Những trang viết giàu tâm huyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới trẻ em trong văn xuôi võ hồng (Trang 51 - 53)

1.2. Sáng tác về tuổi thơ của Võ Hồng

1.2.1. Những trang viết giàu tâm huyết

Những người làm thơ, viết văn ít ai khơng viết về thiếu nhi. Tuổi thơ là mảnh đời trong sạch, đáng yêu và giàu sức tưởng tượng cùng với những hoài bảo trong tương lai đầy rộng mở. Viết cho các em là cách mà các nhà văn tự thưởng cho mình những ngày tháng hồi niệm, thấy chính mình được trẻ lại, cũng trong trẻo và tươi sáng để tạm thời quên đi những lo lắng buồn khổ của cuộc sống hằng ngày. Làm sao để có thể viết được hay và gần gũi với các độc giả nhỏ, đó là điều mà hầu hết các nhà văn viết cho thiếu nhi đều trăn trở. Người cầm bút phải viết làm sao tránh “người lớn” quá hoặc có vẻ “làm ra trẻ con” mà phải thật sự tập trung vào việc lột tả được sự hồn nhiên ngây thơ, ngộ nghĩnh của tuổi thơ. Võ Hồng là một nhà văn đã thực hiện được điều ấy, bởi văn chương của ông luôn hướng tới những điều giản dị và chân thành, từ sự thật sống động của cuộc sống bên ngoài xã hội, như một bản ghi chép nhật ký những sự việc diễn ra hằng ngày với tấm lịng u thương, chính trực vốn có của một nhà giáo. Do vậy, hình ảnh trẻ em ln có ấn tượng sâu đậm với Võ Hồng so với các tác giả khác. Trẻ con xuất phát từ sự hồn nhiên, đáng yêu và tinh nghịch, không yêu sao được khi những ngày sống một mình ở căn nhà số 51 Hồng Bàng ln có cơ bé Cụi, cu Ti, cu Cún, bé Nu để chơi đùa, để bế ẵm. Có thể thấy được rằng nhà văn Võ Hồng sống và viết cho tuổi thơ bằng cả trái tim chân thành với một khơng khí tình cảm nồng ấm.

Hồn nhiên tuổi ngọc là tập thơ mới Võ Hồng viết riêng cho tuổi thơ. Trong tập thơ này, nhà văn muốn trao đến cho tuổi thơ một điều rất giản dị. Hãy bắt đầu quan sát rồi rung động trước mọi vẻ đẹp mà tuổi thơ đã có dịp nhìn thấy hằng ngày. Điều này rất cần thiết khi các em đang ở độ tuổi hồn nhiên và trong sáng, những rung động đầu tiên với vẻ đẹp của thiên nhiên của đất trời.

Các sáng tác viết về trẻ em, tuổi thơ của Võ Hồng phần lớn đều hướng tới việc giáo dục nhân cách cho các em, bên cạnh đó cịn có mục đích trau dồi kiến thức từ nhà trường và xã hội. Trong các truyện của mình, nhà văn đã khéo léo đưa vào những kiến thức cơ bản ngoài sách vở, được áp dụng và học hỏi kinh nghiệm từ khoa học và thực tế cuộc sống. Võ Hồng là một thầy giáo có tài trong việc tạo những giờ giảng “vừa học, vừa chơi” đầy thú vị. Người đọc có thể tìm thấy những bài học bổ ích ở các mẫu truyện ngắn Từ cái hố nước đến Đến vườn sinh vật và Lá, hoa: những người bạn trong tập truyện ngắn Thương mái trường xưa. Bên cạnh những ngày đứng trên bục giảng, Võ Hồng khi về đến nhà cịn là một người cha kiêm ln chức vụ của một người mẹ nên nhà văn thường xuyên tiếp xúc với những người trẻ tuổi, những lứa học trị giúp cho Võ Hồng có nhiều điều kiện để viết các tác phẩm viết về trẻ em khi đã có trong mình sự am hiểu về suy nghĩ, ý tưởng cũng như chiều hướng phát triển tình cảm của lứa tuổi trẻ em. Điều đó cũng giúp nhà văn thoải mái hơn trong việc sáng tác, tự do cầm bút và những rào cản giữa người lớn lẫn trẻ nhỏ đều được xóa bỏ về khoảng cách giữa các thế hệ. Những kiến thức, bài học bổ ích đều được nhà văn truyền tải một cách thực tế, không khơ khan mà đi qua những vịm lá xanh tươi, chim chóc và những trị vui bổ ích ở những giờ giảng thú vị. Trong màu xanh của cây cối ấy đã có bao nhiêu em ươm mầm mơ ước, tưởng tượng hồn nhiên của tuổi học trò hay những bài học tiếng Anh dễ thuộc, dễ nhớ mà sự liên tưởng ấy vẫn ln gắn liền với hình ảnh cuộc sống hằng ngày. Nếu muốn nhớ mặt chữ, viết đọc và viết chữ tiếng Anh “Black-board” thì hãy liên tưởng đến câu nói của thầy Long: “Bà lão ăn

củ khoai bắt ông ăn rau dền” (Võ Hồng, 1993). Lomonosov đã có câu: “Hiểu biết thêm nhiều trái tim ta càng thêm hứng thú”. Đọc từng trang viết của Võ

Hồng, có lẽ câu nói của Lomonosov chính là câu kết cho cả một quá trình dài nhà văn truyền tải cho các em những bài học có giá trị thực tiễn về khoa học và cuộc sống mà chính ơng góp nhặt, quan sát thực tế. Thương mái trường

xưa có thể xem là một cuốn cẩm nang đúc kết những kinh nghiệm giáo dục

bằng ngơn ngữ hình tượng. Việc hình thành nhân cách chuẩn mực cho trẻ em có sự tác động mạnh mẽ bởi nhiều yếu tố, trong đó có các sản phẩm văn hóa nghệ thuật tham gia một cách tích cực và đóng vai trị quan trọng, đó là văn học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới trẻ em trong văn xuôi võ hồng (Trang 51 - 53)