Chan chứa tình yêu thiên nhiên, môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới trẻ em trong văn xuôi võ hồng (Trang 67 - 71)

2.1. Trẻ em – những thiên thần nhỏ tuổi

2.1.3. Chan chứa tình yêu thiên nhiên, môi trường

Trẻ em lớn lên, cùng với việc tiếp xúc với con người, các em còn được tiếp xúc với một thế giới tự nhiên kỳ diệu ở bên ngồi, với hàng vạn hàng nghìn cây cối, chim muôn. Thiên nhiên, cảnh vật nông thôn như một người bạn thân thiết, mang lại cho trẻ thơ sự bù đắp, vỗ về và chữa lành những vết thương trong tâm hồn các em. Thiên nhiên gợi cho chúng ta bao nhiêu điều suy nghĩ về cuộc sống của con người. Thiên nhiên là lòng rộng rãi, là sự im lặng cho đi mà không cần nhận lại, là sự bao dung đối với con người. Gặp một cánh đồng xanh tươi mát, một khu rừng đẹp hay một mặt biển ngát xanh có ánh vàng chiếu lấp lánh trên mặt nước, những nỗi buồn phiền muộn trong lòng ta như được an ủi đi phần nào, được lắng nghe những lời khun rì rào từ sóng biển, lá cây. Thiên nhiên là sự chống trả bền bỉ của núi, sông đối với nắng, mưa, nóng rét của trời. Thiên nhiên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, với sự tự lực tự cường của chính mình, mọc trên các sườn đồi, cát bỏng vẫn vươn thân mình đón ánh nắng rực lửa.

Một nhân vật tuyệt đẹp cả về “tâm hồn” và hình dáng, đa dạng với nhiều tính cách khác nhau như thiên nhiên là nhân vật không thể thiếu trong văn chương của các em. Bài học về tình yêu với thiên nhiên, trân trọng và có ý thức bảo vệ thiên nhiên cũng là một nội dung hướng tới qua những sáng tác của nhà văn. Võ Hồng đã dành nhiều trang viết đẹp để viết về thiên nhiên, mô tả cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của một vùng quê thanh bình, yên ả, trước hết là để mở rộng tầm nhìn, sau chính là để các em thêm yêu thiên nhiên, ni dương tình u với thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên.

Cậu bé An trong Ngày xuân êm đềm nhìn dãy hoa cúc vạn thọ vừa trồng với cách nhìn trìu mến. Mỗi cây đứng trong một cái lỗ khoét to bằng cái bát sứ, cây cao hơn mặt đất không quá hai tấc, đứng gục đầu xuống, lá ủ rủ bng làm An có cảm tưởng chúng nhớ đàn nhớ bầy, nhớ nơi chúng đã lớn lên cạnh những anh em của chúng cùng một mẹ hoa sinh ra. Tình yêu của An dành cho những cây hoa vạn thọ trồng trước sân có thể thấy rõ qua cách An loay hoay nghĩ về chúng, lo lắng và thương hại chúng khi thấy người lớn vơ tâm khơng săn sóc. Niềm vui lại hiện lên trên nét mặt của An khi thấy cây nào đọt cũng xanh tươi, dăm ngày sau hoa lớn vụt thật mau, đâm chồi thật nhiều. Cùng với sự phát triển của dãy cúc vạn thọ là lúc cái Tết như đang đến gần với mọi người và với An. Nhà văn đã nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm của các em nhỏ bằng những bức tranh thiên nhiên hết sức gần gũi với thơn xóm, làng mạc tươi sáng đầy sức sống, rực rỡ sắc màu cùng với những âm thanh ríu rít của các lồi chim bay bay trong nắng. Ngày chiến tranh bùng nổ, cái nhà lầu của ông Cửu Nghiệp bị phá hoại, An ngậm ngùi nhìn cái di tích thời ấu thơ nay đã khơng cịn. Nhưng khi ra đầu xóm, đứng nhìn về chân núi Một, hình ảnh chịm lá chuối cau xanh ngắt vẫn cịn đó: “Những thân cau vẫn một màu trắng mốc mạnh mẽ vươn lên từng hàng song song […] vườn sum sê hoa lá ấy những con chim sẻ vẫn say mê mổ thóc rụng, những con chích chịe vẫn

nhí nhảnh chuyền trên cành lá lục lọi tìm sâu, những con chiền chiền vẫn mải miết tướt lá cau lấy sợi về làm tổ…” (Võ Hồng, 1962).

Cịn đây là hình ảnh “Từ cái hố nước” đến “Đến vườn sinh vật” trong khuôn viên của Thương mái trường xưa. Thầy hiệu trưởng huy động lớp 8G làm một bồn nước để thả bèo, trồng những cây sinh thủy như môn, rong, ấu, cây súng,… Các em học sinh cùng nhau bắt tay thực hiện với một niềm vui, niềm phấn khởi với thành quả lao động của mình. Sau một tuần, cái hồ nước xanh rờn lá mới, các em nhỏ thi nhau mang những bụi bạc hà, bụi môn sáp, môn tiên trồng xung quanh bờ hồ. Trẻ em nào cũng thích những vật nhỏ. Những sáng kiến, dự tính, háo hức trong đầu của các em sáng rực làm phong phú thêm hồ nước sinh vật. Chiếc thuyền giấy thứ nhất, thứ hai liên tiếp hạ thủy; có em đem đến hai con vịt đến thả cho bơi, luôn miệng kêu tạo thành một hồ nước đáng yêu. Các em đặt trọn tình cảm của mình vào bờ hồ sinh thái nhưng khi nghỉ Tết xong học trở lại thì cái hồ trở nên tang thương, cạn khơ, rong chết và ốc nhỏ, cua con đã nát lẫn theo cát khô, xác lá. Cái hồ sinh thái giờ đây chỉ còn là kỷ niệm của “sự sống” và “huyền diệu”. Đến vườn sinh vật, các em lại được tiếp tục làm việc hăng say, mỗi bồn hoa của lớp trồng những loại cây khác nhau. Tham gia làm một vườn sinh vật, một cái hồ nước thả cây thủy sinh, học sinh lớp 8 và các em học sinh lớp khác không chỉ rèn luyện lao động, mà còn là những giờ học thực tiễn về thực vật sinh động. Đặc biệt, ở các hoạt động bổ ích này, các em cịn được học cách xây dựng mối liên hệ mật thiết với trường lớp.

Ở vườn hoa học trị, hoa nói với ta như nói với mình. Học sinh trường cấp 2 Tân Lập phải hì hục tưới nước cây bàng “thù nghịch” với bao buồn vui, lo lắng, ước mơ,… mới thấy có hai cái lá non mới nhú, nhỏ như hai cái vảy màu nâu nhạt. Mở đầu “Lá, hoa: những người bạn” là hình ảnh nắng chiều

sáng lấp lánh trên những tàu lá dừa chao qua chao lại. Trong sân trường có nhiều loại cây khác nhau, cây keo cổ thụ vươn cánh tay sần sùi như đem đến

khoảng mát cho lũ học trị nơ đùa hằng ngày; vồng khoai lang của lớp 7A có màu lá xanh tối vì nằm kề sát bức tường, nằm im lặng; có lớp trồng cỏ tóc tiên; có lớp dựng nghiên những viên gạch làm bờ ranh; lớp 9B trồng rau răm, cắt xén thành chữ 9B; lớp 8C rải đá ba-lát vụn màu tìm thẫm làm nền, trên đó chữ 8C màu trắng nổi bật hẳn lên,… cịn có lác đác các bụi cây nhỏ xung quanh các lớp học, nằm chen nhau trên từng mảnh đất, nào là hoa cúc tím, bụi hoa chuối nước, vạn thọ, cúc đại đóa, cây trạng nguyên, thược dược,… Sau chừng nửa tháng, hoa nở ở khắp bồn. Mỗi hoa mỗi lồi đều mang cho mình một vẻ đẹp, một màu sắc lung linh và sức hút riêng. Là màu hồng nhạt rung rinh của hàng cỏ tóc tiên, là màu vàng của hoa bươm bướm của lớp 9A. Những con bướm, con chuồn chuồn, con ong lũ lượt bay về tìm mật ngọt. Nhà văn đã khéo léo miêu tả, cảm nhận tình yêu thiên nhiên của các em học sinh bằng chính con mắt và tâm hồn của các em. Bởi vậy, giữa cây cỏ chim mn và các em ln có khoảng cách gần gũi, thân thiết như hoa trở về với chính nó như hoa bước tới với người: “Chúng nhớ đến những ngón tay vuốt

ve, những bàn tay vừa nâng niu, những ánh mắt vừa trìu mến. Nghiêng đầu dịm thử mấy chị ấy giờ này đang ngồi ở bàn nào […] Đừng vì săn sóc bọn em mà bài học bài làm bê trễ, hỡi các chị” (Võ Hồng, 1993). Trong trí tưởng

tượng của các em, cỏ cây, hoa lá đều có tâm hồn, biết lắng nghe, biết tâm tình và biết chia sẻ buồn vui cùng các em. Cảnh vật thiên nhiên với các em ln có sự cảm thơng, sự hịa hợp như những người bạn thân thiết.

Nhân vật “tôi” trong câu chuyện Chào vùng đất cao nguyên là cô bé khi lên bảy tuổi đã ngủ gục trên trang thư viết gởi mẹ sau khi theo cha đi thăm mộ mẹ vào sáng mồng Một đầu năm của Xuất hành năm mới. Bây giờ thì cô bé nhỏ nhắn ấy đã là nữ sinh vừa qua bậc Trung học, đang bước vào ngưỡng cửa Đại học. Cô đang chào tạm biệt vùng đất Cao Nguyên để đến với xứ sở thanh mát, dịu dàng của Đà Lạt. “Xa các người, tôi buồn lắm, biết không?”. Cô gái ấy giờ đây ngậm ngùi nhớ về trường về lớp, nhớ những cây phi lao cao vút

rầm rì tâm sụ với nhau trên khoảng trời trong xanh, những thân xoài dài lá xanh dày mang sức sống tràn trề đang khoe mình với bồn cỏ xanh trải quanh chân. Cả tuổi trẻ náo nhiệt của cô gắn liền với chúng, mười hai năm lặng lẽ trơi đi, những cây cối đó đã trở thành người bạn có cảm xúc, có tri giác.

Việc hướng tới giáo dục các em biết chăm sóc, yêu thương cây cỏ và khuyến khích trồng hoa nơi vườn trường của thầy cơ là một bài học dạy cho các em về tình yêu với thiên nhiên, là để tâm hồn các em được tươi mát sau mỗi giờ học nhọc nhằn, nhìn màu đẹp của hoa là tự nhiên thấy mình dễ chịu, mình thấy vui và quên đi sự mệt nhọc. Trong màu xanh của cây cỏ, các em ươm mầm những ước mơ, hoài bão, những tưởng tượng phong phú nhưng lại rất hồn nhiên của tuổi học trò. Mỗi bài học thực tiễn, các em sẽ được các thầy cô dẫn dắt đến các tầng tri thức khác nhau, bước đến gần hơn với tri thức nhân loại mà không đi qua sự nhọc nhằn, khô khan. Tất thảy đều đến từ màu xanh của vịm lá xanh tươi, chim chóc và những trị vui bổ ích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới trẻ em trong văn xuôi võ hồng (Trang 67 - 71)