7. Kết cấu của luận văn
1.2. Đơn vị sự nghiệp công lập và sự hình thành kiểm soát nội bộ trong đơn vị
1.2.1. Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
* Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập
Theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập: Đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) là những
đơn vị do các cơ quan có thẩm quyển của nhà nước thành lập theo quy định của
pháp luật, có tư cách pháp nhân, hoạt động thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các dịch vụ nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của ngành kinh tế quốc dân [8, tr.1].
Theo Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ: “Đơn vị sự nghiệp y tế công lập là tổ chức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công hoặc phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn y tế như: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; điều dưỡng và phục hồi chức
năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; kiểm nghiệm dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế; an toàn vệ sinh thực phẩm; dân số - kế hoạch hóa gia đình; sức khỏe sinh sản; truyền thơng giáo dục sức khỏe” [10, tr.1-2].
Tùy thuộc quan điểm, cách tiếp cận hoặc do các yêu cầu của quản lý nhà
nước và các tiêu chí khác nhau mà có thể phân loại các đơn vị SNCL theo các cách khác nhau.
Theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy
định cơ chế tự chủ đơn vị sự nghiệp công, bao gồm [8, tr.7-13]:
- Đơn vị SNCL tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư - Đơn vị SNCL tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên
- Đơn vị SNCL tự đảm bảo một phần chi thường xuyên, phần còn lại được
NSNN cấp (Gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi hoạt động).
- Đơn vị sự nghiệp có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp khơng có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân
sách nhà nước đảm bảo tồn bộ kinh phí thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm bảo tồn bộ chi phí thường xun).
Theo chủ thể quản lý thì đơn vị SNCL bao gồm [8, tr.1-2]:
- Đơn vị SNCL do Trung ương quản lý gồm các Viện Hàn lâm, Viện Nghiên
cứu, Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ, Đài Truyền hình Việt Nam, các
bệnh viện, trường đại học do Trung ương quản lý,…
- Đơn vị SNCL do địa phương quản lý gồm các Viện, Trung tâm Nghiên cứu khoa học cơng nghệ, Đài Truyền hình tỉnh, thành phố, các bệnh viện, trường đại học,
cao đẳng do địa phương quản lý,…
Theo lĩnh vực hoạt động thì đơn vị SNCL được chia thành [8, tr.1-2]: - Đơn vị SNCL hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo gồm: Các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân như các trường mầm non, tiểu học, trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, đại học, học viện,…
- Đơn vị SNCL hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ gồm: Các đơn vị thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Trung tâm Tin học, Viện
Chiến lược và chính sách khoa học, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ,…
- Đơn vị SNCL hoạt động trong lĩnh vực văn hóa thơng tin nghệ thuật gồm:
Các đồn nghệ thuật, nhà văn hóa thơng tin, bảo tàng, triển lãm, thư viện công
cộng, đài phát thanh, truyền hình,…
- Đơn vị SNCL hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao gồm: Trung tâm
- Đơn vị SNCL hoạt động trong lĩnh vực y tế gồm: Các cơ sở khám chữa
bệnh như các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế thuộc các Bộ, ngành và địa
phương, trường đào tạo y dược, các cơ sở điều dưỡng phục hồi chức năng, các trung
tâm truyền thông giáo dục sức khỏe,…
Theo Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ thì các
đơn vị SNCL trong lĩnh vực y tế chia thành 4 nhóm [10, tr.2]:
- Nhóm 1: Đơn vị có nguồn thu tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí đầu tư phát triển;
- Nhóm 2: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp đảm bảo tồn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên;
- Nhóm 3: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp đảm bảo một phần kinh phí thường xun;
- Nhóm 4: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp hoặc khơng có nguồn thu,
kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ được giao do NSNN
bảo đảm toàn bộ.
Theo phân cấp quản lý ngân sách, các đơn vị SNCL được phân loại như sau [27, tr.2]:
- Đơn vị dự toán cấp I: Là đơn vị trực tiếp nhận kinh phí NSNN cấp hàng năm từ
cơ quan tài chính, phân bổ ngân sách cho các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc;
- Đơn vị dự toán cấp II: Là đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp I có nhiệm
vụ quản lý kinh phí ở cấp trung gian, là cầu nối giữa đơn vị dự toán cấp I và cấp III trong một hệ thống;
- Đơn vị dự toán cấp III: là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách (đơn vị sử dụng
NSNN), được đơn vị dự toán cấp I hoặc cấp II giao dự toán ngân sách;
- Đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp II được nhận kinh phí để thực hiện
phần cơng việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện cơng tác kế tốn và quyết toán
theo quy định (đơn vị sử dụng NSNN).