3.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ
3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại đậm chất trẻ thơ
Ngơn ngữ là chất liệu xây dựng hình tượng nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân người viết và khuynh hướng tư tưởng của ngòi bút. Dẫu viết về người lớn hay viết về tuổi học trị, ngơn ngữ của Võ Hồng vẫn bình dị, nhẹ nhàng, dễ đi vào lòng người đọc. Phương diện ngôn từ là một trong những yếu tố chính làm nên sự thành cơng của những tác phẩm viết về văn học thiếu nhi của Võ Hồng. Nhà văn đã thổi hồn của mình, của các nhân vật vào từng lời nói, câu chữ và biến chuyển hết sức linh hoạt các dạng thức ngôn ngữ nhằm gia tăng nồng độ cảm xúc của nhân vật. Để thực hiện được điều ấy, với điểm xuất phát là nhà giáo, Võ Hồng trau chuốt trong việc sử dụng ngơn từ của mình để phù hợp với lứa tuổi học trò, và sự nỗ lực lựa chọn đa dạng các dạng thức ngôn ngữ là bằng chứng chứng minh cho sự tâm huyết của nhà văn trong việc sáng tác các tác phẩm viết về trẻ em. Mặt khác, người viết cũng có điều kiện thuận lợi để đào sâu thế giới nội tâm của nhân vật khi hầu hết khoảng thời gian của mình ơng dành cho việc dạy học, tiếp xúc và vui chơi với các em nhỏ xung quanh, đặc biệt là những ngày tháng một mình ơng ni dạy các con trưởng thành. Chính vì vậy, các tác phẩm viết về lứa tuổi học trò, trẻ em luôn tạo cảm giác gần gũi, tin tưởng và chân thành.
Đa phần các nhân vật trẻ em trong truyện đều là nhân vật kể chuyện với ngơn xưng “tơi”. Ở vai trị đó, các em tự do khám phá và nhìn nhận về thế giới, tự do bộc bạch suy tư của mình mà khơng bị ràng buộc bởi bất cứ lí do nào. Khi nhắc đến trẻ em, chúng ta không thể không nghĩ ngay tới bản chất hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ của các em và được sống đúng với lứa tuổi thật của mình. Thế giới trong mắt trẻ thơ là sự thuần khiết, tươi đẹp, nên sự vô tư và hồn nhiên luôn hiện diện quanh các em, từ cách hành động đến lời nói,
cảm xúc. Hơn nữa, mọi suy nghĩ, cách nhìn nhận của trẻ em ln vơ tư, đơn giản. Các em được sống trọn vẹn với từng khoảnh khắc, và sẽ không thể nào thiếu đi niềm vui hoặc những điều mới mẻ trong cuộc sống. Mỗi ngày của các em là một sự học hỏi, khám phá và tận hưởng.
Trong các tác phẩm viết về lứa tuổi học trò, viết về trẻ em của Võ Hồng, ngôn ngữ đối thoại đậm chất giọng trẻ thơ. Áo em cài hoa trắng có những câu đối thoại với những từ kết thúc câu nhẹ nhàng như “vậy má?”, “gì má?”, “phải khơng má”, “má hả”,… Nhân vật xưng “tôi” đi hết những bất ngờ này đến bất ngờ khác khi được má kể chuyện, má dạy học chữ và những buổi được nằm thủ thỉ với má. Sau mỗi cuộc đối thoại như thế, những sự liên tưởng như chính người đọc đang đối thoại, đang tự trở thành nhân vật “tôi” để được hồi niệm lại cái khoảng thời gian mình cịn bé xíu, thích được hỏi và được nghe trả lời từ người lớn. Dễ dàng hơn, câu chuyện từ đó chìm dần sâu vào cảm xúc của trẻ thơ rồi thỉnh thoảng lại thấy những trăn trở, suy tưởng của “má” về những tháng ngày sau này “tơi” khơng cịn “má” bên cạnh. Việc lựa chọn ngôi kể thứ nhất cùng với những chuỗi sự kiện đan xen giữa quá khứ và hiện tại khiến cho những trang viết của Võ Hồng có sức hút kì lạ, khơng phải là những sự kiện đơn thuần trong câu chuyện mà cịn chứa đựng cả dịng chảy tâm tình đầy cảm xúc của các nhân vật.