Đánh giá rủi ro hoạt động thu chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại học viện y dược học cổ truyền việt nam (Trang 44 - 47)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi trong đơn vị sự nghiệp công lập

1.3.2. Đánh giá rủi ro hoạt động thu chi

Dù cho quy mơ, cấu trúc, loại hình hay vị trí địa lý khác nhau, nhưng bất kỳ tổ

trong hoặc bên ngồi. Do đó, hệ thống KSNB hoạt động thu chi cần có phần xác định các rủi ro.

* Nhận diện rủi ro

Rủi ro bao gồm rủi ro bên ngoài và rủi ro bên trong, rủi ro trong từng hoạt

động và rủi ro toàn đơn vị. Rủi ro được xem xét liên tục trong suốt quá trình hoạt động của đơn vị. Một khi đơn vị nhân diện được rủi ro trong hoạt động của mình thì

nguy cơ khơng đạt được mục tiêu sẽ giảm đi đáng kể.

Đối với khu vực công, các cơ quan nhà nước phải quản trị rủi ro ảnh hưởng đến mục tiêu giao phó, bao gồm các chỉ tiêu được giao trong kế hoạch đơn vị.

Trong hoạt động thu chi của đơn vị SNCL, cần nhận diện rủi ro ở cả hoạt động thu và hoạt động chi:

- Hoạt động động thu:

+ Thu sai, thu không đúng chế độ quy định, để thất thoát nguồn thu; + Cơ sở pháp lý có sơ hở để cán bộ thu tham ô, tham nhũng.

- Hoạt động chi;

+ Chi sai mục đích, lãng phí, chi khơng có hiệu quả;

+ Chi không đúng định mức theo quy định;

+ Kiểm sốt chi khơng chặt chẽ, có hiện tượng tiêu cực trong hoạt động chi.

* Đánh giá rủi ro

Để kiểm soát được rủi ro, vấn đề quan trọng không chỉ là nhận ra các rủi ro

tồn tại, mà còn là đánh giá tầm nghiêm trọng, tác hại mà rủi ro gây ra và khảnăng

xảy ra rủi ro. Trên thực tế, không thể loại bỏ tất cả rủi ro mà chỉ giới hạn rủi ro xảy ra ở mức chấp nhận được. Nếu rủi ro ảnh hưởng khơng đáng kể và ít có khả năng xảy ra thì khơng cần quan tâm nhiều. Ngược lại, một rủi ro gây ảnh hưởng lớn và

khả năng xảy ra cao thì đơn vị phải chú ý.

Có nhiều phương pháp đánh giá rủi ro tùy theo mỗi loại rủi ro, tuy nhiên phải đánh giá rủi ro một cách có hệ thống. Để đánh giá rủi ro một cách có hệ thống, cần phải xây dựng các tiêu chí đánh giá, sau đó sắp xếp thứ tự các rủi ro, từ đó phân bổ nguồn lực để đối phó rủi ro.

Cần đánh giá rủi ro một cách chính xác trong hoạt động thu chi để phát triển các biện pháp đối phó. Cần đánh giá mức độ ảnh hưởng nếu rủi ro về hoạt động thu

chi xảy ra, biện pháp ngăn chặn đối phó nếu rủi ro ấy xảy ra. Rủi ro có thể rất nghiêm trọng nếu đơn vị khơng có giải pháp phịng ngừa và đối phó.

* Phát triển các biện pháp đối phó

Có bốn biện pháp đối phó với rủi ro:

- Phân tán rủi ro: chuyển một phần hay toàn bộ hậu quả do rủi ro gây ra từ tổ chức này sang tổ chức khác bằng cách trả một khoản phí.

- Chấp nhận rủi ro: trong trường hợp lợi ích mang lại lớn hơn thiệt hại do rủi ro gây ra từ cơng việc đó tác động.

- Tránh né rủi ro: khơng thực hiện các cơng việc có thể xảy ra rủi ro. Ưu điểm

là tránh được tất cả các rủi ro nhưng lại mất đi một số cơ hội.

- Xử lý hạn chế rủi ro: giảm tác hại do rủi ro gây ra. Biện pháp này chỉ áp dụng đối với những rủi ro không thể tránh được.

Trong phần lớn các trường hợp rủi ro phải được xử lý hạn chế và đơn vị duy trì KSNB để có biện pháp thích hợp. Các biện pháp xử lý hạn chế rủi ro ở mức độ hợp lý vì mối liên hệ giữa lợi ích và chi phí nhưng nếu nhận dạng được và đánh giá được rủi ro thì có sự chuẩn bị tốt hơn.

Phát triển các biện pháp đối phó với rủi ro trong hoạt động thu chi:

- Hoạt động thu:

+ Cần có cơ chế quản lý nguồn thu chặt chẽ khơng cịn sơ hở để cán bộ làm công tác thu có muốn cũng khơng thể tham ơ, tham nhũng tiêu cực được.

+ Công khai các khoản thu, định mức thu, hồ sơ chứng từ sử dụng để các cá nhân có liên quan biết và thực hiện.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nguồn thu.

- Hoạt động chi:

+ Quy định rõ danh mục, định mức chi cụ thể, rõ ràng trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

+ Thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm, người đề xuất không phải là người thực hiện mua sắm.

+ Quy định về hồ sơ, chứng từ rõ ràng, hạn chế thông đồng gửi giá giữ người mua và người bán.

vị đều được góp ý, nắm và thực hiện được.

Khi môi trường thay đổi (các điều kiện về kinh tế, chế độ của nhà nước, công nghệ, luật pháp …) dẫn đến rủi ro thay đổi thì việc đánh giá rủi ro cũng cần thường xuyên xem xét lại và điều chỉnh theo từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại học viện y dược học cổ truyền việt nam (Trang 44 - 47)