Những mảnh đời lạc loài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới trẻ em trong văn xuôi võ hồng (Trang 71 - 75)

2.2. Trẻ em – những nạn nhân của hoàn cảnh sống

2.2.1. Những mảnh đời lạc loài

Thế giới trẻ thơ trong văn xuôi Võ Hồng thường không phải là những gam màu tươi sáng, thơ mộng mà là màu của sự trăn trở và suy tư. Dưới ngòi bút của nhà văn, mỗi đứa trẻ đều trở nên lớn hơn, trưởng thành hơn so với lứa tuổi thật của mình. Gia đình là nơi để ta nương tựa những lúc ta mệt mỏi trên đường đời, là chỗ dựa tinh thần giúp ta vững tâm hơn vượt qua trở ngại khó khăn và là nơi trao cho nhau tình cảm yêu thương, nhu cầu yêu thương và được yêu thương để ta thấy ta không cô đơn giữa cuộc đời này. Thật là đau xót cho những số phận tuổi cịn nhỏ nhưng đã phải gánh chịu nhiều sự khổ đau. Những mảnh đời lưu lạc là một trong những dạng biểu hiện tiêu biểu của nhân vật trẻ em trong văn học thiếu nhi. Viết về những đứa trẻ chịu thiệt thòi bởi chiến tranh, sống thiếu vắng tình thương gia đình và bị đẩy ra ngoài xã

hội, phải tham gia vào cuộc hành trình khơng có người thân bên cạnh cùng trải nghiệm với những con người, những hoàn cảnh khác nhau.

Thúy trong Nhánh rong phiêu bạt trải qua không biết bao nhiêu lưu lạc khổ sở, tâm hồn vẫn trong sáng, lành mạnh và yêu đời. Nhánh rong phiêu bạt là nhan đề, cũng là ẩn dụ cho cuộc đời của Thúy. Thúy phải bươn trải, trải nghiệm với cuộc đời, bị người đời hành hạ, đánh mắng đến ngất xỉu; lênh đênh trên từng vùng đất, dầm mưa giãi nắng đi kiếm miếng ăn hằng ngày. Càng khao khát thoát khỏi cái khổ, cái nghèo, Thúy càng gặp nhiều khó khăn, chênh chao mà khơng có người thân bên cạnh. Thúy khơng biết được ngày mai của mình sẽ ra sao, bà Đức Lợi và chị em Bích Liễu, Bích Huệ sẽ tiếp tục làm những việc sai quấy gì và rồi cuộc đời của Thúy không biết sẽ phiêu dạt về đâu khi Thúy liên tiếp di chuyển chỗ ở, nơi nương tựa. Những khó khăn ấy vẫn khơng làm mất đi ước mơ, khát khao về một ngày lại được tiếp tục cắp sách đến trường, một cuộc sống đổi thay, một trang mới cho cuộc đời của Thúy. Thúy là nạn nhân vừa trực tiếp vừa gián tiếp của cuộc chiến tranh, là hiện thân của hiện thực. Cho dù có rơi xuống vực thẳm, hay vũng bùn nào thì lịng trung thực, nhân ái mà em được dạy từ nhỏ cũng không thể nào thay đổi.

Từ nhỏ, Thúy đã phải tự lo cho cuộc sống của mình, tự bươn chải và tiếp xúc xã hội. Có lẽ số phận của Thúy sẽ không khổ, không chênh vênh nếu như chiến tranh không tàn phá gia đình nó, biến nó trở thành một đứa mồ côi, khơng gia đình, khơng q hương. Thúy là nhánh rong nhỏ bé có khn mặt thùy mị với những nét đẹp đều đặn, đôi mắt sáng thông minh nhưng chiến tranh đã làm Thúy trở thành trẻ mồ cơi, phiêu bạt khắp chốn. Thúy may mắn thốt chết khi đang đi học, chiến tranh đã tàn phá xóm làng của Thúy và chơn vùi cả gia đình Thúy. Thúy từ một tiểu thư con nhà khá giả, được học đến lớp Đệ Thất trở thành một đứa trẻ mồ côi, không bà con họ hàng thân thuộc, chỉ có dì Tám nhà kế bên cưu mang Thúy. Cuộc sống của dì Tám cịn khơng đủ lo cái ăn cái mặc cho cả gia đình. Dì Tám dẫn Thúy đến ở nhà một thiếu tá tên

Đức Lợi làm ở đợ không công nhưng được hứa cho đi học và rồi bà Đức Lợi không giữ lời hứa. Được mấy tháng, bà đuổi Thúy về nhà dì Tám. Thúy lại được chuyển đến một vùng quê khác sống với một gia đình tráng bánh tráng ở Diên Khánh nhưng kỳ lụt đã trôi hết nhà cửa. Thúy tiếp tục “phiêu bạt” sang gia đình nhà ơng Tư xích lơ, nhưng em bị đánh đập chết lên chết xuống vì bị nghi tội ăn cắp tiền và được một ơng thầy bói nhận về ni, Thúy dắt ơng đi hành nghề. Ở với ơng thầy bói được một thời gian, nhà ơng bị xét sổ gia đình, Thúy bị lùa về nhốt ở Ty Cảnh sát. Khi được thả ra, Thúy lên xe đị về lại dì Tám, tối đi bán và rồi cuối cùng chuyển sang bán bong bóng, Thúy gặp được cơ dược sĩ ngày trước tá túc ở nhà ba má Thúy và nhận Thúy về làm con nuôi. Vừa thực vừa ảo, Thúy không tưởng được rằng mình cũng sẽ có ngày được đến trường, được sống ở một gia đình ln yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Khi nghe cô dược sĩ bảo sẽ đưa Thúy về nhận nuôi, Thúy như không tin vào tai, giật mình: “Hay là mình nghe lầm? Nó khơng dám nhìn thẳng vào mặt cơ

dược sĩ nữa. Nó như kẻ có lỗi. Từ, mình ln ln là người có lỗi. Chỉ bởi vì một lý do là mình đang nghèo khó bơ vơ” (Võ Hồng, 2009). Đau lịng và xót

xa biết bao khi một đứa trẻ đang ở độ vui tươi, hồn nhiên lại có những suy nghĩ thật đáng thương. Cuối tác phẩm, những biến động trong cuộc đời của Thúy như những giấc chiêm bao mà cô bé chưa hề nghĩ đến: “Lại cũng y như

giấc chiêm bao, hơm nay thì Thúy trở thành cơ bé học sinh lớp Đệ lục…”(Võ

Hồng, 2009). Thúy là một dạng nhân vật trẻ em có cá tính, có chủ kiến, khơng muốn chấp nhận cái giả dối, xấu xa, thấp hèn nhưng vẫn ln cố gắng thích nghi với các hồn cảnh sống khác nhau và vẫn giữ trong mình bản tính lương thiện, nhân hậu để cuối cùng nhận lấy cho mình một kết thúc tốt đẹp: “Thúy

cảm động, tim đập rộn ràng. Nó biết nói gì đây để biểu lộ niềm cảm ơn sâu xa của nó, nó, đứa bé lạc lồi mới ngày nào, hơm nào cịn lang thang trên các ngả đường đầy nắng và bụi,...” (Võ Hồng, 2009).

Các em nhỏ yếu đuối hơn, học cách cam chịu thân phận của mình như Ngọc trong Cơng chúa lạc loài. Trong Cơng chúa lạc lồi nhà văn Võ Hồng

bắt đầu câu chuyện của một cô bé ngồi nhớ đến những kỷ niệm khi mình cịn nhỏ được nghỉ hè theo anh chị về quê thăm ông bà. Cơ gợi lên hình ảnh của người mẹ, người anh, cùa người thầy cũ, bạn bè cũ, ngơi trường, con chó nhỏ,... Tất cả hiện diện sinh động và xóa đi nhẹ nhàng trên cái nền rộng lớn của cuộc đời người. Sau khi nhắc về Hịa, cơ kể tiếp sang cuộc đời của Ngọc (cũng là một nạn nhân chiến tranh như Hòa). Ngọc lên mười tuổi, học lớp nhì thì chiến tranh tràn tới q của Ngọc, chơn vùi gia đình em dưới đống đổ nát và rồi Ngọc trở thành đứa trẻ mồ côi cha. Tuổi thơ của Ngọc không giống như tuổi thơ trên trang sách chúng ta hay thường thấy mà chỉ tồn tại những khung hình một màu u tối chết chóc vì bom đạn, vì cuộc sống cơ cực, nhọc nhằn:

“Rõ ràng là nàng công chúa của đồng quê đang bị sa sút ở thành phố” (Võ

Hồng, 1995).

Người về đầu non là một truyện vừa, với độ dày khoảng một trăm trang.

Truyện là những lát cắt về cuộc sống hiện thực thời kỳ Pháp thuộc trước năm 1975. Trong truyện, hình tượng nhân vật được khắc hoạ thật công phu, tỉ mẩn, trong một khoảng thời gian từ bé đến trung niên hay gần như thế, kể từ lúc thành niên đến tận cuối cuộc đời của nhân vật. Chuyện kể về cuộc đời ông bác ruột của nhân vật “tôi” và những đứa trẻ sinh vào thời kỳ Pháp thuộc. Các em đều là những đứa trẻ khơng có khai sinh, khơng có tên, khơng gọi cha mẹ là cha mẹ (một số lí do coi như khơng phải con của cha mẹ, hoặc ở với bà con vì cha mẹ nghèo). Trường hợp của nhân vật xưng “tôi” được vợ chồng Bác nhận nuôi, cho ăn học, lo cả chuyện với cưới vợ cho cháu như một người cha đẻ, lại thương yêu, lo lắng cho đàn cháu gọi ông bằng ông, như ông nội ruột. Nhân vật “tôi” trong truyện quen miệng kêu “Mẹ” và không biết kêu “Cha” nên cha tôi gọi là “Anh Tám”. Khi vào lớp Đồng ấu, nhân vật “tôi” bắt gặp những người bạn có cùng trường hợp tương tự với mình. Thằng Chức và

thằng Mão theo ở với bà Ngoại từ nhỏ và gọi cha mẹ tụi nó là “Tám anh” và “Tám chị”. Cũng trong dịp đến trường, nhiều đứa cũng gọi cha mẹ chúng bằng những cách xưng hô lạ, như thằng Đới gọi mẹ bằng “Vú”, thằng Trinh kêu cha bằng “Chú”. Hay thằng em họ của thằng Dương Đạt được thầy biên hộ cho cái họ Nguyễn, tên Đức thay vì Cứt. Ở cả hai trường hợp trong Nhánh

rong phiêu bạt và Người về đầu non, nhân vật đều được thể hiện trọn vẹn con

người với các chiều kích cụ thể.

Có người cho rằng truyện của Võ Hồng chú ý nhiều đến cái “hậu” lúc kết thúc, như các nhân vật Thúy, Tộc,… không bị biến tính khi giàu sang. Truyện nào của Võ Hồng cũng đều mang tính giáo dục cao, đề cao tính “bản thiện” của con người (các cô con gái nhà giàu có làm đỏm, làm dáng như không độc ác, kiêu ngạo), Võ Hồng không đẩy các nhân vật trẻ em vào bước đường cùng, hư hỏng, bụi đời,… mà muốn đưa ra những tấm gương cho đông đảo trẻ em nhìn thấy, học tập và bắt chước. Chính vì lẽ đó, chúng ta cũng không ngạc nhiên khi biết được rằng Võ Hồng là một nhà giáo được nhiều thế hệ học sinh yêu mến, ngưỡng mộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới trẻ em trong văn xuôi võ hồng (Trang 71 - 75)