Tuổi thơ với sự tổng hòa của các mặt đối lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới trẻ em trong văn xuôi võ hồng (Trang 84 - 89)

2.3. Cái nhìn về trẻ emtrong văn xuôi Võ Hồng

2.3.1. Tuổi thơ với sự tổng hòa của các mặt đối lập

Võ Hồng xuất thân từ nông thôn, sinh ra ở vùng quê An Thạch, tỉnh Phú Yên. Ở đó, mọi nhà chịu ảnh hưởng nền giáo dục dân gian từ xa xưa và đặc biệt là các quy tắc ứng xử theo Khổng học do các thầy đồ truyền dạy, đưa ra những khn phép buộc học trị phải tuân thủ theo. Sự giáo dục bài bản, có khn phép được giáo dục từ khi các em còn nhỏ, ở độ tuổi đó các em dễ dàng tiếp thu, học tập, trong đó căn bản là những bài học về sự lễ phép, vâng lời, tuân phục đối với người lớn, bậc bề trên tuy nhiên cũng còn thiếu các hoạt động mạnh mẽ trong môi trường thiên nhiên. Đồng thời, lúc này nền giáo dục mới theo quốc ngữ được truyền bá, cổ vũ các hoạt động mạnh mẽ cho các cá nhân, tập thể trong cộng đồng người dân, nhà trường và xã hội. Trong đó, đặc biệt có tổ chức Quốc Anh đồn theo cách sinh hoạt của Hướng đạo. Hai cách giáo dục này có phần đối lập; các tác phẩm của Võ Hồng đã dung hòa chúng để tạo ra những nhân vật hồn nhiên và hướng thiện.

Trước đó, học trị được học tập với chữ Nho, ơm sách chữ Nho và mang cả nghiên cả mực đến học các thầy đồ trong khi nền giáo dục mới, học trò đến trường học vần B ba cái trứng, L quả lê, T quay tơ,… Trong nền giáo dục mới đan xen với những bài học từ xưa của thời kỳ Khổng-Mạnh thì thầy giáo được xem là dấu mốc, là cầu nối giữa hai thời đại giáo dục, là biểu hiện đầu tiên của “văn-minh”. Nền giáo dục quốc ngữ được truyền bá rộng rãi trong hầu hết tất cả các trường học nhà nước, mà Phủ lỵ Tuy An thời bấy giờ chỉ là một vùng q nghèo. Chính vì thế, học trò đều là những đứa trẻ nhà quê, sớm được tiếp xúc với nền giáo dục mới và “văn-minh”. Tiểu thuyết Hoài cố nhân là nhân chứng trung thực về sự tổng hòa giữa hai nền giáo dục của Khổng- Mạnh và “văn-minh”. Học trị đa số đều là những lũ trẻ góp nhặt ở năm, bảy làng cân cận. Lớp Đồng - Ấu có nhiều anh lớn tuổi, đến 20 tuổi và lực lưỡng y như những người đàn ông thực thụ. Đi học thì mang theo một mo cơm, kèm đùm mắm. Từ nhỏ, cuộc sống của lũ trẻ chỉ xoay quanh với việc chăn bị, chun mơn hái củi hay quen với ruộng rẫy nên khi đến lớp, đến trường đem theo sự u mê và bướng bỉnh nhưng lại đem đến nhiều sự phong phú và thú vị về các trò chơi dân gian: nhảy lò cò, đánh mạng, đánh đáo; đi học mang theo muối vò chung với lá é để giờ ra chơi chạy vào bụi bơ bứt lá dang chấm muối ngồi ăn hay ngồi xem người ta đào khoai, đào sắn tới xin ăn. Trong một lớp học, sự tổng hòa giữa các đối tượng học trò được nhà văn Võ Hồng thể hiện hết sức tự nhiên, giản dị và tuyệt nhiên khơng có sự phân tầng lớp.

Trong tập Thơm ngát hương cau, các em học trò thời Việt Minh vừa phải chạy giặc vừa đến trường. Thời bấy giờ, trường Trung học Lương Văn Chánh là trường Trung học độc nhất của tỉnh nên học sinh được tuyển chọn từ cực Bắc Xuân Lộc đến Hòa Xuân cực Nam; từ An Ninh, An Chấn sát biển cho đến Xuân Quang, Xuân Phước giáp ranh Tây Nguyên; từ Tuy Hòa đi ra Tuy An để theo học ở trường, đi bộ hơn bốn mươi cây số, từ nhà ra tới Định Trung, xã An Định mơ mở trường. Con đường đến trường gian nan, vất vả

hơn khi liên tiếp tiếng động cơ rú lên trên đầu, tàu bay sạt qua “Tàu bay! Tàu

bay”. Lứa học trò thời việt Minh đã được bà con xã An Định cưu mang, cho

họ hưởng sự yên ổn của một mái nhà, sự ấm áp của một bếp lửa. Các em học sinh là sự tổng hòa của các vùng quê khác nhau nhưng cùng chung mục đích là đến trường, đều cùng một khn đúc ra. Có em đi bộ sáu mươi cây số từ Xn Cảnh vơ, có em năm mươi cây số từ Hòa Đồng ra, chia phiên nhau mà gánh ruột nghé gạo căng phồng đeo lên vai. Học trò chia nhau ở rải rác khắp mọi nhà, ở phía bên Nhất Trí nghe tiếng ếch nhái kêu, ở Soi Giữa mùa lụt đi lại phải chờ đị, ở Đồng Me ít sợ Pháp nhảy dù vì có dãy núi cao nằm chắn sau lưng. Những khó khăn, vất vả mà chiến tranh gây ra cho đồng bào, vùng q vẫn khơng làm lay động ý chí mạnh mẽ, ham học của lũ học trò thời Việt Minh. Trong nền giáo dục mới, học sinh trung học dưới thời Pháp thuộc học trong sách viết bằng tiếng Pháp và thầy giáo phải tự soạn ra bằng tiếng Việt, tự in để phát cho học trò học. Học trò và thầy giáo cùng học dưới 4 -5 phiến đá cẩm thạch trắng, mài cho nhẵn rồi để phơi khô, dùng mực li tô chép bài lên mặt đá, nét chữ viết ngược và sau cùng lăn mực đen lên mặt chữ, lấy giấy trắng ịn lên cho mặt chữ thấm vào mặt giấy để học.

Đọc Võ Hồng qua nhiều tác phẩm, người đọc nhận biết được cả khơng khí “tồn dân kháng chiến” thời “chín năm” 1946 – 1954, nhất là cơng cuộc “chống giặt dốt 1946 – 1948” của các chiến sĩ Bình Dân Học Vụ ở tác phẩm

Như cánh chim bay, vui vẻ thưởng thức những bài thơ hồn nhiên thực tiễn

Cánh thiệp đầu xuân. Bên cạnh đó là ngẫm cười một mình khi nhân vật Thúy,

một cô bé nhà quê, phải đứng quá lâu, mỏi chân trong lúc bà Đức Lợi và dì Tám nói chuyện với nhau, nghĩ rằng “con bò sướng hơn vì có bốn chân”

trong truyện ngắn Nhánh rong phiêu bạt. Hoặc câu chuyện trong giờ ra chơi, bị giám thị nhắc nhở: “Sortez au dehors! Sortez au dehors! (Đi ra ngoài! Đi

ra ngồi), anh học trị Tây con vừa tuân phục vừa lẩm bẩm mỉa mai: “Sortez au dehors! Sortez au dehors! Mais ca c’est certain. On ne peut pas sortir au

dedans.” (Đi ra ngồi! Đi ra ngồi! Điều đó nhất định rồi! Người ta đâu có thể đi ra trong!) trong tác phẩm Người về đầu non (Võ Hồng, 1968).

Công chúa lạc loài in trong tập Vùng trời thơ ấy là một truyện ngắn đặc

sắc hịa quyện hai tính cách đối lập ngây thơ, non nớt và già dặn qua nhân vật Ngọc. Nhà văn Võ Hồng đã rất tinh tế trong việc chuyển biến hai mặt trái ngược này. Rõ ràng Ngọc chỉ mới lên mười tuổi, đang học lớp nhì nhưng cách dùng từ ngữ của em lại giống như lối nói của người lớn. Ngọc có những lối nói gợi hình đặc biệt như: “cách tới cả dặm hú” khi nói về cự ly xa gần,

“bom nổ một cái rầm”, tiếng “khổ” phát ra ở miệng Ngọc nghe nó nói như

khổ thiệt khi nhắc đến hình ảnh những người con gái cầm roi đi chăn bị. Hoặc thèm thì “chảy nước miếng”, mỗi lần ăn đu đủ luộc thì“khát nước cháy

cổ”, ăn hàng thì “miệng khơng để làm da non”. Ở độ tuổi của Ngọc có lẽ chỉ

cần sử dụng những từ ngữ giản dị hơn, tự đặt ra câu, tự chọn chữ mà sử dụng nhưng Ngọc thì khơng. Em đang cố gắng tỏ rằng mình “khơn” hơn một đứa trẻ thành thị vào tuổi của nó, tự thay đổi tâm hồn mình trở nên già dặn hơn khi sử dụng lối nói có sẵn của người lớn xung quanh nó.

Tộc trong Niềm tin chưa mất là một cậu học trò trường làng nhà nghèo, mặt mũi không đẹp, vốn mang tiếng học dốt, không mấy khi thuộc bài và thường xuyên bị thầy nhắc nhở. Ở độ tuổi mười, mười một tuổi, một đứa trẻ như Tộc cũng khơng tránh khỏi tính ham chơi. Tộc ham chơi đáo đến nỗi không biết đứa nào lén giấu áo. Tới sân trường thì ngay lập tức cởi áo vắt vai, bỏ sách vở xuống cỏ rồi chơi mải chơi mê đến khi trống đánh vào lớp thì luống cuống vài hột nút này sang khuy áo kia mà không biết. Tuy học dốt nhưng Tộc cũng rất ham học. Mỗi lần buồn, cậu bé gầy gò, đen nhèm ngồi mở cuốn sách Language Franscaise tập đọc tiếng Pháp và có thể vui vẻ: “Đố

tụi mày “la ma-rơ” là cái gì?” với chúng bạn và kết quả là cách đọc chữ Tây

của Tộc giờ đây đã khơng cịn ngọng như hồi xưa mặc dù đọc vẫn còn đọc sai âm sai giọng: “la lame, la lac, papa a vu kilo, à Hanoi il y un pont” ( Lưỡi

dao, cái hồ, cha đã thấy quả cân một ký, ở Hà Nội có một cái cầu) (Võ Hồng,

1962). Về sau, Tộc yêu con gái nhà khá giả, dắt nhau đi trốn biệt xứ; mấy mươi năm sau, dù đã giàu có, Tộc vẫn viết thư thăm hỏi bạn cũ, nhớ về bạn bè xưa, nhớ ông cai trường, nhớ người thầy cũ đã mất với một sự áy náy.

Vết hằn năm tháng là tập truyện gồm nhiều câu chuyện học đường với

tính nghịch nghợm của lứa tuổi học trị. Truyện mở đầu, Những bí mật của anh Đỗ Cúc mở ra một thế giới học trị tinh nghịch. Đỗ Cúc học giỏi đủ các

mơn nhưng giỏi nhất là mơn Luận, ăn nói văn hoa, dùng từ ngữ diễm lệ cho ra những dòng văn chương êm đềm làm vui lòng thầy Tri, làm bằng lòng các vị giám khảo và anh đã dùng thứ văn ấy để viết một bức thư tình. Đó là những lá thư tình lâm ly và thất bại trong tình trường cắt nghĩa cuộc sống và lối dạy học của Đỗ Cúc. Một buổi sáng trước giờ vào lớp, bức thư tình của anh Đỗ Cúc bị thằng Tiến, thằng Chúc phát hiện đọc to trên lớp và gây sự tị mị, thích thú vì được chế giễu một con người hồn hảo nhưng niềm vui đó vẫn trong một chừng mực nhất định và các bạn đồng trang lứa vẫn luôn thán phục về tài văn chương của Cúc. Toàn bộ câu chuyện chỉ kể về cuộc đời khn thước và rất mực bình thường của anh Đỗ Cúc không một nét nào làm ta rung cảm. Song chúng ta vẫn có thể tìm thấy cuộc sống phổ biến thơng thường của đời sống con người ở bất cứ con người nào, bất cứ ở đâu hay bất cứ thời điểm nào và chính những điểm bình thường ấy đã tạo nên một con người khác biệt như anh Đỗ Cúc. Vì thế, nhân vật tôi trong truyện dù có cố gắng đến mấy cũng không thể nào phỏng theo và bắt chước như kiểu cách cùng lối sống của anh Đỗ Cúc: “Khơng có một anh Đỗ Cúc thật ở chỗ nào hết mà đó chỉ là tiếng vang trung thành của những tiếng động ngẫu nhiên ở đâu đây” (Võ Hồng, 1965).

Văn xuôi Võ Hồng viết về thế giới trẻ em, thế giới tuổi học trò cho ta hiểu thêm về cuộc sống của những đứa trẻ ở vùng quê nghèo khó miền Trung. Điểm chung dễ nhận ra ở các em là bản tính “bản thiện”, bao dung và cố gắng

học hỏi tri thức ở sách vở và kể cả những bài học bên ngoài xã hội. Dầu cho con đường đến trường có khó khăn, vất vả thì các em vẫn khơng ngừng tiến bước, không ngừng ước mơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới trẻ em trong văn xuôi võ hồng (Trang 84 - 89)