Giàu lòng nhân hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới trẻ em trong văn xuôi võ hồng (Trang 63 - 67)

2.1. Trẻ em – những thiên thần nhỏ tuổi

2.1.2. Giàu lòng nhân hậu

Trong mảng sáng tác gắn với đề tài trẻ em của mình, Võ Hồng một mặt chỉ ra những góc khuất sâu thẳm của nhân vật, mặt khác ngòi bút của nhà văn lại làm tỏa sáng bản tính “bản thiện”, giàu lòng nhân hậu của lớp trẻ thơ vùng nông thôn.

Trong Nhánh rong phiêu bạt, tưởng chừng như cuộc đời Thúy đã phải gắn với số kiếp bán hàng rong, chừng như Thúy đã dần mất đi niềm hi vọng vào tương lai. Mỗi khó khăn, trở ngại lại giúp Thúy ngày càng trưởng thành và biết yêu thương mọi người. Nghĩ về dì Tám, về hai đứa con của dì Tám, Thúy lại thương yêu họ nhiều hơn, kiếm được đồng tiền nào đều cố gắng để dành mua cho dì Tám cái nón. Chính tấm lịng nhân hậu, bao dung đã giúp Thúy vượt qua được những tủi hờn, khó khăn để thanh lọc tâm hồn, thanh thản bước qua những chông gai và luôn nhớ về những bài học mà mẹ đã dạy cho Thúy.

Truyện kể về cuộc đời của Thúy, một nhánh rong con nhỏ bé trôi nổi giữa dòng đời sau biến cố của gia đình, chiến tranh đã biến Thúy từ một đứa trẻ có đầy đủ cả cha lẫn mẹ, có thằng em nhỏ nhưng giờ lại trắng tay, trở thành một đứa trẻ mồ cơi và được dì Tám nhận ni, dì Tám là người đồng quê, là người cùng chung một niềm yêu thương những cảnh người ở nơi làng xóm mình. Thúy cảm động nhìn Dậu – con của dì Tám chăm sóc em nhỏ và

Thúy thấy được sự săn sóc chân tình của Dậu. Đó khơng phải là tình cảm của người chị có nghĩa vụ phải chăm em nhỏ, mà là tình thương của một người mẹ nhỏ. Phận con nhà nghèo, ở nhà thường phải trông em vừa gánh nước, quơ củi, nấu cơm. Một thời gian sau, qua nhiền biến cố, Thúy ở với ông thầy bói Huyền Linh, Thúy dắt ơng đi hành nghề, được ơng đối tốt với nó, được ơng thưởng cho nó năm đồng ăn cà rem, nhiều bữa thầy được bổng hậu thầy cho nó ln mười đồng. Những lúc được thầy thưởng, Thúy nghĩ trong bụng dằn ít tiền mua cho dì Tám một cái nón khi nào có đủ một trăm đồng. Cứ mỗi lần được thầy cho là Thúy lại tính nhẩm trong đầu được bốn chục, năm chục rồi sáu chục. Mặc dầu tuổi còn nhỏ, Thúy đã tự vất vả đi kiếm từng đồng dành dụm nhưng vẫn luôn nghĩ về dì Tám, người hàng xóm quen thuộc hết lịng yêu thương em. Đến một ngày tai họa ập xuống: nhà ông Huyền Linh bị Ty cảnh sát kiểm tra, xét sổ gia đình, vì Thúy khơng được ghi danh nên bị đuổi về “xứ sở mày...”. Xứ sở của nó bây giờ là đâu, làng nước của nó bây giờ tiêu điều, tan hoang. Tất cả chỉ cịn lại dì Tám. Chỉ cịn dì Tám làm cái cọc giữa dịng để thân phận rong rêu của nó tạm bám víu gởi thân. Trên đường về, lịng nó nặng trĩu nghĩ về dì Tám, về món q dự định đủ một trăm đồng sẽ mua tặng dì Tám, nhưng bây giờ lại khơng cịn một đồng nào: “Dì ơi! Con thương

dì, con nhịn ăn để dành mong có đủ một trăm đồng để mua cái nón đem về tặng dì. Thế mà số con lao đao kiểu này thì cái mộng ước của con biết bao giờ mới thực hiện được?” (Võ Hồng, 2009).

Tộc của Niềm tin chưa mất cũng vậy, cho dù lúc học với thầy, Tộc hay bị thầy để ý và la mắng, ln có nhiều thành kiến khiến nhiều lần bị mắng oan thì Tộc vẫn tơn trọng thầy giáo của mình, khơng một lần ốn trách mà trái lại anh vẫn giúp thầy từ những việc hái cau, vét giếng,…: “để con leo thầy coi.

Con leo không cần “nài” mà”, hay việc Tộc đi đảo giếng lại cho thầy. Cả sau

này, khi đã rời bỏ quê hương đi xa và lập gia đình, Tộc vẫn để ý giúp và hỏi thăm thầy. Thủy chung và thành thật đã hun đúc Tộc thành một người tốt của

xã hội. Tộc đại diện cho một kiểu người miễn nhiễm, khơng tà khí, khơng đối phó với bất cứ ai. Với Tộc, mọi người đều là người tốt, xung quanh Tộc khơng có ai là xấu xa, ích kỷ. Tộc khơng bị lôi kéo bởi những điều xấu mà luôn làm những việc thiện cho mọi người, không mưu tính, khơng mặc cả. Chính vì bản tính lương thiện mà bạn bè rất yêu quý Tộc vì “Tộc chấp nhận

mọi sự đùa nghịch của anh em. Tộc không bao giờ cáu vặt. Hoặc là thách đánh nhau hoặc là tha thứ không thèm chấp, thế thôi. Không thèm trả thù ngầm, khơng thèm nói láo” (Võ Hồng, 1962). Ngay cả hành động giúp thầy,

những lời nói yêu thương dành cho thầy chắc chắn phải xuất phát từ tấm lòng của Tộc, cũng không là một công thức xã giao, không phải hành động lấy lịng thầy để thầy khơng chê bai, ghét bỏ mình và cũng khơng phải là một lời nói sáo rỗng:“Bây giờ ngồi nhớ lại thầy, tơi thấy tôi thương thầy hết sức…

Thế mà thầy vẫn chịu đựng, vẫn chấp nhận tôi, vẫn cố dạy cho tôi… Tơi thấy áy náy trong lịng vì tơi cho rằng sở dĩ thầy già đời ngồi dạy ở một xó nhà quê này, biết đâu chẳng phải vì tơi” (Võ Hồng, 1962).

Nhà văn Thạch Lam đã từng chia sẻ: “Văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên…, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn” (Tin Tức, tr.1). Quả thật, trong toàn bộ gia tài sáng tác của

Võ Hồng, hầu như khơng có một tác phẩm, một trang viết nào không thấm đượm những giá trị đạo đức. Ngịi bút của ơng ln hướng tới việc giáo dục nhân cách cho các em nhỏ, đặc biệt là tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người và vạn vật xung quanh cuộc sống. Khung cảnh thường thấy trong các truyện viết về trẻ em của Võ Hồng là hình ảnh làng quê của những bụi cây âm u cùng với âm thanh lánh lót của đàn chim hót tứ phía, là khơng gian gia đình. Mỗi nhân vật, mỗi trang viết về trẻ thơ của ông đều mang nặng tình người, tấm lịng nhân hậu và bao dung.

“Hãy thương yêu nó như một đứa em” là lời dặn về tình thương giữa con

người với nhau mà người cha nói với nhân vật xưng “tơi” trong câu chuyện

Cơng chúa lạc lồi. Chỉ có chính bản thân mình trải qua những ngày chiến tranh gian khổ như vậy mới thêm hiểu tình người. Nhiều người thật tốt nhưng cũng có lắm kẻ xấu xa, mưu mơ, quỷ quyệt. Nhiều người giàu có nhưng rồi cũng tan tành cơ nghiệp trong giây lát như hoàn cảnh của Ngọc, do chiến tranh, hoặc do một tác nhân nào đó. Người cha dạy cho con mình bài học về “nhân nghĩa đạo đức” là phương thuốc giúp con người “đối phó” với những hiện tượng bất ngờ như vậy: “…dùng câu đó làm một châm ngơn xử thế thì được mà lấy nó để giải thích những cảnh tan cửa nát nhà của đồng bào thì vơ tình độc ác, làm tăng khổ đau cho người đau khổ. Hãy cứ yêu thương đi và coi cái khổ của người khác như cái khổ của chính mình” (Võ Hồng, 1995).

Từ nhỏ, Ngọc đã sống trong một gia đình thuộc hạng hào phú trong xã. Nếu khơng có chiến tranh, cơ bé đã trở thành một “công chúa”, một tiểu thư miền quê sẽ đi trọ học ở tỉnh, sẽ đỗ đạt và sẽ vào đại học như ai. Chiến tranh đã phá hủy miền quê yên bình, đã biến tuổi thơ của dm thành mảng u tối khi nó đã phải chứng kiến quá nhiều cảnh tang tóc, đau thương. Trong khi, nhìn vào những trang sách tập đọc, hình ảnh trẻ em ở độ tuổi như Ngọc là hái hoa nhiều màu ở ngoài đồng, cầm vợt bắt bướm; là được ngồi nghe bà kể chuyện, được nằm trong vòng tay của mẹ; được chơi búp bê. Thực tế của Ngọc lại khác, thế hệ của Ngọc khơng có cảnh đó.

Bên cạnh việc đề cập đến bài học về “nhân nghĩa đạo đức” giữa con người với con người, Võ Hồng còn khai thác thêm đến khía cạnh giữa con người và thiên nhiên, loài vật. Trong mỗi đứa trẻ đều có một tình cảm yêu thương trìu mến dành cho mn lồi. Dạy các em u thương lồi vật chính là đang dạy các em cách sống hịa thuận với thiên nhiên, ni dưỡng tình u thương, lịng nhân hậu. Khi một đứa trẻ biết yêu thương những con vật sống xung quanh mình thì cũng sẽ biết yêu thương cha mẹ, anh chị em trong gia

đình. Ngân – đứa con gái nhỏ của người cha trong câu chuyện Mẹ gà con vịt đã nói ngay với người cha rằng: “Đừng ăn thịt nó nghe Ba?... Để nó đẻ, Ba à.

Ăn thịt nó tội nghiệp” (Võ Hồng, 1968), thằng Đức nhíu mơi khó chịu khi

nghe tiếng con Bốn ở nhà trên vọng xuống. Trẻ em nếu được tiếp xúc và được dạy cách đối xử tốt với động vật, thì khi bắt đầu lớn lên, đứa trẻ ấy thường nhạy cảm hơn, biết yêu thương bạn bè và những người yếu thế hơn mình. Con gà con được cứu sống ấy giờ đây đã trở thành người bạn mới của ba đứa nhỏ. Buổi sáng, buổi trưa đứa nào cũng tranh nhau cho gà ăn, khi thì ném ruột bánh mì, lúc thì ném cơm, vất rau cho gà mổ. Khơng chỉ có các bé học hỏi, quan sát, bắt chước từ hành động của cha mẹ mà cũng có nhiều trường hợp, cha mẹ nhìn thấy cách làm của các con, ngẫm nghĩ lại mình và cũng như xem đó là bài học mà các bậc phụ huynh cũng cần phải học hỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới trẻ em trong văn xuôi võ hồng (Trang 63 - 67)