Giọng điệu trần thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới trẻ em trong văn xuôi võ hồng (Trang 133 - 155)

3.4. Nghệ thuật tổ chức điểm nhìn và giọng điệu trần thuật

3.4.2. Giọng điệu trần thuật

Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn. Giọng điệu được biểu hiện ở cách xưng hô, gọi tên, dùng từ và những sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hoặc châm biếm,…Trong văn học, giọng điệu giúp người đọc nhận ra đặc trưng hình tượng của tác giả. Nhà văn đem đến cho người đọc những tầng bậc cảm xúc, sự mới lạ đi cùng đó là những chuyển biến linh hoạt thay đổi giọng điệu. Để truyền tải bức tranh hiện thực sống động và có hồn thì giọng điệu chính là một phương tiện quan trọng. Mặt khác, giọng điệu còn được sử dụng để bày tỏ thái độ của nhà văn trước hiện thực cuộc sống. Nghiên cứu một tác phẩm văn học không thể không khám phá giọng điệu của nhà văn. Văn xuôi viết về trẻ em của Võ Hồng tạo ấn tượng mạnh cho người đọc qua chất giọng ngây thơ, trong trẻo và tình cảm thiết tha.

3.4.2.1. Giọng ngây thơ, trong trẻo

Từ điểm nhìn là nhân vật “tôi” – người kể chuyện đồng thời tham gia diễn biến mỗi câu chuyện, thế giới trẻ thơ như bao trùm lên cả toàn bộ các sáng tác của Võ Hồng viết về trẻ em. Điểm nhìn trẻ thơ đã mang đến cho mỗi

trang viết của nhà văn một giọng điệu riêng, đó là giọng điệu ngây thơ, trong trẻo khiến người đọc cảm thấy dễ mến và thấy tâm hồn mình như được bay bổng cùng với nhân vật. Chẳng hạn, giọng điệu của Ngọc trong Cơng chúa lạc lồi khi ngồi nói chuyện với Ba của nhân vật “tôi” về miền quê của Ngọc,

hỏi về nhà ông giáo Hợi: “… Nhưng mà cùng “Phong” với nhau thì chắc cũng khơng xa. Cách tới cả dặm hú mà bác nói khơng xa” (Võ Hồng, 1995).

Hay lúc Ngọc nói về đứa con gái của ơng giáo Hợi: “Chù chà! Chửi như lặt

rau mà khơng mau” (Võ Hồng, 1995). Chính những từ “dặm hú”, “chù chà”

của Ngọc đã tạo nên một nét chân thực, hồn nhiên trong từng suy nghĩ, lời nói của thế giới trẻ thơ. Chính nét ngây thơ, đáng yêu ấy đã làm khoảng cách giữa hai thế hệ như gần với nhau hơn. Đọc Áo em cài hoa trắng¸ giọng điệu ngây thơ, trong trẻo nổi bật xuyên suốt câu chuyện. Đó là khi má mua cho “tơi” một cuốn vần có hình hai đứa con nít đang mở cuốn sách, “tơi” nói: “Học cuốn sách phải cần có hai đứa, thấy khơng má? Con học có một mình, thì học sao được” (Võ Hồng, 1990); là những suy nghĩ vô tư, hồn nhiên khi “để

dành” chữ ở trang con khỉ trèo cây cho má dạy như cách má kể chuyện con ve ve đi vay gạo của con kiến trong bài học chữ e.

Thương mái trường xưa là tập truyện mô tả những sinh hoạt của một ngôi trường cấp II, bắt đầu từ những ngày khai giảng cho đến khi kết thúc khóa học và các em được nghỉ hè. Nhân vật xưng “tôi” là một học sinh lớp 9, hết năm học sẽ rời xa mái trường. Khi đọc tập truyện này, người đọc sẽ không khỏi bồi hồi, xúc động khi được “sống lại” những ngày tháng xanh tươi của tuổi học trò qua những giọng điệu, lời nói của các bạn học trị. Võ Hồng khơng đơn giản là liệt kê những sự kiện diễn ra mà cịn để cho chúng được cất tiếng nói. Trong Giờ Hóa, khi được học về hàm lượng Axit Axêtic chứa trong giấm “giấm mà các em ăn chỉ có 2 đến 5 phần trăm Axit Axêtic” thì con Ngọc vừa le lưỡi vừa trợn mắt: “Trời quơi! Hú ba hồn chín vía” (Võ Hồng, 1993), câu miêu tả của người kể chuyện về hình ảnh hát quốc ca: “Bài quốc ca được

chúng tôi hát rất hùng dũng. Các buồng phổi đều mới. Qua ba tháng hè, đứa nào cũng có vẻ thèm hát” (Ngày khai giảng) (Võ Hồng, 1993).

Giọng điệu trong trẻo, ngây thơ đó trong những suy nghĩ của trẻ thơ gắn liền với những việc lớn, việc bình thường của trẻ quê: “… Tưới cây là công

việc của người làm vườn. Anh tôi cười. Mấy năm nay tao làm công việc của “người làm việc” mà không hề biết. Bây giờ tao sớt chức cho mày đó” (Võ

Hồng, 1992) với cảm giác được đảm đương việc lớn là tưới cây - một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Giọng điệu hồn nhiên, ngây thơ của lứa tuổi học trò đã làm cho những việc bình thường trở nên thật trang nghiêm và quan trọng. Thế giới trẻ thơ luôn đầy ắp sự mới mẻ và sáng tạo. Cái hay, cái tài của nhà văn Võ Hồng chính là đã thổi luồng gió hồn nhiên, ngây thơ ấy vào từng lời nói của nhân vật.

3.4.2.2. Giọng tình cảm thiết tha

Cũng như những nhà văn khác viết về trẻ thơ, Võ Hồng luôn mang đến các tác phẩm của mình những tâm tư, tình cảm của một người thầy, một người cha mẫu mực bằng giọng văn tình cảm, thiết tha, thấm đậm tình người. Với giọng văn tình cảm thiết tha ấy, tác giả đã đưa người đọc từ những niềm vui, nỗi buồn đến những suy tư về cuộc sống của các em. Người đọc sẽ không thể nào quên được hình ảnh chị Hằng với cái nhìn già gặn về sự cơ đơn của cha và của chính bản thân mình; hình ảnh những đứa trẻ thiếu vắng tình thương nhưng vẫn ln dạt dào tình cảm, khát khao hạnh phúc.

Giọng văn tình cảm thiết tha trước hết được thể hiện qua những trang văn miêu tả về thiên nhiên. Đó là “những hịn núi. Chúng chốn hết nhiều đất

đai và làm khổ những con đường […] Thứ đến là những con sông. Chúng nằm lặng im như những tấm gương lớn để cho bờ tre soi nhìn bóng […] Tơi ngồi nhớ đến những cái cây. Chúng giống nhau và khác nhau như những con người…” (Võ Hồng, 1995). Trên cái nền thiên nhiên, thế giới nhân vật xuất

thương. Cảnh như hịa vào người; cây cỏ, sơng nước như đang nói hộ lịng người trước những tâm sự ngổn ngang.

Ấn tượng đầu tiên về giọng điệu tình cảm thiết tha về trẻ em của Võ Hồng là sự mộc mạc, chân tình trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em trong gia đình: “Con ơi, có ở vào cảnh này mới biết lịng cha

mẹ thương con là không bờ bến” (Võ Hồng, 1992). Cuối truyện ngắn Áo em

cài hoa trắng, nhân vật kể chuyện – “tôi” bồi hồi xúc động nhận ra tình cảm

của ba dành cho mình mà trước giờ ln bị ba phê bình, la lối gay gắt: “Tôi

cảm động muốn kêu lên: “Má ơi! Ba không nghiêm khắc với con như má hằng lo sợ hồi má còn sống. Ba uốn nắn con nhẹ lắm, nhẹ hơn uốn nắn cây măng con. Ba quí trọng những giờ phút quấn quít cạnh nhau của má con ta,…” (Võ Hồng, 1990). Về cuộc sống sinh hoạt đời thường gần gũi của anh chị em trong gia đình, nhà văn đã chọn cho mình giọng điệu tình cảm thiết tha để dễ dàng bộc lộ tình yêu thương lẫn nhau. Giọng điệu ấy xuất phát từ chính tâm hồn của những đứa trẻ tuy sống thiếu vắng tình thương của người mẹ nhưng lại chan chứa tình cảm máu mủ anh chị em: “Tôi nghẹn ngào khơng nói tiếp được. Những tiếng tiếp theo, nếu nói lên cũng chắc sẽ làm tơi khóc. Mà tơi thì khơng muốn khóc. Tơi muốn tỏ ra can đảm, nếu lạnh lùng được thì càng tốt” (Võ Hồng, 1992). Giọng điệu chân tình này đã giúp nhà văn trần

thuật một cách dễ dàng về thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý ấy. Những câu văn êm ả, ngọt ngào như gợi lên một thứ tình cảm thiêng liêng và trân quý đến lạ.

Người đọc còn bắt gặp trong giọng điệu chân tình, thiết tha này với những số phận bất hạnh vì chiến tranh mà mất gia đình như Ngọc trong Cơng

chúa lạc loài và Thúy trong Nhánh rong phiêu bạt là hai minh chứng tiêu

biểu. Nếu như Ngọc cịn có mẹ để ở cạnh bên, để lựa chọn giữa việc thích đi học hơn hay thích theo mẹ thì Thúy hồn tồn trở thành một đứa trẻ mồ cơi, phải tự lập và tự ni sống chính bản thân mình, bơ vơ giữa cuộc đời. Giọng

văn của Võ Hồng ln có sức lan tỏa mạnh mẽ, sưởi ấm tâm trạng của nhân vật. Đó là những đoạn cảm xúc được dâng trào: “Khơng có gì để mà suy nghĩ.

Giữa những tiện nghi vật chất và tình u của người mẹ, đứa con khơng phải chọn […] Nếu bắt nó phải chọn thì nó chọn nằm trên chiếu với mẹ nó và đi lội xuống cát cho dù mốc đôi bàn chân cũng được” (Võ Hồng, 1994). Đó là

nỗi lo sợ của Thúy khi nghe tin bom thả nát chợ Phước Huệ: “Con lạy Trời lạy Phật cho gia đình con tai qua nạn khỏi. Con lạy Trời lạy Phật. Má ơi!”…Đơi mắt nó đã đọng đầy nước mắt” (Võ Hồng, 2009); là tiếng nói đau

đớn, nghẹn ngào bỗng chốc khơng cịn người thân bên cạnh: “Má ơi! Em ơi!

Nước mắt nó chảy ràn rụa […] Má ơi! Chuối cịn nằm trong lu đó mà sao má bỏ con? Em ơi! Ba ơi!” (Võ Hồng, 2009).

Những cảm xúc lắng đọng, những suy tư của các em nhỏ pha lẫn với giọng điệu chân tình, giàu cảm xúc dần hiện lên qua những trang viết của nhà văn như những dịng cảm thơng, sẻ chia về những mảnh đời bất hạnh; những tâm sự hết sứ thầm kín của con trẻ trước tình cảm thiêng liêng của gia đình. Chính ở giọng văn tình cảm thiết tha ấy đã đưa ngòi bút của Võ Hồng chạm vào tận sâu tâm hồn người đọc.

Tiểu kết chương 3

Văn phong Võ Hồng khi viết về thế giới tuổi thơ thường giản dị, một hòa điệu lãng mạn giữa lời kể và lời tả chân thực của sắc màu, của tính cách và của nội tâm tác giả. Những trang văn trong sáng mà tinh tế, diễn đạt nhẹ nhàng, hài hịa giữa cảm xúc và âm thanh, hình ảnh. Đó là những tác phẩm có khuynh hướng đề cao, bảo vệ giá trị văn hóa dân tộc từ cảm hứng sáng tạo đến nội dung đặc điểm nghệ thuật, cách thể hiện nhân vật. Tác giả coi trọng yếu tố chân thực trong việc xây dựng nhân vật (hầu hết đều là những nhân vật có thật trong cuộc sống của nhà văn) và lựa chọn hình thức truyện là bước quan trọng dẫn đến cốt truyện của ông rất giản dị và quen thuộc. Truyện của Võ Hồng chính là hình ảnh chân thực của thời đại ơng sống, một thời đại có quá nhiều biến cố đau thương xảy ra. Cùng với việc miêu tả ngoại hình và nội tâm nhân vật đặc sắc, giàu hình ảnh, ngơn ngữ địa phương và sự linh hoạt trong cách sử dụng điểm nhìn nhân vật trong các tác phẩm của tác giả rất phù hợp với lứa tuổi học trò, các em nhỏ thiếu nhi và kể cả đối tượng người lớn.

Trong quan niệm của ông, yêu thương tiếng nói có vẻ như cá biệt, thô tháp của nơi ta sinh trưởng chính là một phần trong tình yêu thương quê hương xứ sở. Với tấm lòng yêu thương con trẻ, tác giả đã xây dựng một thế giới nhân vật trẻ em sinh động, chân thực và đáng yêu, hồn nhiên. Nhà văn đã tạo được mạch văn lôi cuốn người đọc, truyền cảm đi sâu vào thế giới tinh thần con người. Người đọc yêu thích văn chương Võ Hồng vì tính chất nhẹ nhàng từ câu văn, ngôn từ và giọng điệu nhân vật, hiền hòa mà sâu sắc. Mỗi truyện là một sự hoài niệm nhớ thương để từ đó người đọc khám phá ra những rung động, những sắc thái tình cảm của con người.

KẾT LUẬN

1. Nhà văn Võ Hồng ngay từ nhỏ đã được hưởng một nền học vấn cơ bản, sau này lại gắn bó sâu nặng với nghề nhà giáo nên văn chương của Võ Hồng, đặc biệt là các sáng tác văn xuôi viết về trẻ em ln hướng tới những giá trị tốt đẹp, có giá trị giáo dục nhất là với tuổi học trị. Chính vì điều này đã tạo ra sức sống lâu bền cho văn chương của Võ Hồng. Những tác phẩm của ơng ln được đón nhận với một thái độ trân trọng và u q. Thật khơng võ đốn khi cho rằng Võ Hồng là một tác giả đã có những đóng góp có giá trị và ý nghĩa đối với mảng sáng tác về văn học thiếu nhi.

2.Thế giới trẻ em trong tác phẩm của Võ Hồng hiện lên ở mỗi số phận, mỗi cảnh đời khác nhau và đều cùng chung một ước muốn khát khao hạnh phúc. Nhân vật trẻ em của Võ Hồng là những đứa con trong gia đình thiếu người mẹ (người vợ), là những đứa trẻ bị đẩy vào cuộc sống cô độc, phải lăn lộn để tiếp tục cuộc sống của mình nhưng khơng vì thế mà các em đánh mất bản tính “bản thiện” của mình. Mỗi câu chuyện của nhà văn là một tấm lòng, cả một sự mến yêu, những bài học sâu sắc về cách sống, học tập và ứng xử với ông bà, cha mẹ, anh chị em và gia đình, thầy cơ, bạn bè.

Trong giai đoạn chiến tranh, trẻ em còn là những hiện thực của thời cuộc, phải chấp nhận hoàn cảnh sống cơ cực, thiếu vắng tình thương từ cha hoặc mẹ, có khi mất cả hai, trôi nổi, lưu lạc. Võ Hồng là một nhà giáo, là một người cha đóng hai vai nên ông tiếp xúc và hiểu kỹ thế giới trẻ thơ. Văn chương của ông trước giờ luôn được xem là văn chương tình cảm, văn chương của giáo dục. Nhà văn đóng vai trị là người dẫn chuyện, tự nhiên bộc lộ những tâm tư, tình cảm của các em nhỏ. Những câu truyện của nhà văn là chuyện bình thường của cuộc sống xung quanh. Trải nghiệm, quan sát và góp nhặt những câu chuyện ấy để tạo nên những bài học giáo dục thực tiễn và sâu sắc. Chính vì thế, những bài học về tình cảm gia đình, u thương và gắn bó với cha mẹ, trường lớp của Võ Hồng chưa bao giờ là khô khan, cứng nhắc.

Không những thế, tác giả còn muốn nhắn nhủ các em hãy biết bảo vệ quê hương, yêu thiên nhiên và tự hào với chính vùng đất sinh ra của mình. Đó là hành trang mang theo của các em khi bước vào đời, giúp các em cùng nhau lớp lớp trưởng thành. Những hình ảnh của những nhân vật trẻ em trong tác phẩm của nhà văn chính là minh chứng chân thực để người sau đối chiếu và chính nhà văn Võ Hồng đã làm một nhân chứng đáng tin cậy.

3. Cũng như các tác phẩm viết cho thiếu nhi khác, sáng tác văn xuôi của Võ Hồng mang giọng điệu hóm hỉnh tinh nghịch đậm dấu ấn trẻ thơ. Tiếng cười luôn luôn xuất hiện trong cuộc sống của các em. Truyện viết cho các em nhỏ tuổi của ơng ln phong phú về chủ đề. Đó là truyện về lồi vật, về q hương đất nước, về gia đình, hồi ức,… Ở chủ đề nào, tác giả cũng xây dựng cốt truyện phù hợp và gần gũi với lứa tuổi các em. Tác phẩm của ông trong sáng, gợi mở nhiều vấn đề của cuộc sống. Ngôn ngữ ông giản dị, tự nhiên, sử dụng nhiều phương ngữ và đặc biệt vẫn giữ được giọng điệu tình cảm thiết tha, hồn nhiên trong trẻo mang đến cho người đọc cảm giác thanh thản yên bình như đang được quay trở lại khoảng thời gian tươi đẹp của mình. Đọc truyện của ơng, chắc hẳn mọi người cũng thấy được một hình ảnh tuổi thơ của mình trong đó, những kỉ niệm thời thơ ấu cứ tràn về trong niềm vui lan tỏa. Thông qua giọng kể của nhân vật nhỏ tuổi, nhân vật lồi vật, bạn đọc cịn nhận ra được những điều tưởng chừng rất giản đơn trong cuộc sống lại trở thành những triết lí sâu xa nếu chúng ta khơng để ý thì sẽ khơng bao giờ nhận ra được. Bằng giọng điệu ngây thơ của con trẻ nhà văn muốn gửi gắm nhiều điều cần phải suy nghĩ đến bạn đọc các thế hệ hơm nay và mai sau. Đó chính là ý nghĩa nhân văn cao cả trong sáng tác của Võ Hồng. Đồng thời đời sống con người Nam Trung Bộ, vùng quê Phú Yên nghèo khó, đặc biệt là số phận những trẻ em nghèo hiện lên chân thực và sắc nét nhờ vào giọng văn chân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới trẻ em trong văn xuôi võ hồng (Trang 133 - 155)