Nghệ thuật tổ chức cốt truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới trẻ em trong văn xuôi võ hồng (Trang 123 - 128)

3.3.1. Sự đan xen giữa cốt truyện tâm lí và cốt truyện sự kiện

Theo Từ điển văn học (bộ mới), cốt truyện là “một phương diện của lĩnh

vực hình thức nghệ thuật, nó chỉ lớp biến cố của hình thức tác phẩm. Chính hệ thống biến cố (tức cốt truyện) đã tạo ra sự vận động của nội dung cuộc sống được miêu tả trong tác phẩm. Tính truyện (có cốt truyện) là một phẩm chất có giá trị quan trọng của văn học, sân khấu, điện ảnh và các loại hình nghệ thuật cùng loại. Trong các thể loại văn học, các cốt truyện là thành phần quan trọng thiết yếu của tự sự và kịch, nhưng thường khơng có mặt trong các tác phẩm trữ tình”.

Trong các tác phẩm của mình, nhà văn Võ Hồng đã lồng ghép thành công cốt truyện sự kiện trên nền cảm xúc của các nhân vật nhỏ tuổi. Các câu chuyện ấy là những dịng tâm lí cảm xúc mạnh mẽ mang đậm nét của lứa tuổi thiếu nhi; là chuỗi sự kiện hoài niệm về một quá khứ tuổi thơ êm đềm mà mỗi lần nhớ đến đều không khỏi xúc động. Khơng những thế, sự đan xen này cịn mang lại hiệu ứng cao khi nhà văn để các mạch cảm xúc đan xen giữa những suy tư ngây ngô, hồn nhiên với nhiều nỗi suy nghĩ khác khau. Do vậy, hình tượng nhân vật trẻ em của Võ Hồng trở nên gần gũi và có sức sống trong lịng người đọc.

Trong Nhánh rong phiêu bạt, logic của cốt truyện sự kiện là một loạt diễn biến của em nhỏ tên Thúy từ khi gia đình Thúy bị bom đạn chôn vùi, những chuỗi ngày sống phiêu bạt của Thúy: bắt đầu từ nhà bà Đức Lợi, đến nhà chú thím Sáu, nhà bác Tư Trai, rồi theo thầy Huyền Linh, cuối cùng là đi bán bong bóng và được cơ dược sĩ nhận nuôi. Chiến tranh đã làm xáo trộn cuộc đời của Thúy, biến Thúy trở thành một đứa trẻ mồ côi, không cha mẹ, không quê hương. Các sự kiện diễn ra đơn giản như trong đời sống hằng ngày, nhưng cái tài của nhà văn Võ Hồng là không làm nó q khơ cứng, khơng mang đậm màu u buồn mà luôn là sự hồn nhiên, lạc quan và giàu lịng

nhân hậu của cơ bé Thúy. Những chuỗi sự kiện hoài niệm về những lời dạy bảo của má, những bài học làm người được học trên trường lớp cũng được nhà văn xây dựng một cách khéo léo, tránh mang cảm giác nặng nề về vấn đề giáo dục để từ đó đẩy nhân vật Thúy trở thành một tấm gương nhỏ tuổi mà các em cần phải học hỏi, trong đó có cả người lớn. Với nhà văn, một bài học giáo dục đến từ những hành động hay những trị chơi đơn giản nhưng đó là cả hành trang mang theo của các em.

Trong hai chuyện Trận đòn hòa giải, Xuất hành năm mới, bối cảnh câu chuyện diễn ra trên mạch cảm xúc của “tôi” trong khuôn viên của một gia đình có người cha và hai em nhỏ. Đó là những tình cảm, những mối quan hệ giữa các anh chị em với nhau về khoảng cách về lứa tuổi và tâm lý, giữa cha mẹ và con cái. Sự chuyển biến đột ngột từ cuộc đối thoại của cha và ba chị em Hằng sang trạng thái cảm xúc của chị Hằng không làm câu chuyện đứt mạch mà lại kết nối với nhau rất chặt chẽ. Từ đầu đến cuối truyện luôn là sự đan xen giữa cốt truyện sự kiện và cốt truyện tâm lí của nhân vật chị Hằng. Đó là những hồi niệm về chuyện ngày xưa của ba chị em Hằng, những ngày được sống có má ở bên cạnh cùng với đó là những suy tư của một đứa trẻ đã “mất đi một phần lớn tuổi thơ” của mình.

Cơng chúa lạc lồi là câu chuyện của nhân vật “tơi” – em út Thủy kể về

cơ bé Hịa. Mở đầu là những dòng cảm xúc của Tri Thủy đang bước vào ngưỡng cửa Đại học nhớ những ngày nghỉ hè được theo anh chị về quê nhớ đến từng con sông, bờ tre, ruộng ao. Tiếp theo sau đó là mảng kí ức về Hịa – nạn chân chiến tranh bị chết trong một đêm mà máy bay tuần thám bay rề rề trên đầu và hỏa châu sáng rực. Gần cuối câu truyện là sự xuất hiện của Ngọc – nàng công chúa của đồng quê đang bị sa sút ở thành phố. Ngọc kể về những vụ ném bom vào nhà của nó, vào nhà ơng Hương Bản Danh cạnh nhà nó và song song với đó là những dịng suy tư của “tơi” về số phận của Ngọc và thế hệ của Ngọc: “Tơi ngồi n lặng nhìn Ngọc, nghĩ rằng khối óc của nó đầy

những hình ảnh chết chóc bi thảm…” (Võ Hồng, 1995). Xuyên suốt tác phẩm

là những chuỗi sự kiện về các nhân vật khác nhau nhưng vẫn chung một dòng cảm xúc của nhân vật “tôi”, tạo sức bền bỉ cho câu chuyện, liên tục tiếp diễn mà không rời rạc. Truyện là một bức tranh ghép với những mảng ký ức chắp nối của nhân vật trẻ em. Ở đó, “tơi” tan chảy theo những dịng hồi niệm về tuổi thơ của mình.

Tập truyện ngắn Một bơng hồng cho cha là năm bài tâm bút của nhà văn viết về ông bà, cha mẹ, thầy cô và đặc biệt là Lời sám hối của cha. Lời sám hối của cha ám ảnh người đọc về hình ảnh một người cha đang tự “sám hối”

trước việc làm của mình: đánh con bằng cái nịt trên tay. Điều đáng nói ở đây là Võ Hồng đã xây dựng một khung truyện đơn giản nhưng lại chuyển tải được rất nhiều nội dung, bài học có ý nghĩa sâu sắc. Bắt đầu là những dòng mở cho “những lời sám hối chân thành” mà người cha gởi đến con – đứa con gái lớn của một gia đình mất mẹ và chịu bao nhiêu thiệt thòi. Tiếp theo sau đó là đơi điều tâm sự về những khó khăn mà cha đang gặp phải: khơng có ai để trơng cậy nhờ vả, chỗ láng giềng lại chưa thân thiết và công việc dạy học khơng biết được đến một ngày nào đó sẽ bị thay thế. Những lo toan, những cơn bực bội phiền muộn về cuộc sống của cha dễ dẫn đến việc “khơng giữ được bình tĩnh” và rồi “đang uất ức vì việc ở trường, con lại gây thêm điều

rắc rối nên sẵn cái nịt trên tay cha vụt con một phát” (Võ Hồng, 1994). Tuổi

thơ không mấy êm đềm của con gái lớn khác so với những như bao đứa trẻ khác được người cha liên tục thuật lại đi kèm với sự dằn vặt, những lời “sám hối” của cha nhưng hơn hết vẫn là thể hiện tình cảm máu mủ, ruột thịt giữa cha mẹ và con cái: “Cha chân tình thường chỉ lo nghĩ đến bổn phận nên nhiều khi quên mất sự dịu dàng. Thương yêu tha thiết trong lịng nhưng khó tìm cách nào để biểu hiện cho tinh tế, tránh xa cơng thức […] Nhưng cịn về tình cảm thì, mất đi người mẹ là tối sầm hết một nửa bầu trời” (Võ Hồng,

chỉ kể lại những tình tiết đơn giản, những sự việc rất dễ tái diễn trong đời sống hằng ngày và đưa nhân vật đến gần hơn với người đọc. Với cách tổ chức cốt truyện đan xen giữa cốt truyện tâm lý và cốt truyện sự kiện, các tác phẩm của Võ Hồng luôn chạm tới trái tim người đọc qua nhiều thế hệ. Tác giả vừa xây dựng lại hình ảnh hiện tại của nhân vật, vừa đưa nhân vật hoài niệm về quá khứ để dễ dàng bộc lộ những tâm tư, suy nghĩ về ngày mai. Tất cả được lồng ghép và hịa quyện vào nhau. Đơi lúc, có những câu chuyện, đọc một lần chúng ta sẽ khơng thể hình dung ra được ý nghĩa của nó và nhà văn đã tạo ra sức hấp dẫn, lôi cuốn khiến người đọc phải đọc đi đọc lại nhiều lần.

3.3.2. Sự hòa kết giữa cốt truyện đơn tuyến và đảo tuyến

Cốt truyện đơn tuyến là một kết cấu khá quen thuộc trong sáng tác của rất nhiều nhà văn. Qua các sáng tác của Võ Hồng viết về trẻ em, nhà văn thường dẫn dắt câu chuyện theo cốt truyện đơn tuyến và đan xen giữa đơn tuyến - đa tuyến. Truyện được viết theo tâm trạng của nhân vật, phù hợp với đối tượng tiếp nhận là các em nhỏ và người lớn. Bắt đầu mỗi câu chuyện đều từ cốt truyện đơn tuyến – có nhân vật chính là “tơi” dẫn chuyện và tiếp theo sau đó là những lần hồi niệm về q khứ được nhà văn lồng ghép vào cốt truyện đảo tuyến, xây dựng từ một nhân vật chính thành hai nhân vật chính, có khi nhiều hơn hai.

Cơng chúa lạc lồi bắt đầu bằng những ngày nghỉ hè được về quê thăm

ông bà, được đi nghỉ ở Đà Lạt, Sài Gịn của nhân vật “tơi”; tiếp đến câu chuyện về cái chết của Hòa và cuối cùng là câu chuyện về sự xuất hiện của Ngọc qua giọng kể của nhân vật “tôi” cùng với lời đối thoại giữa Ngọc và người cha. Các sự kiện và tình tiết tiếp nối nhau nhưng lại được kể quay ngược lại về quá khứ, tạo cảm giác hoài niệm về những ngày cịn là một cơ nữ sinh bậc Trung học. Cốt truyện chính được kể bằng hình thức vịng trịn theo trình tự hiện tại – quá khứ - hiện tại. Mở đầu bằng một mùa hè buồn bã, vô vị của nhân vật chính. Tiếp đến là những hồi tưởng của một cô bé đang chuẩn bị

bước vào ngưỡng cửa Đại học. Cuối cùng là đoạn độc thoại của nhân vật “tôi”. Nhân vật xưng “tôi” thuật lại những gì đã xảy ra, đã thuộc về quá khứ thuộc điểm nhìn, từ một vị trí quan sát nhất định của người kể chuyện. Câu chuyện kết thúc ở thời hiện tại, Ngọc vẫn mất tích, khơng ai biết Ngọc đi về đâu.

Võ Hồng là một nhà văn nặng tình với quê hương, nặng tình với quá khứ nên hầu hết các tác phẩm của ông đều có sự xuất hiện của những dĩ vãng, hồi niệm mà nhà văn chưa bao giờ quên. Việc sử dụng kết hợp giữa cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đảo tuyến là một phương thức làm nổi bật nên nền quá khứ ấy. Người đọc đến với tác phẩm chủ yếu cũng để biết về những câu chuyện mà phần nhiều đã kết thúc trước thời điểm mà họ được nghe kể.

Trong Niềm tin chưa mất cũng vậy. Ở thời điểm hiện tại là cảnh một đứa con trai đang tắm nắng để không bị bạn bè chọc “con heo luộc” chỉ vì làn da trắng như con gái của nó. Câu chuyện ấy được kể qua lời kể của nhân vật xưng “tôi” – người cha của cậu con trai ấy. Khi nhìn hình ảnh con trai mình với làn da “có rám đen đi phần nào” hiện lên trước mặt nhân vật xưng “tôi” đã làm cho “tơi” bỗng dưng nghĩ đến một hình ảnh “khơng phải trong tương lai

mà chính ngay trong quá khứ tôi đã sống. Tôi nhớ đến anh Tộc, người bạn học của tơi hồi cịn lớp tư” (Võ Hồng, 1962). Quay ngược về quá khứ là câu

chuyện về cuộc đời của Tộc cùng với tính cách của nhân vật Tộc được bộc lộ rõ thông qua lời kể của nhân vật “tôi”. Không kéo dài thời gian, nhịp trần thuật nhanh và cách viết đầy tình cảm, giọng điệu nhẹ nhàng, nhà văn đã nêu lên cảnh sống của lớp trẻ em nông thôn bản chất hiền lành, tốt bụng và tô đậm nét đáng u, khơng giữ trong lịng những giận hờn, ốn trách.

Lễ cúng trường có hai tuyến nhân vật tương đương với một hành động truyện. Mở đầu là màn đối thoại của các em học trò cùng lớp bàn về vấn đề đi Tết thầy bởi “Tết thầy là một mối băn khoăn, nhất là đối với những đứa nghèo” và nối tiếp là câu chuyện về một đứa trẻ lo lắng vì món q biếu cho

thầy vào ngày Tết, lo sợ thầy sẽ thờ ơ nó chỉ vì nó đi ít. Đến với câu chuyện của cậu bé Trung, người đọc sẽ được đi từ cảm xúc lo sợ đến cảm xúc vui mừng của một đứa trẻ mà “nhìn cảnh vật xung quanh với đơi mắt nặng những

trìu mến u thương. Cái gì cũng đẹp đối với nó hết”. Bên cạnh đó, người đọc

cịn có dịp cười vui thích thú với giọng điệu nhà quê của Lão Nhảy – một ơng lão chống đị quen thuộc đối với lũ học trị. Cuối truyện là hình ảnh nhân vật “tơi” cùng các bạn trong lớp và thầy giáo làm buổi “Lễ cúng trường” trong khơng khí vui tươi, náo nhiệt của những ngày giáp Tết.

Những bí mật của anh Đỗ Cúc mở đầu bằng một bí mật về tài văn chương của anh Đỗ Cúc khiến cả lớp ai cũng trầm trồ và học hỏi theo, “do đâu mà con người ấy lại ăn nói văn hoa được đến thế” (Võ Hồng, 1965).

Nhưng bí mật cũng đến lúc được khám phá, chân tướng về một con người khuôn sáo được phơi bày: “Cái nguồn văn chương lâm ly của anh là những quyển tiểu thuyết đượm nhiều nước mắt này” (Võ Hồng, 1965) nhưng kết

thúc truyện cũng kết thúc bằng một bí mật, đó là khơng biết khi dạy học trị, anh có bắt chúng du dương theo cách anh đã từng làm hay không? Truyện đi theo một đường vịng, ở đó cái mới chồng lên cái cũ cùng với giọng văn miêu tả hết sức sống động, dí dỏm và súc tích.

Có thể nói, phần lớn những câu chuyện của một tác phẩm truyện kể của nhà văn Võ Hồng là thuộc về quá khứ, được kể từ điểm nhìn đảo ngược về thời quá khứ của người kể chuyện. Lúc này, người kể chuyện vừa kể lại, vừa bộc lộ những suy nghĩ, nhận định, tình cảm của mình về nhân vật trong cốt truyện đảo tuyến. Điều này làm cho câu chuyện khó tuột hẳn về thời điểm quá khứ mà vẫn tồn tại song song với hiện tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới trẻ em trong văn xuôi võ hồng (Trang 123 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)