Sức ám ảnh từ tính giáo dục và chất nhân văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới trẻ em trong văn xuôi võ hồng (Trang 53 - 57)

1.2. Sáng tác về tuổi thơ của Võ Hồng

1.2.2. Sức ám ảnh từ tính giáo dục và chất nhân văn

Chức năng của văn học thiếu nhi là chức năng nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ. Trẻ thơ như một tờ giấy trắng mà mỗi sự vật, sự việc, mỗi con người, từng hành động đi qua đều để lại dấu ấn sâu đậm với các em. Ngay từ khi còn nhỏ, các em đã được ông bà, cha mẹ dạy bảo từ nếp sống truyền thống của gia đình và một phần từ sự tiếp xúc của tinh hoa văn học, hình thành thói quen đọc sách cùng với việc biết viết, biết đọc những con chữ đầu tiên. Vì thế, trách nhiệm của nhà văn khi viết cho thiếu nhi không kém phần nặng nề nhưng quan trọng nhất vẫn là việc sáng tác văn chương hướng tới giáo dục nhân cách trẻ em, một việc làm vô cùng ý nghĩa.

Gần suốt cuộc đời, nhà giáo – nhà văn Võ Hồng đã sống trong ngành giáo dục, những tác phẩm của ông viết về nhà trường như Vẫy tay ngậm ngùi,

Thương mái trường xưa, Hồn nhiên tuổi học,… đều nhận được tình cảm đặc biệt của các em học sinh. Mỗi tác phẩm là một lời khuyên dạy về đạo đức, sống nhân ái và biết ơn với ông bà, cha mẹ, thầy cô và bạn bè; cố gắng chăm học, tiếp thu kiến thức, hiểu biết để mai sau phát triển tương lai. Truyện viết cho tuổi thơ, cho trẻ em của Võ Hồng là mảng truyện vô cùng phong phú và đậm chất mộc mạc của các em nhỏ vùng thôn quê. Ở những trang viết của mình, nhà văn ln đặt trong đó những tâm tư,tình cảm của các em nhỏ và đặc biệt là tính giáo dục nhân cách ln được đề cao. Những triết lý về cuộc sống đều gắn liền với các vấn đề giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội. Sức ám ảnh từ tính giáo dục và chất nhân văn được Võ Hồng được thể hiện ở những em nhỏ sống thiếu vắng tình thương từ người mẹ (Áo em cài hoa trắng,

Bông hồng cho cha, Lời sám hối của cha, Xuất hành năm mới), những mầm

xanh bỗng chốc bất hạnh trở thành trẻ mồ côi sống cơi cút giữa dịng đời (Nhánh rong phiêu bạt). Những đứa trẻ với niềm vui được cắp sách đến trường cùng với bạn bè đồng trang lứa, cùng nhau trải qua những ngày tháng học tập hăng say, lao động không ngừng nghỉ ở Thương mái trường xưa. Là lớp học trò thời Việt Minh vùng quê lũ lượt kéo nhau đi học mặc cho bom đạn, khói lửa chiến tranh nổ súng vang trời (Thơm ngát hương cau). Dầu cho nhiều khó khăn, chênh vênh, bên trong các em vẫn ln mang sự hồn nhiên và trong sáng đúng với lứa tuổi của mình. Bằng trái tim nhạy cảm của mình, bằng tâm thế của một người thầy, người cha, nhà văn đã đẩy tính “bản thiện” của những đứa trẻ ấy, những hành động ngây ngô, hồn nhiên bộc lộ một cách thuần khiết, tự nhiên và bùng sáng. Một đứa trẻ lo lắng vì món q sẽ biếu thầy vào ngày Tết (Lễ cúng trường). Niềm vui rạo rực vào những ngày gần kề đến mùa xuân, trước những thay đổi của cây cỏ, chim muông trong tâm hồn của cậu bé An (Ngày xuân êm đềm). Những nốt trầm lặng sâu lắng trong tâm hồn các em đưa người đọc đến những dòng liên tưởng, rồi vỡ òa tan chảy cùng với những dòng tâm trạng của nhân vật.

Viết văn chương hướng tới mục đích giáo dục nhân cách trẻ thơ, Võ Hồng không bắt đầu từ những thuyết giảng về đạo đức, về nhân cách con người, triết lí nhân sinh mà ơng đi từ nền tảng giáo dục gia đình, nếp truyền thống của thế hệ, những tình cảm nảy sinh tự nhiên trong mỗi cá nhân. Đứa trẻ lớn lên trong sự bảo bọc, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ. Khi đến tuổi trưởng thành, cần phải biết yêu thương, trân quý gia đình và mảnh đất ni nấng mình. Thiếu tình u đó, con người sẽ nghèo nàn về tâm hồn. Giá trị tinh thần từ gia đình chính là sức mạnh to lớn ln ở đằng sau mỗi chúng ta, là chỗ dựa vững chãi để giúp ta có thêm nghị lực, ý chí vươn lên. Chính vì điều đó, các nhân vật của ơng đều có là nét tả thực về hình dáng, tính cách, đặc điểm đúng với bản chất của trẻ em vùng quê.

Tiểu kết chương 1

Văn học thiếu nhi là những tác phẩm văn học có nhân vật trung tâm là hình tượng thiếu nhi, hoặc những góc nhìn được nhìn bằng “đơi mắt trẻ thơ”, với tất cả những cảm xúc, tình cảm mãnh liệt, tinh tế, ngây thơ, hồn nhiên, được các em say mê và thích thú. Trong văn học Việt Nam hiện đại, Võ Hồng – một nhà giáo ưu tú, một người cha mẫu mực và là một con người tồn diện về nhân cách, một tấm lịng nhân ái của nhà văn. Những đề tài viết về tình yêu quê hương, tình cảm gia đình, tình thầy trị, tình bạn khi ngồi trên ghế nhà trường luôn nhận được sự hoan nghênh và yêu thích ở độc giả. Truyện ngắn viết về đề tài thiếu nhi của Võ Hồng đậm chất nhân văn và giáo dục cao, đánh thức tâm hồn trẻ thơ trong mỗi con người, giúp người đọc sống lại với một phần quá khứ của tuổi hồn nhiên, trong trẻo, quay ngược về thời gian để nhìn lại chính mình trong những ngày xưa ấy.

Võ Hồng có cơng nhiều trong lĩnh vực giáo dục. Trong các tác phẩm ấy tình nghĩa thầy trị, tình cảm gia đình nhân bản cao quý tình cha con, tình mẹ con, tình bạn là những trang văn làm lay động lịng người qua các tác phẩm :

Vết hằn năm tháng, Áo em cài hoa trắng, Lá vẫn xanh, Thương mái trường xưa, Người anh vắng mặt, Xuất hành năm mới, Một bông hồng cho cha,…

Không riêng các cựu học sinh của nhà văn, đa số bạn đọc trong khi đọc văn Võ Hồng cứ liên tưởng đến nhà giáo Võ Hồng, người ta sẵn sàng cho qua những tiểu tiết mà chỉ chú ý đến toàn diện, người ta tỏ ra thông cảm với những nhân vật hiền lành, rụt rè, có khi đánh mất cả tình u, người ta trân trọng ý thức “tải đạo” của nhà văn. Văn chương của Võ Hồng là những trang văn trong sáng mà tinh tế; là những bài viết đẹp đẽ và xúc động về người cha, người mẹ, người thầy và sẽ mãi là những bài học sâu sắc cho thế hệ mai sau.

Chương 2

THẾ GIỚI TRẺ EM TRONG VĂN XI CỦA VÕ HỒNG NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

Truyện viết về cho thiếu nhi của Võ Hồng là một mảng truyện vô cùng phong phú. Trong số lượng đầu sách tác giả viết và xuất bản thì hơn một phần ba số ấy là những tác phẩm dành cho tuổi học trò, thế giới của các em thiếu nhi. Từ khi dừng công tác giảng dạy vào năm 1982, ông càng tập trung tâm huyết của mình viết về đề tài sinh hoạt của các em ở gia đình, thơn xóm và trường lớp, đặc biệt là hướng vào việc thể hiện tính cách hồn nhiên của lứa tuổi học trị. Chính vì vậy, thế giới nhân vật trẻ em của Võ Hồng ln có những nét đặc trưng riêng, rất sống động, rất thực, vì nhà văn đã dựa theo những “ngun mẫu” ơng có nhiều thời gian tiếp cận. Nhân vật thiếu nhi được Võ Hồng xây dựng từ nền tảng giáo dục, là sản phẩm giáo dục từ nhà trường, gia đình và xã hội. Xuất phát từ tâm thế của một nhà giáo, Võ Hồng luôn coi trọng việc giáo dục nhân cách các em ngay khi còn nhỏ từ những hành động xung quanh cuộc sống.

Ở lĩnh vực văn xuôi, nhà văn lớn cả tuổi đời và tuổi nghề này từng gây khơng ít xáo động cho nhiều thế hệ độc giả qua các tác phẩm như Trận địn hịa giải, Một bơng hồng cho cha, Thương mái trường xưa, Vẫy tay ngậm ngùi, Người anh vắng mặt , Áo em cài hoa trắng,… Qua lớp thời gian, Võ Hồng vẫn nổi bật, vẫn âm thầm lặng lẽ trường tồn trong làng văn học Việt Nam và luôn luôn để lại ấn tượng cho người đọc mà không bị quên lãng. Văn phong Võ Hồng vốn đã có một phong cách riêng, hóm hỉnh, tinh tế và đầy sự khiêm tốn như chính tính cách của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới trẻ em trong văn xuôi võ hồng (Trang 53 - 57)