Nhà nước và các cơ quan hữu quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại học viện y dược học cổ truyền việt nam (Trang 101 - 102)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp

3.3.1. Nhà nước và các cơ quan hữu quan

Các cơ quan quản lý Nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát

triển của các đơn vị SNCL. Trong khi các đơn vị SNCL cịn chưa thực sự tự chủ

được tài chính, vẫn bám vào hầu bao dòng sữa mẹ là nguồn kinh phí được NSNN giao hàng năm thì điều này càng đặc biệt quan trọng hơn nữa. Để có thể thực hiện

các giải pháp nhằm hồn thiện kiểm sốt nội bộ hoạt động thu chi tại Học viện rất cần sự quan tâm, giúp đỡ của Nhà nước và các cơ quan hữu quan, thể hiện ở một số nội dung:

- Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đổi mới các Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2016, Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 theo hướng mở rộng hơn nữa quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và tài chính đối với các đơn vị SNCL, đặc biệt là các cơ sở giáo dục đại học công lập.

- Nhà nước cần sớm xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát nội bộ trong các đơn vị SNCL để các đơn vị SNCL có cơ sở pháp lý xây dựng và thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ cho riêng mình.

- Cần xem xét và điều chỉnh những quy định trong Luật Kế toán, chế độ kế tốn hành chính sự nghiệp cho phù hợp với xu hướng phát triển của các trường đại học cơng lập tiến tới tự chủ về tài chính. Theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ thì đặc điểm hoạt động tài chính của các đơn vị SNCL có thu có sự thay đổi cơ bản, từ chỗ là đơn vị thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước

giao sang chủ động tìm kiếm nguồn thu để bù đắp các khoản chi. Do đó, hệ thống kế tốn cần có sựthay đổi tương ứng.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về cơ chế quản lý tài chính, chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị SNCL được giao quyền tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, tài chính đảm bảo tính hợp lý, khả thi và thống nhất tiến tới ban hành chuẩn mực kế tốn cơng ở Việt Nam để góp phần tạo môi trường pháp lý lành mạnh và hỗ trợ cho việc quản lý, kiểm tra, giám sát của Nhà nước phù hợp với điều kiện của đất nước, tiến tới hội nhập với khu vực và thế giới.

- Chính phủ cần sớm có Nghị định thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP

ngày 02/10/2015 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục

thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 làm cơ sở để các cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt là cơ sở giáo dục đại học công lập xây dựng định mức thu.

- Trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, Nhà nước cần hoàn thiện

và đổi mới hệ thống định mức tiêu chuẩn, xây dựng được các định mức chi phí hợp

lý, phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước cũng như phù hợp với điều kiện phát triển của ngành Y tế. Vì hệ thống các tiêu chuẩn, chế độ, định mức là những chuẩn mực cực kỳ quan trọng để đo lường sự tiết kiệm, hiệu quả của các hoạt động.

Nó chính là điều kiện để đảm bảo quản lý chi tiêu được tốt hơn; làm cơ sở cho quá

trình lập, chấp hành và quyết toán NSNN.

- Nhà nước cần phân cấp nhiều hơn nữa về quản lý cho các trường đại học,

đặc biệt là các trường đại học công lập nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của các đơn vị. Tăng cường nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện máy

móc thiết bị phục vụ cơng tác giảng dạy vì đặc thù của ngành y dược chi phí này rất lớn, khơng thể tính vào mức thu học phí. Nhà nước cần có nhiều đơn đặt hàng, giao

đề tài nghiên cứu khoa học cho các cơ sở giáo dục đại học để các đơn vị phát huy được nguồn lực con người, máy móc trang thiết bị, tăng nguồn thu, tăng thu nhập cho người lao động, kích thích họ chủ động sáng tạo và tồn tâm tồn lực cho cơng

tác chuyên môn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại học viện y dược học cổ truyền việt nam (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)