Sự nghiệp văn học của Võ Hồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới trẻ em trong văn xuôi võ hồng (Trang 26 - 51)

1.1. Cuộc đời và văn nghiệp Võ Hồng

1.1.2. Sự nghiệp văn học của Võ Hồng

1.1.1.1. Quan niệm nghệ thuật của Võ Hồng

a) Quan niệm về con người

Đối với cuộc sống, mỗi nhà văn có một quan niệm khác nhau; để thể hiện nó, mỗi nghệ sĩ có một thế giới nghệ thuật riêng biệt. Vóc dáng của nhà văn được nhìn từ quan niệm văn chương mà ở đó nhà văn thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình với cuộc sống. Macxim Gorki đã từng khẳng định: “Văn

học là nhân học”. Đó là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người. Do vậy, con

người chính là đối tượng chủ yếu của văn học. Dù miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật, hoặc đơn giản là miêu tả các nhân vật, văn học đều nhằm mục đích miêu tả và thể hiện vào con người. Mỗi người nghệ sĩ đều có riêng cho mình một thế giới nghệ thuật khác biệt ứng với từng hồn cảnh, cách nhìn về cuộc sống và cảm xúc của chính mình. Nổi bật ở những trang viết của các nhà văn đó là quan niệm nghệ thuật về con người. Có thể nhận thấy được rằng quan

niệm nghệ thuật về con người chính là một vấn đề hết sức quan trọng của việc sáng tạo nên nghệ thuật cũng như làm sáng tỏ bản lĩnh của một nhà văn và phong cách cầm bút của người nghệ sĩ.

Võ Hồng viết văn hướng tới mục đích chung là sự bền vững của giá trị tinh thần con người. Khi nào con người còn ước mơ, mong muốn vươn tới hạnh phúc, cịn xót xa khi nghĩ về q khứ, những mất mát, khổ đau và trăn trở với thực tại thì ngịi bút của ơng sẽ vẫn cịn mạnh mẽ và khơng bao giờ có dấu hiệu cạn kiệt. Xét cho cùng, dù ở hoàn cảnh nào, nhà văn cũng đều khốc lên trên mình các nhân vật những hình dạng khác nhau, những chiều sâu tâm tưởng và ẩn chứa những nỗi niềm tâm sự của nhà văn. Nhà văn Aimatốp cho rằng: “Văn học thường xuyên nhắc nhở chúng ta: nghĩa vụ hàng đầu của con

người là trở thành con người nhân đạo”. Mặc dù con người có trong xuất

thân nào, khơ khan hay tình cảm, đau khổ hay bất hạnh, con người với những mối lo toan của cuộc sống hay con người hạnh phúc với thực tại thì nhà văn đều dẫn dắt họ đến với những mong đợi về cuộc sống khát vọng, đầy hoài bão và ước mơ và hướng con người đến những khát vọng đẹp đẽ của cuộc đời.

Tác giả Áo em cài hoa trắng đến với văn chương xuất phát từ khát vọng mãnh liệt giúp con người thoát khỏi thực tại, trở thành những con người có ích cho xã hội. Nhà văn đã dùng những sáng tác của mình để thức tỉnh tâm hồn con người, bản tính lương thiện, kéo con người ra khỏi vỏ ốc cá nhân để từ đó giúp họ nhận ra được giá trị của cuộc sống và giá trị của bản thân mình để có cách ứng xử phù hợp với lối sống xã hội. Tình yêu quê hương là một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ đến việc cầm bút của nhà văn Võ Hồng. Quê hương ông nhiều lần trải qua bom đạn, bị chiến tranh tàn phá một cách nặng nề, phải liên tục chạy giặc, chạy đói. Điều này ảnh hưởng đến tâm lí của nhà văn ln trăn trở với lịng mình về những số phận và đời sống tình cảm cá nhân và hóa thành động lực để nhà văn Võ Hồng tìm đến ngịi bút, dùng Chân – Thiện – Mỹ để sáng tác. Cái Mỹ dẫu có làm hoa mắt, nhưng con

người ít bị lừa trong thời gian lâu cho bằng cái Chân nhưng trí óc lại khó phân biệt cái Chân, ngược lại, cái Chân giúp con mắt phân biệt nhanh cái Mỹ. Nghệ thuật của văn chương chính là thấy được cái nhỏ nhất mà chưa ai thấy được, khám phá, là nghe được cái nhẹ nhàng nhất chưa ai nghe và diễn tả bằng ngôn ngữ chưa ai dùng, ngôn ngữ của chính mình.

Trước khi đến với con đường viết văn, Võ Hồng đã mang trong mình một trái tim lẫn cả sự đau buồn và tình yêu thương. Có những lúc đau đớn, buồn tủi ấy chông chênh và bất an khi chạm tới những sự thực ở đời nhưng ngay trong lúc đau đớn ấy, trái tim yêu thương lại trỗi dậy mạnh mẽ, giúp nhà văn tin vào cuộc sống ở bên ngồi vẫn cịn nhiều điều tốt đẹp đang chờ ở phía trước. Bên cạnh những trang viết đầy sự mất mát, trăn trở, suy tư về cuộc đời, người đọc vẫn thấy được những hình ảnh gợi tả niềm vui, niềm tin vào cuộc sống sẽ tái sinh trở lại bằng tình yêu thương giữa con người với con người.

Đến với các tác phẩm của Võ Hồng, người đọc khơng khỏi chống ngợp trước những hình ảnh mộc mạc, giản dị và chân chất của vùng quê Phú Yên, những đứa trẻ vùng nông thôn quê mùa chân chất với tình yêu quê hương, thiên nhiên và hơn tất thảy là được gặp những con người đúng với bản chất của vùng quê yên bình và một trái tim đầy nhiệt huyết với quê hương như nhà văn Võ Hồng. Có thể nói, hầu hết các nhân vật trong thế giới của tác giả, từ lớp trẻ đến lứa tuổi học trị, đến lớp trưởng thành đều ln mang trong mình một tình yêu với quê hương, với quá khứ và đầy ắp sự hoài niệm mỗi khi nhớ về quê nhà, gia đình và bà con láng giềng. Dường như họ cũng ý thức được rằng sống trên đời này cần phải biết nhường nhịn, yêu thương lẫu nhau, bởi chiến tranh đã gây nên bao nỗi mất mát đau thương cho nhân loại và ở họ sự trả thù chưa bao giờ là tồn tại: “Mình nên tử tế với những người dữ, những người muốn hại mình. Họ sẽ hối hận, họ sẽ sửa đổi tính lại” (Võ Hồng,

2009). Những lời nói tưởng chừng như dễ nhưng thực hiện lại rất khó khi đối với một đứa trẻ ở độ tuổi vẫn cần được gia đình giáo dục, ni dưỡng thì lại

càng khó hơn. Nhà văn đã mềm mại, uyển chuyển chuyển ngịi bút của mình về hướng đi tích cực, xây dựng trong nhân cách của các em một tấm lòng nhân hậu, vị tha. Chấp nhận lỗi sai của người khác, tha thứ cho người đã từng hại mình. Chừng ấy đã đủ làm cho nhân vật của Võ Hồng toát lên vẻ đẹp giản dị, chân tình và lung linh với nhân cách đẹp đẽ của mình. Điều đáng nói ở đây, nhà văn không chỉ cho ta thấy một sự dũng cảm chấp nhận những việc làm sai quấy, những đức tính xấu của con người và sự dũng cảm tha thứ lỗi lầm của các em nhỏ mà cịn là bài học về tình u thương giữa con người với con người, ngay cả ở những người giàu sang hay nghèo khổ ngay ở trong xã hội này. Từ đó, nhà văn hướng đến độc giả, đặc biệt là các em nhỏ về tình u thương, bởi chỉ có yêu thương mới đủ sức mạnh để có thể biến một người xấu thành một người tốt.

Cảm xúc trong văn chương Võ Hồng khiến người đọc đi từ trạng thái này sang trạng thái khác, có khi là sự dằn vặt; có khi là sự đồng cảm của chị phụ bếp nhà bà Đức Lợi đối với Thúy; ấm ức, bực bội của chị Hằng, thằng Hào khi cái Thủy không nghe lời; cũng có khi là sự khâm phục, ngưỡng mộ tình cảm của người cha một mình đơn thân ni con khi vợ mất, không đi thêm bước nữa. Ai mà khơng xót xa trước tình cảnh của ba cha con trong

Trận đòn hòa giải. Trong khi nhiều người sẽ chọn cho mình con đường đi

thêm bước nữa, nhưng nhân vật người cha trong truyện lại chọn cách ở vậy nuôi con. Trong lần về quê của các con, người cha đoán trước được rằng những câu hỏi mà người ta sẽ hỏi: “Ba đã lấy vợ chưa?...”, người cha định

sang năm sẽ thuê in sẵn những câu trả lời để khi bắt gặp ai cũng hỏi thì hãy giơ tay ngăn lại và vừa móc túi lấy tờ giấy in ra trao lại cho họ vừa thưa:

“Con đã biết rồi. Xin ông (hay bà) đọc những lời phúc đáp ở đây” (Võ Hồng,

1994). Nỗi đau thường là những điều khơng ai muốn nhắc đến, có người họ sẽ cố gắng tránh hỏi những câu hỏi chạm vào nỗi đau như thế và người cha nắm bắt được tâm lý các con. Chấp nhận cuộc sống hơi thiếu thốn, khó khăn một

chút nhưng vẫn dành đầy đủ tình cảm của người cha và người mẹ cho con mình.

Chị Hằng trong Trận địn hòa giải được sống đầy đủ có cả cha lẫn mẹ nhưng đến khi 9 tuổi mẹ qua đời vì một cơn bạo bệnh. Chị Hằng vừa đóng vai trị làm chị, vừa làm vai người mẹ lo cho em Thủy. Vốn bản tính con gái với nhau nên suốt ngày lắm chuyện cãi kình, có khi đó chỉ là lần hờn dỗi nhỏ nhặt vì chị Hằng khơng đặt phần bánh mì được chia tử tế trước mặt Thủy, làm Thủy giận và không chịu đi học, gây phiền phức cho ba. Vì sự ấm ức, bức bối bấy lâu nay, cộng với sự tủi hổ khi nhìn thấy ba cưng chiều cái Thủy, chị Hằng bắt đầu cự cãi với ba, khiến ba tức giận và lấy roi đánh cái Thủy. Lần này khác với lần trước, ba khơng ơn hịa giảng dạy ba đứa con mà dùng roi đánh. Nhìn cái Thủy vừa mới ngạc nhiên khi bị ba đánh, vừa thấy thằng Hào và cả Thủy khóc to lên, lúc đấy Hằng mới thấy được những hành động sai lầm của mình. Hằng hối hận vơ cùng và chỉ muốn kêu lên hai tiếng “Má ơi” như bao đứa trẻ khác những lúc đau buồn cần má bên cạnh. Mỗi lần như thế, người cha đều cố gắng khuyên giải Hằng vì Hằng đã lớn, đã có thể tự lo cho bản thân và biết chăm lo cho gia đình. Cha khuyên dạy Hằng nhiều hơn là việc chơi đùa như với thằng Hào, cái Thủy. Đó là lý do khiến Hằng cảm thấy cô đơn, nhưng so với cái cơ đơn của ba thì lại chẳng thể nào sánh được. Câu chuyện vừa có những niềm vui nhưng cũng chứa đựng nhiều nỗi buồn vì các em tuổi cịn q nhỏ mà lại mồ cơi mẹ, những lúc cần mẹ vỗ về an ủi nhưng lại không thể. Chúng ta sống cùng một gia đình, dẫu có yêu thương nhau nhưng nhiều khi không thể vượt qua được bản chất cái tơi của mình, đặc biệt là ở độ tuổi của chị Hằng và thằng Hào. Vì thế tác giả mới đặt cho nhan đề cho câu chuyện là Trận đòn hòa giải. Đây cũng không phải là câu chuyện của các nhân vật mà còn là câu chuyện của mỗi con người, là bài học nhắc nhở chúng ta cần phải biết tha thứ để yêu thương nhau nhiều hơn và đón nhận yêu thương từ những tình cảm chân thành, từ những niềm vui trong cuộc sống.

Có thể nói, tình u thương chính là liều thuốc tinh thần vơ giá mà ông trời ban tặng cho con người, yêu thương giải thoát cho hận thù, trở thành lẽ sống, niềm vui và niềm hạnh phúc. Văn chương của Võ Hồng ln đề cao tình u thương giữa con người với con người, con người với thế giới thiên nhiên cây cỏ và mn lồi động vật. Nhà văn tránh nói đến cái xấu, tính cách xấu, hiện tượng xấu hoặc những kết thúc bi thảm, đen tối hay tuyệt vọng. Cô bé Ngọc trong truyện Cơng chúa lạc lồi là một nhân vật điển hình. Gia đình Ngọc bị bom đạn vùi lấp, chỉ cịn lại Ngọc và má nó. Má nó đi bn bán xa cịn Ngọc được nhận ni, tá túc tại nhà của “tơi” – nhân vật chính trong truyện. Ngọc xin về thăm má một tuần, thế nhưng Ngọc lại khơng quay trở lại vì nghe đồn Ngọc theo má dọn về Mỹ Ca để buôn bán đồ Mỹ. Mọi người xung quanh biết chuyện đều trách mắng nó khơng phải phép, không biết lễ nghĩa, khi đi phải thưa gởi đàng hồng. Người đọc có thể thấy được trong từng lời văn, câu chữ của Võ Hồng khi xây dựng các tuyến nhân vật khơng hề thấy có một lời trách mắng nặng nề mà chỉ thấy việc nhà văn luôn đề cao tình u thương, tơn vinh cái thiện để con người biết sống tốt đẹp hơn, nhân ái hơn. Phía sau trang viết của ông là những lời dạy bảo, khuyên răng về tinh thần đạo đức, giáo dục nhân cách của con người như tác giả đã từng viết: “Một người khi đã làm ăn thất bại, khi đã lâm vào cảnh túng thì họ thường

mang mặc cảm và họ ít muốn tiếp xúc với người ở hoàn cảnh khá hơn. Họ biết lễ độ và xã giao nhưng lại sợ sự thăm hỏi làm quấy rầy những người may mắn hơn họ” (Võ Hồng, 1995). Có lẽ, nhân vật người cha với kinh nghiệm

hơn ba mươi năm làm người đã thừa biết với tính khí khảng khái, mạnh mẽ của Ngọc, dường như Ngọc rất muốn trở về tạ ơn công lao dưỡng dục nhưng nếu để lựa chọn giữa vật chất, môi trường sống an toàn, được đến trường đi học và tình yêu của người mẹ thì đứa con nào mà không bước theo mẹ và

“chúng ta dù sao cũng là người lạ. Người lạ dầu tốt đến mấy cũng không thể thay thế được cha mẹ…Nhưng nếu bắt nó phải chọn thì nó chọn nằm trên

chiếu với mẹ nó và đi lội xuống cát cho dù mốc đôi chân cũng được” (Võ

Hồng, 1995).

Chủ trương của nhà văn chính là nhân cái đẹp lên nhiều lần bằng cách khám phá, tìm kiếm và thể hiện nó trong văn chương. Cái xấu khơng bao giờ tồn tại ở những trang viết của Võ Hồng và nhà văn cũng không để sự tầm thường xâm chiếm tác phẩm, bởi lẽ văn chương trình bày cái xấu nhiều hơn cái tốt, dùng cái xấu làm bàn đạp để đẩy mạnh, nâng cao cái tốt chính vì cái xấu dễ tạo nhiều tình tiết lôi cuốn và độc giả dễ tin vào cái xấu hơn cái tốt. Văn chương của Võ Hồng không thể hiện cái tốt theo chiều hướng như thế. Giữa cuộc đời đầy khó khăn, trắc trở này khơng chỉ có sự hiện diện của hai mặt đối lập là Tốt và Xấu, vì thế tác giả ln hướng tới hình ảnh cái Đẹp bền vững, Đẹp nhân cách con người, lương tri và cái Đẹp của tình yêu thương lẫn nhau, sự thủy chung gắn bó. Theo ơng, sự tầm thường chính là một phương thức dung tục hóa, làm mất vẻ đẹp của nghệ thuật chân chính.

b) Quan niệm về nghề văn

Nhà văn Võ Hồng đã để lại cho nền văn học nước nhà những tác phẩm với các thể loại phong phú và đa dạng, như tiểu thuyết, truyện dài, truyện ngắn. Tiểu thuyết và truyện dài được coi như là truyện của một đời người, đi qua những hỉ - nộ - ái - ố của cuộc đời, trải qua nhiều thăng trầm biến cố để đi đến kết quả viên mãn. Truyện ngắn là truyện của xã hội rộng rãi, của nhiều người và người đọc có thể thấy lống thống hình dáng của mình hiện diện trong từng trang viết của câu chuyện. Nghệ sĩ, nhà văn, nhà tư tưởng làm vui làm đẹp tâm hồn thế hệ sau như một quan niệm của ông trong tập Trầm tư : “Nhạc sĩ, họa sĩ mà nghèo tâm hồn thì cịn nhờ âm thanh của cây đàn, màu sắc của thuốc vẽ thay thế. Chớ người cầm bút vơ tài thì trần trụi” (Võ Hồng,

câu 235). Nghề văn là một công việc thực hiện hai tiêu chí, đó là viết ra tác phẩm và phổ biến nó. Con đường viết văn của Võ Hồng là một đường thẳng, không chỗ đứt quãng hay rẽ ngoặt và rất tự nhiên, xuất phát từ sở thích của

mình và được sự đồng thuận của thầy giáo dạy văn. Khi cầm bút viết, ông luôn coi trọng giá trị của nó và đánh giá cao hiệu quả giáo dục nhân văn của văn chương. Bản thân ông lại làm nghề gõ đầu trẻ, dạy học trực tiếp mỗi niên khóa chỉ chừng một ngàn học sinh nhưng nghề văn chỉ đứng sau nghề dạy, nhà văn mượn văn chương để nói những điều mình nghĩ là hay, răn đe những cái mình cho là gở, cho nhiều bạn trẻ hơn học tập.

“Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật thường tỉ lệ thuận với những khổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới trẻ em trong văn xuôi võ hồng (Trang 26 - 51)