7. Kết cấu của luận văn
3.1. Phƣơng hƣớng mục tiêu phát triển và yêu cầu hoàn thiện kiểm soát nội bộ
3.1.1. Phương hướng mục tiêu phát triển
* Phƣơng hƣớng
Xây dựng và phát triển Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam thành đơn vị hàng đầu cả nước đào tạo nguồn nhân lực y dược cổ truyền, y khoa, dược và các ngành thuộc khối ngành sức khỏe khác ở trình độ đại học, sau đại học; kết hợp y
học cổ truyền, y học hiện đại, thừa kế, bảo tồn và phát triển y dược cổ truyền; nghiên cứu khoa học - công nghệ trong lĩnh vực y dược; sản xuất kinh doanh các
sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng, mỹ phẩm bằng hợp chất thiên nhiên được chiết xuất từ dược liệu đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân; triển khai các dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, khám bệnh,
chữa bệnh và các dịch vụ khác đáp ứng theo nhu cầu xã hội.
* Mục tiêu chung
- Xây dựng và phát triển Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam theo định
hướng trường đại học ứng dụng và ưu tiên hướng phát triển về đào tạo y học cổ
truyền kết hợp y học hiện đại, phát triển dược liệu trong nước trong y học cổ truyền; hợp tác chặt chẽ với các trường đại học, cơ sở nghiên cứu, các bệnh viện đầu ngành, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đảm bảo tốt hoạt động đào tạo nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, cung cấp dịch vụ, hợp tác quốc tế.
- Triển khai cơ chế tự chủ một phần tiến tới tự chủ toàn diện theo quy định của pháp luật và xây dựng hoàn thiện hệ thống các văn bản, quy định đáp ứng quản trị đại học.
- Xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức phục vụ đủ về số
lượng và đảm bảo về chất lượng; làm tốt công tác quy hoạch cán bộ các cấp; gắn
công tác quy hoạch với công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ tạo nền tảng cho sự phát triển của Học viện.
- Cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung, biên soạn mới, thẩm định, ban hành và sử dụng tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo cho các chương trình đào tạo.
- Hồn thiện, tiếp tục đổi mới chương trình đào tạo dựa trên năng lực đáp
ứng các tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế; hoàn thiện xây dựng chuẩn năng lực bác sỹ y học cổ truyền, từ đó xây dựng chuẩn chương trình đào tạo Bác sỹ
y học cổ truyền và các quy định khác để bảo đảm chất lượng đào tạo nhân lực. - Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, ngành đào tạo, đào tạo chính quy kết
hợp với đào tạo liên tục, đào tạo nâng cao, đào tạo chuyên sâu y học cổ truyền và
đào tạo theo nhu cầu xã hội.
- Xây dựng bộ tiêu chuẩn, tiêu chí, hồn thiện mạng lưới cơ sở thực hành, thực tập tại Hà Nội và các vùng lân cận. Giữ vững mối quan hệ hợp tác với các cơ sở thực hành truyền thống, mở rộng các cơ sở thực hành mới.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, giữ vững hợp tác với các đối tác truyền thống, phát triển quan hệ với các trường có lĩnh vực đào tạo chuyên sâu về y học cổ truyền,
y khoa, dược học và các ngành khác cả ở bậc đại học và sau đại học nhằm trao đổi nâng cao trong lĩnh vực giáo dục đào tạo y dược và hợp tác quốc tế về nghiên cứu
khoa học, mở rộng quan hệ với các đối tác tiềm năng nhằm tăng cường nguồn thu tài chính và nâng cao vị thế của Học viện trong nước cũng như trong khu vực.
- Triển khai thực hiện kịp thời các hoạt động đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng theo quy định của pháp luật và hội nhập quốc tế. Hoàn thiện mạng lưới
đảm bảo chất lượng và đưa công tác đảm bảo chất lượng Học viện đi vào chiều sâu. - Hồn thiện số hóa Học viện trong quản lý, đào tạo và dịch vụ khám chữa bệnh, tra cứu tìm kiếm tài liệu học tập cho cán bộ, học viên, sinh viên. Triển khai
đào tạo trực tuyến, E learning cho sinh viên, học viên.
- Đến năm 2025, bệnh viện thực hành (Bệnh viện Tuệ Tĩnh) đạt tiêu chuẩn
Bệnh viện Đa khoa hạng I với quy mơ 350 giường bệnh nội trú.
- Hồn thiện cơ sở 2 của Học viện theo quyết định phê duyệt dự án của Thủ
tướng Chính phủ.
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế theo hướng phát triển y
dược cổ truyền, y học hiện đại và y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại.
* Về công tác tổ chức, nhân sự
- Về tổ chức bộ máy
Thực hiện mơ hình quản lý, quản trị theo quy định của Luật Sửa đổi bổ
sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (năm 2018) và Nghị định 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Giáo dục đại học bao gồm: + Hội đồng trường; + Giám đốc và các Phó giám đốc; + Phịng chức năng; + Khoa; + Bộ môn; + Các tổ chức trực thuộc;
+ Hội đồng khoa học và đào tạo, các hội đồng tư vấn;
+ Tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên và các tổ chức xã hội khác.
- Về đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức phục vụ
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ phù hợp với sự phát triển quy mô đào tạo, đảm bảo cân đối tỷ lệ giảng viên/viên chức và người lao động, tỷ lệ giảng viên/sinh viên
theo quy định hiện hành.
+ Tỷ lệ số lượng giảng viên có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa I, chuyên khoa II, bác sỹ nội trú trong tổng số giảng viên là 100% vào năm 2025.
+ Số giảng viên đạt trình độ tiến sỹ: 50.
+ Số giảng viên đạt chức danh giáo sư, phó giáo sư: 15. + Số lượng giảng viên đang làm nghiên cứu sinh: 20.
+ Đảm bảo 100% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và năng lực quản lý theo các quy định
hiện hành.
+ Chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên; xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, cán bộ hỗ trợ đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, có cơ cấu hợp lý trên cơ sở quy định của pháp luật.
- Chỉtiêu đào tạo
+ Giai đoạn từ 2021-2025: 8.000 học viên, sinh viên.
- Các hình thức đào tạo, tư vấn: Học viện sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc đa
dạng hóa các ngành đào tạo, hình thức đào tạo, nhất là:
+ Đào tạo đại học và thạc sỹ, tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa I, chuyên khoa II, bác sỹ nội trú, cấp chứng chỉ.
+ Đào tạo tại chỗ, đào tạo theo nhu cầu xã hội và các loại hình đào tạo khác
theo quy định của pháp luật.
+ Học viện cũng sẽ là cơ sở tư vấn, cung cấp các dịch vụ liên quan cho các
đơn vị trong và ngoài ngành y, cả trong nước và quốc tế.
- Hợp tác quốc tếtrong đào tạo
+ Học viện sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc tăng cường trao đổi giảng viên, học viên, trước mắt là trong các lĩnh vực y học cổ truyền.
+ Tăng cường hợp tác, liên kết đào tạo các khóa học quốc tế tại Việt Nam
giảng dạy bằng tiếng nước ngồi, tiến tới tổ chức các khóa đào tạo đại học, sau đại học quốc tế.
- Mở mã ngành đào tạo đại học và thạc sỹ, tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa I,
chuyên khoa II, bác sỹ nội trú theo hướng đào tạo chuyên khoa, đào tạo theo
chương trình chất lượng cao, liên kết đào tạo quốc tế.
* Về công tác khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế
- Thực hiện đề tài, dự án các cấp giai đoạn 2021-2025
+ Đề tài cấp Nhà nước: 05 đề tài + Đề tài cấp Bộ: 15 đề tài
+ Đề tài cấp Sở KHCN: 10 đề tài + Đề tài cấp cơ sở: 200 đề tài.
- Các hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 2021-2025
+ Số đề tài cấp cơ sở và đề tài thạc sỹ, NCS dự kiến thông qua Hội đồng đạo
đức của Học viện là: 300 đề tài
+ Số sách, giáo trình dự kiến thông qua Hội đồng thẩm định là: 30 cuốn + Tạp chí Y dược học cổ truyền xuất bản được: 30 số
- Đoàn ra, đoàn vào
Giai đoạn 2021-2025 thực hiện kế hoạch 40 đoàn ra, 50 đoàn vào với mục
đích mở rộng hợp tác quốc tế, thực hiện các biên bản ghi nhớ, hợp đồng hợp tác
quốc tế về đào tạo và hợp tác quốc tế nghiên cứu khoa học với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản , Đài Loan (Trung Quốc), Bun ga ri, Mỹ, Vương quốc Anh, Nga, Thụy Điển, Ý, Hung ga ri,... Triển khai hợp tác về việc thành lập Trung tâm Y học
Phương Đông tại Bun ga ri và đào tạo chuyên gia làm việc tại Bun ga ri, dự án hợp
tác xây dựng trung tâm về phục hồi chức năng và khám chữa bệnh cho người cao tuổi với Tập đoàn Taiyo (Nhật Bản). Xúc tiến các chương trình trao đổi sinh viên, hợp tác đào tạo lĩnh vực y dược học cổ truyền và chăm sóc sức khỏe với Học viện Sakura Tokyo và Công ty cổ phần Simptier (Nhật Bản). Triển khai hợp tác đào tạo,
trao đổi cán bộ giảng dạy, sinh viên các lĩnh vực như y học cổ truyền, y đa khoa, dược với các nước trên thế giới. Mở rộng giao lưu, trao đổi sinh viên, giảng viên,
cán bộ nghiên cứu khoa học với Thụy Điển, Trung Quốc, Hàn Quốc. Đẩy mạnh hợp
tác trong lĩnh vực sản xuất thuốc y học cổ truyền và đào tạo chuyên gia ngành y học
cổ truyền với Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc.
* Về cơ sở vật chất, hạ tầng để đảm bảo chất lwọng thực hành trong đào tạo
- Hoàn thiện dự án cơ sở 2 của Học viện tại huyện Quốc Oai, thành phố
Hà Nội.
- Rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch cơ sở 1 tại số 2 Trần Phú, quận Hà
Đông, thành phố Hà Nội theo hướng bổ sung nhà Hiệu bộ.
- Rà soát, điều chỉnh, sắp xếp lại các đơn vị cơ sở trong Học viện để đảm bảo nâng cao hiệu lực hiệu quả trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và khám chữa bệnh.
- Về phòng thực hành thực tập của Học viện:
+ Giai đoạn 1: Đầu tư 04 phòng thực hành để đào tạo ngành Dược trình độ đại học theo quy định hiện hành:
++ Phòng thực hành Dược liệu - Thực vật - Dược học cổ truyền; ++ Phịng thực hành Cơng nghiệp dược - Bào chếđơng dược;
++ Phịng Hóa dược - Kiểm nghiệm thuốc, vị thuốc đông dược - Độc chất; ++ Phòng thực hành Dược lý - Dược lâm sàng.
+ Giai đoạn 2 (đến năm 2025)
++ Đầu tư các phòng thực hành dược đạt tiêu chuẩn và trang thiết bị tại các khoa của Học viện đáp ứng yêu cầu đào tạo đạt chuẩn năng lực mà Bộ Y tếđã và sẽ ban hành cũng như các quy định liên quan của các ngành trình độ đại học (ngành y học cổ truyền, y khoa, dược học) và trình độ sau đại học của Học viện đang đào tạo.
++ Đồng thời đề xuất đầu tư hoàn thiện Bệnh viện thực hành (Bệnh viện Tuệ Tĩnh) đạt chuẩn bệnh viện thực hành đáp ứng yêu cầu tại Khoản 2 Điều 10 (là cơ sở thực hành chính đối với các ngành và trình độ mà Học viện đang đào tạo) của Nghị định 111/2017/NĐ-CP quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.
* Về công nghệ thông tin
- Nâng cấp hạ tầng công nghệ thơng tin (CNTT) đảm bảo số hóa Học viện, phục vụ các khoa, phịng ban, bộ mơn và các đơn vị trực thuộc Học viện làm việc trên hệ thống mạng nội bộ.
- Đảm bảo hạ tầng CNTT phục vụ đào tạo trực tuyến, E-learning theo quy định. - Hoàn thiện hệ thống thi trắc nghiệm trên máy tính.
- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp bảo trì hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật; xây dựng
các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT bảo đảm an toàn, an ninh
trong Học viện. Đảm bảo an tồn, an ninh thơng tin: trang bị tường lửa và hệ thống
sao lưu dữ liệu.
- Tăng cường trao đổi các văn bản điện tử, kết nối liên thông phần mềm quản
lý văn bản và điều hành giữa Học viện với các khoa, phòng ban, bộ môn, đơn vị
trực thuộc.
- Tập trung triển khai ứng dụng chữ ký số phục vụ công tác trao đổi văn bản
điện tử trong Học viện.
* Về tài chính
Thực hiện đa dạng hóa các nguồn thu tài chính từ đào tạo, nghiên cứu khoa học, các hoạt động dịch vụ, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế và đầu tư nước ngoài. Cụ thể:
- Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ: tăng từ 20% trở lên.
- Kinh phí hoạt động khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệhàng năm đạt tối thiểu 200 triệu đồng giai đoạn 2021-2025.
- Các nguồn kinh phí khác tăng hàng năm từ 5-10% (giai đoạn 2021-2025). - Nguồn đầu tư từ ngân sách theo quy định của Nhà nước.
* Về Trung tâm Tiền lâm sàng
- Hồn thiện hệ thống giáo trình giảng dạy tiền lâm sàng của các bộ môn. - Xây dựng Trung tâm Tiền lâm sàng đạt yêu cầu cho các bộ môn lâm sàng
đào tạo theo chuẩn năng lực và chương trình đào tạo theo quy định hiện hành.
- Sinh viên thành thạo các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thăm khám, kỹ năng
thủ thuật và kỹ năng điều trị. Cuối khóa học được lượng giá bằng các phương pháp do từng bộ môn quyết định.
- Thực hiện các chương trình hợp tác, nghiên cứu khoa học, liên kết đào tạo với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
* VềTrung tâm Đào tạo theo nhu cầu xã hội
- Bổ sung nhân lực làm việc theo đề án vị trí việc làm để đảm bảo chất lượng mọi hoạt động của đơn vị.
- Phối hợp với các khoa, phịng ban, bộ mơn hợp đồng với các chuyên gia xây dựng khung chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy một số loại hình tư vấn,
đào tạo theo nhu cầu xã hội, như: đào tạo chứng chỉ phục hồi chức năng, kỹ thuật
cấy chỉ, điều dưỡng, phương pháp sư phạm y học, phương pháp nghiên cứu khoa học, tư vấn dinh dưỡng,...
- Xây dựng và tập trung đẩy mạnh hình thức, phương pháp giới thiệu các dịch vụ hiện có của Trung tâm đến các cá nhân, đơn vị, tổ chức có nhu cầu trên phạm vi cả nước; đồng thời thực hiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký học của học viên. Đặc biệt thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế về đào tạo các chứng chỉ ngắn hạn nâng cao.
- Xây dựng và hoàn thiện hoạt động tài chính theo hướng tự chủ.
* Về bệnh viện thực hành (Bệnh viện TuệTĩnh)
TT Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024 Năm 2025 1 2 3 4 5 6 1 Giường bệnh 300 320 350 350 2 Số lần khám bệnh 50.000 52.000 54.000 56.000 3 Số bệnh nhân điều trị nội trú 12.000 14.000 15.000 15.000 4 Số bệnh nhân điều trị ngoại trú 6.000 7.000 7.500 7.500 5 Tỷ lệ chuyển viện 5% 4,5% 4% 3% 6 Tổng số phẫu thuật 700 900 1.200 1.500
- Quy mô đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng 1 vào năm 2025.
- Là cơ sở thực hành chính cho các chương trình đào tạo của Học viện, là cơ sở thử nghiệm lâm sàng cho các hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Đạt tiêu chuẩn bệnh viện xanh-sạch-đẹp.
- Có cơ sở hạ tầng khang trang; hệ thống điện, nước, xử lý chất thải y tế đúng