trƣờng hợp dân cƣ rút tiền ồ ạt.

Nhìn chung cơng tác huy động vốn đã đƣợc Vietcombank làm tốt do đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung - cầu vốn trên thị trƣờng, cải thiện quản trị thanh khoản, phát triển nhiều công cụ huy động vốn mới (chứng chỉ tiền gửi, lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thƣởng…).

Tuy nhiên, sự nhanh nhẹn, linh hoạt thì thua các ngân hàng TMCP khác. Chẳng hạn, Vietcombank chƣa huy động tiết kiệm vàng mà một số ngân hàng TMCP khác đã làm rất tốt nhƣ: ACB, Sacombank, Eximbank… Vietcombank đã không huy động đƣợc khoản vốn nhàn rỗi trong dân cƣ bởi vì vàng chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, vàng luôn đƣợc xem là một đồng tiền đặc biệt, giữ vai trò vật ngang giá chung ổn định, bền vững và lâu đời nhất. Ngoài ra khi điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm, Vietcombank thƣờng điều chỉnh chậm hơn các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn, làm khách hàng tất toán sổ tiết kiệm và gửi ở ngân hàng thƣơng mại khác nên Vietcombank mất dần khách hàng.

Phát triển tín dụng.

Với vai trờ là một Ngân hàng thƣơng mại lới, bên cạnh việc tuân thủ thực hiện chính sách kiểm soát tăng trƣởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nƣớc, Vietcombank ln linh hoạt theo sát tình hình thị trƣờng để điều chỉnh hoạt động tín dụng cho phù hợp nhằm đảm bảo thanh khoản an toàn và hiệu quả cho ngân hàng. Tính đến ngày 31/12/2011, dƣ nợ tín dụng đạt 209,417,633 triệu đồng, tăng 18.44% so với thời điểm 31/12/2010. Mặc dù dƣ nợ cho vay vẫn tăng hàng năm, nhƣng tốc độ tăng trƣởng hàng năm đều giảm.

Thị phần cho vay đƣợc duy trì 8.1% so với tồn ngành ngân hàng. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng của năm 2011 tăng 18.44% so với năm 2010, đáp ứng đƣợc các quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc là khống chế tốc độ tăng trƣởng tín dụng năm 2011 thấp hơn 20% so với năm 2010.

Bảng 2.8: Tình hình dư nợ và tốc độ tăng trưởng tín dụng Vietcombank 2008 - 2011.

Chỉ tiêu

Dƣ nợ (tỷ VND) Tốc độ tăng trƣởng tín dụng năm sau so với năm trƣớc (%).

[Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank 2008 - 2011]

Mối quan hệ giữa dƣ nợ cho vay và nguồn vốn huy động của Vietcombank đảm bảo theo tỷ lệ an toàn nhất định.

Bảng 2.9: Tỷ lệ dư nợ cho vay/huy động vốn từ nền kinh tế

Tỷ lệ dƣ nợ/ huy động vốn

[Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank năm 2007-2011]

Cơ cấu cho vay theo đối tƣợng và theo ngành lĩnh vực của Vietcombank:

Bảng 2.10: Cơ cấu cho vay theo đối tượng năm 2010 - 2011.

Đơn vị: triệu đồng

Đối tƣợng

Doanh nghiệp nhà nƣớc C.Ty trách nhiệm hữu hạn Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi

Tổng dƣ nợ

[Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank năm 2010, 2011]

Trƣớc những diễn biến phức tạp của thị trƣờng tài chính trong và ngồi nƣớc, bên cạnh nhiệm vụ mở rộng và phát triển mạng lƣới hoạt động kinh doanh Vietcombank tiếp tục chú trọng hơn nữa vào công tác quản trị rủi ro. Với việc thành lập Ủy ban quản lý rủi ro và cơ cấu lại phòng Quản lý rủi ro Trung ƣơng, Vietcombank đang từng bƣớc hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh các chính sách về quản lý rủi ro tín dụng đã đƣợc áp dụng từ những năm trƣớc, Vietcombank vẫn tiếp tục nghiên cứu để đƣa ra các chính sách về quản trị rủi ro thị trƣờng, rủi ro hoạt động. Vietcombank đã thực thi chủ trƣơng kiềm chế tốc độ tăng trƣởng tín dụng để góp phần kiềm chế lạm phát, đồng thời ƣu tiên phân bổ vốn cho các lĩnh vực trọng điểm và hỗ trợ tối đa. Cụ thể:

Vietcombank đã thực hiện chính sách ƣu tiên đáp ứng vốn cho Chƣơng trình Nơng nghiệp Nơng thơn; sản xuất, lƣu thơng hàng xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu nhƣ lƣơng thực, xăng dầu, xi măng, phân bón... Đồng thời tích cực thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn và nợ xấu để tạo nguồn phục vụ các lĩnh vực thuộc mục tiêu phát triển.

Cơ cấu cho vay của Vietcombank thể hiện sự hài hòa giữa các lĩnh vực, phù hợp với chiến lƣợc phát triển chung của nền kinh tế. Hai nhóm lĩnh vực chính là sản xuất chế biến và thƣơng mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tín dụng, trong khi đó hầu nhƣ khơng cho vay đầu tƣ chứng khốn và đầu cơ bất động sản.

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 (Quyết định 493), đƣợc sửa đổi và bổ sung bằng Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Ngân hàng Nhà nƣớc (Quyết định 18), dự phịng cụ thể cho rủi ro tín dụng đƣợc tính dựa trên tỷ lệ dự phịng theo việc phân loại nhóm nợ cho các khoản nợ vay gốc tại ngày 30 tháng 11 sau khi đã trừ đi giá trị tài sản đảm bảo đã đƣợc triết khấu với các hệ số áp dụng cho từng nhóm nợ:

Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn

Nhóm 2 - Nợ cần chú ý

Nhóm 4 Nhóm 5

Dự phịng cụ thể đƣợc tính trên số dƣ tín dụng thuần của từng khách hàng. Số dƣ tín dụng thuần bằng tổng dƣ nợ của các khoản cho vay trừ đi giá trị tài sản đảm bảo đã đƣợc chiết khấu theo một tỷ lện phần trăm nhất định đối với từng loại tài sản theo quy định tại Quyết định 493 và Quyết định 18.

Giá trị tài sản đảm bảo (TSĐB) đƣợc đƣa vào khấu trừ khi trích lập dự phịng phải đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện sau:

+ Ngân hàng có quyền tiến hành phát mại TSĐB trong trƣờng hợp khách hàng không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.

+ Thời gian phát mại TSĐB theo ƣớc tính của Vietcombank khơng q 1 năm với TSĐB là bất động sản, và 2 năm đối với TSĐB không phải là bất động sản. Trƣờng hợp không thỏa mãn các điều kiện trên, giá trị TSĐB để tính dự phịng phải coi là bằng 0.

Theo Quyết định 493 và Quyết định 18, trong vòng 5 năm kể từ tháng 5 năm 2005, Vietcombank phải trích lập và duy trì dự phịng chung cho các khoản cho vay khách hàng ở mức 0.75% tổng dƣ nợ của các khách hàng từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Có thể so sánh chất lƣợng tín dụng qua việc phân loại nhóm nợ của Vietcombank với BIDV và Vietinbank trong năm 2011 theo bảng sau.

Bảng 2.11: Phân loại nợ năm 2011 của 03 ngân hàng của Việt Nam.

Đơn vị: tỷ đồng Nhóm Vietcombank nợ Số dƣ Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Tổng

Theo bảng trên ta thấy quản lý dƣ nợ tín dụng của Vietinbank là tốt nhất với tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1) là 97.20%. Tỷ lệ nợ xấu sắp xếp tăng dần của 03 ngân hàng lần lƣợt là Vietinbank (0.74%), Vietcombank (2.03%) và BIDV (2.96%).

Với vai trò là một Ngân hàng thƣơng mại lớn, bên cạnh việc thực hiện chính sách kiểm sốt tăng trƣởng tín dụng của NHNN. Vietcombank ln linh hoạt theo sát tình thình thị trƣờng để điều chỉnh hoạt động tín dụng cho phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất cho hoạt động kinh doanh. Vietcombank đã xây dựng kế hoạch tăng trƣởng tín dụng ở mức phù hợp, giao và kiểm soát trần dự nợ cho từng chi nhánh, giảm chỉ tiêu tăng trƣởng dƣ nợ đối với chi nhánh có nợ xấu cao, đặc biệt kiểm soát tăng trƣởng dự nợ ngoại tệ cho vay trung và dài hạn nhằm tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN và đảm bảo an toàn thanh khoản cho ngân hàng. Kết quả là chất lƣợng tín dụng trong năm 2011 của Vietcombank đƣợc cải thiện đáng kể. Đến 31/12/2011, tỷ lệ nợ xấu kiềm chế ở mức 2.03% thấp hơn so với mục tiêu Đại hội Cổ đông đề ra và so với mức 2.91% năm 2010.

Đến thời điểm 31/12/2011, Vietcombank đã trích đủ dự phịng chung và dự phòng cụ thể theo kết quả phân loại nợ theo quy định của NHNN. Số dƣ Quỹ dự phịng rủi ro theo Báo cáo kiểm tốn hợp nhất là 5,328 tỷ đồng, trong đó dự phịng chung là 1,464 tỷ đồng, dự phòng cụ thể là 3,864 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng Vietcombank cịn tồn tại yếu kém do ngun nhân sau:

- Có thể nói hoạt động tín dụng chƣa trở thành thế mạnh, chƣa tƣơng xứng với tiềm lực về vốn và uy tín của Vietcombank trên thƣơng trƣờng. Do vốn tự có cịn rất nhỏ nên chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và các dự án lớn. Hơn nữa Vietcombank cịn có nguy cơ chịu rủi ro cao do khả năng thẩm định dự án và quản lý nợ cịn yếu, những khoản nợ khó địi từ các dự án lớn thời gian qua cho thấy sự yếu kém trong quản lý, giám sát tín dụng, đặc biệt là khâu thẩm định, kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay của Vietcombank.

Trong khi đó, các ngân hàng nƣớc ngồi có ƣu thế về lƣợng ngoại tệ cho vay do có ngân hàng mẹ đảm bảo, khả năng thẩm định dự án và quản lý nợ vƣợt hơn hẳn Vietcombank về thực lực lẫn kinh nghiệm nên nợ quá hạn, nợ xấu thấp, rủi ro đƣợc

xử lý kịp thời.

Khả năng sinh lời.

Hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng đƣợc phản ánh qua nhiều tiêu chí khác nhau. Đầu tiên có thể kể đến khả năng sinh lời qua 2 chỉ tiêu ROA và ROE:

Hệ số ROA: Hệ số này của Vietcombank cũng không chênh lệch so với

ngân hàng các nƣớc trong khu vực, cụ thể:

- Hệ số ROA của nhóm các ngân hàng khu vực Châu Á -Thái Bình Dƣơng (gồm 52 ngân hàng thƣơng mại thuộc 10 nƣớc) là 0.94%. Hệ số ROA ở các ngân hàng thuộc các nƣớc mới nổi (gồm 14 ngân hàng của các nƣớc Thailand, Indonesia, Malaysia, Phillipines) là 0.77%.

1.81.6 1.6 1.4 1.2 1 0.8 0.6 0.4 0.2 0

Biểu đồ 2.3: Chỉ tiêu ROA của Vietcombank từ 2007 - 2011.

[Nguồn Báo cáo thường niên Vietcombank từ 2007 - 2011]

Hệ số ROE: Nếu so sánh với ngân hàng của các nƣớc trong khu vực thì

ROE của Vietcombank khơng có chênh lệch nhiều, hệ số này của ngân hàng thƣơng mại ở các nƣớc luôn ở mức trên 15%.

3025 25 20 15 10 5 0

Cơ sở vật chất kỹ thuật (mạng công nghệ thông tin).

Vietcombank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế vào quản lý và kinh doanh. Với việc triển khai thành công dự án hiện đại hố ngân hàng, Vietcombank đã xây dựng đƣợc hình ảnh một ngân hàng tiên tiến, xử lý tự động các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống nhƣ ngân hàng bán lẻ, tài trợ thƣơng mại, kinh doanh vốn… và không ngừng đƣa ra các sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm “đƣa ngân hàng tới gần khách hàng” nhƣ dịch vụ Internet banking, Home banking, thanh toán hoá đơn trực tuyến (VCB-P), Phone banking, SMS banking…

Đến nay đã có hơn 80% các nghiệp vụ ngân hàng, 85% các giao dịch của Vietcombank với khách hàng đƣợc thực hiện bằng máy tính và thiết bị cơng nghệ thơng tin hiện đại. Công nghệ thông tin đã tác động mạnh vào quá trình đổi mới cơ chế chính sách và đổi mới phƣơng pháp quản lý, chỉ đạo điều hành, thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng giúp Ngân hàng Nhà nƣớc thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ, thực hiện tốt quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng tồn bộ nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động marketing tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 60 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w