Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 530 về “Lấy mẫu kiểm toán và thủ tục lựa chọn khác” được ban hành theo Quyết định số 143/2001/QĐ-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính thì “Khi thiết kế thủ tục kiểm toán, kiểm tốn viên phải xác định được các phương pháp thích hợp để lựa chọn các phần tử thử nghiệm nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán thoả
mãn mục tiêu thử nghiệm kiểm tốn”. Theo chuẩn mực này thì các phương pháp để lựa chọn phần tử để kiểm tra là:
- Chọn toàn bộ tổng thể để kiểm tra: kiểm tra toàn bộ các phần cấu thành một số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ (hoặc một nhóm trong tổng
thể).
- Lựa chọn các phần tử đặc biệt: lựa chọn các phần tử đặc biệt từ tổng thể dựa trên các nhân tố như sự hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách
hàng, đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cũng như các
đặc điểm của tổng thể được thử nghiệm.
- Lấy mẫu kiểm toán: lấy mẫu kiểm toán cho một số dư tài khoản hoặc một loại nghiệp vụ. Lấy mẫu kiểm tốn có thể áp dụng phương pháp
thống kê
hoặc phương pháp phi thống kê.
Phương pháp chọn mẫu mà Cơ quan KTNB của Ngân hàng TMCP Quân đội đang áp dụng các khoản cho vay là chọn mẫu phi đại diện. Theo phương pháp này, khi tiến hành chọn mẫu đỗi với nghiệp vụ tín dụng hoặc kế toán, kiểm toán viên thường chọn những nghiệp vụ có số phát sinh lớn. Điều này giảm được cơng việc kiểm tra chi tiết nhưng lại địi hỏi trình độ của kiểm toán viên phải cao. Tuy nhiên trên thực tế, những nghiệp vụ có số phát sinh lớn thường là những nghiệp vụ được khách hàng tiến hành rất cẩn thận và hợp lệ. Vì thế, việc lựa chọn các nghiệp vụ đó sẽ trở nên khơng hiệu quả để Đồn kiểm tra có thể đưa ra kết luận chính xác.
Do đó, khi tiến hành chọn mẫu, KTV phải đảm bảo mẫu được lựa chọn vừa có số phát sinh lớn và nghi vấn, vừa mang tính ngẫu nhiên để có thể chắc chắn rằng các số liệu được ghi nhận là trung thực, hợp lý.
các kết quả thống kê có hệ thống. Phương pháp này lựa chọn các phần tử một cách ngẫu nhiên và sử dụng lý thuyết xác suất thống kê để đánh giá kết quả mẫu, bao gồm cả việc định lượng rủi ro lấy mẫu.