Truyền thống gia đình và mơi trường sốn g hai nhân tố quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới trẻ em trong văn xuôi võ hồng (Trang 89)

2.3. Cái nhìn về trẻ emtrong văn xuôi Võ Hồng

2.3.2. Truyền thống gia đình và mơi trường sốn g hai nhân tố quan

trọng ảnh hưởng đến nhân cách trẻ em

Trẻ em là hạnh phúc gia đình, là tương lai của đất nước. Lứa tuổi trẻ em là lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên và trong sáng. Ở độ tuổi này, các em cần phải được đến trường học tập, tiếp thu kiến thức, tri thức khoa học, chuẩn bị hành trang cần thiết để bước vào đời. Truyền thống gia đình và nhà trường, môi trường sống là nơi tạo điều kiện cho các em học tập, nhận lấy những kinh nghiệm thực tế, đồng thời cũng là nơi rèn luyện đạo đức về lối sống, quan hệ và cách ứng xử với cộng đồng. Gia đình – Nhà trường – Xã hội là ba nhân tố chính hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ em từ thuở nhỏ đến khi trưởng thành. Có thể nói các em như những tờ giấy trắng, không pha tạp chất, khơng dính màu bụi bẩn và nhà trường, gia đình, xã hội bắt đầu phác họa, chấm phá những đường nét nhân cách đầu tiên cho các em với những gam màu khác nhau.

Đầu tiên, phải kể đến là sự giáo dục của gia đình. Gia đình là mơi trường tự nhiên, là tế bào của xã hội, là nơi sinh thành và phát triển của con người. Sinh hoạt gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thể chất và tâm lý của các em nhỏ: “Đừng mắng trẻ con bằng những từ ngữ tổng hợp mà nên phân

tích cái lỗi, cái sai. Mắng “mày ranh mãnh, nói láo, ganh tị…” thì nhiều khi lại chính là dạy chúng ranh mãnh, nói láo, ganh tị” (Trầm tư, câu 74). Việc giáo dục con cái của các bận phụ huynh, ông bà ngay từ khi còn nhỏ là việc rất quan trọng. Các em đã được tiếp xúc với những lời ru hời của bà, của mẹ sâu lắng, trở thành “bài học” đầu đời cho các em, kính trên nhường dưới, biết giúp đỡ gia đình và ham mê học tập, khơng chỉ dạy dỗ bằng những điều răn đe, bằng những lời khuyên bảo mà còn bằng cả quan hệ, cách ứng xử,… của

các thành viên trong gia đình trong cuộc sống thường nhật hằng ngày. Cha mẹ, ông bà là tấm gương thực tế sinh động để các em noi theo, học tập. Những gì diễn ra dưới mái nhà thân yêu được các em chứng kiến hằng ngày và cảm nhận trực tiếp. Điều này có sự tác động mạnh mẽ đến việc hình thành nhân cách và lối sống của các em sau này, đặc biệt là những giá trị truyền thống chuẩn mực về văn hóa, đạo đức ln có sự ảnh hưởng tích cực quan trọng.

Áo em cài hoa trăng, Bông hồng cho cha, Lời sám hối của cha,... là nơi

để ngòi bút của nhà văn nói lên những tâm sự thầm kín, những tâm tư tình cảm khi ở độ tuổi đang trưởng thành mà các em luôn che giấu; là những bài học sâu sắc về sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, ông bà khi cuộc sống ngày càng tấp nập, chúng ta dễ dàng qn đi hình bóng gia đình mà ơng bà, cha mẹ là người luôn theo dõi, chờ đợi chúng ta. Thông qua những truyện ngắn, nhà văn Võ Hồng muốn nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ quên mối quan hệ huyết thống; cần phải có trách nhiệm với tình thương, với ơng bà, cha mẹ và đừng gì những giận hờn vu vơ, nhỏ nhoi mà yêu thương ít đi.

Với Xuất hành năm mới, nhà văn Võ Hồng đã cho các nhân vật của mình đối thoại với người mẹ đã mất bằng những lời thủ thỉ tâm tình. Đó khơng phải là một cuộc hội thoại có âm thanh, có sự đối đáp, chỉ là lời độc thoại của các con chia sẻ với má về những ngày trong năm trải qua như thế nào, trong nhà có chuyện gì xảy ra, những câu chuyện ở trên trường “…các con cúi đầu lạy

má đi, rồi thưa với má… Thưa cái gì mà con muốn nói cho má con nghe đó…”(Võ Hồng, 1990). Việc thủ thỉ với má là một hành động rất đỗi bình

thường khi má cịn sống, những điều diễn ra trong cuộc sống hằng ngày và hành động này là một cách biểu lộ tình cảm, lịng thương u, đặc biệt là vào những ngày đầu năm mới. Thông qua cuộc đối thoại (độc thoại nội tâm), tác giả mong muốn đến người đọc thơng điệp về tình thương u trong gia đình, cả những người cịn sống xung quanh ta và với những người đã khuất.

Thứ hai là sự giáo dục của nhà trường và môi trường sống xã hội. Nhà trường – với tư cách là một thiết chế xã hội – có nhiệm vụ đào tạo trẻ em phát triển toàn diện về trí thức và nhân cách thông qua việc giảng dạy của giáo viên. Trẻ em đến trường được học tập, rèn luyện và được giáo dục nhân cách, tiếp xúc với những bạn cùng trang lứa. Nhà trường chính là yếu tố quan trọng khi truyền đạt cho các em kiến thức về bài học và xã hội. Thay vì nói “Vì dốt nên phải học” mà hãy nói “Gắng học cho biết” (Trầm tư, câu 303). Chỉ có đi học, ta mới thấy rõ những điểm yếu, những điều cịn thiếu sót của mình, có cái ta cần học hỏi, cần biết chớ ít thấy có bớt cái dốt. Bởi lẽ, càng học ta càng thấy thế giới kiến thức cực kỳ bao la và rộng lớn, càng thấy thêm nhiều điều mình cịn thiếu, thiếu ở quá nhiều lĩnh vực. Lần đầu tiên trong đời Thúy sắp ngửa tay cầm một cái áo cũ của người khác cho. Thúy suy nghĩ không biết nên nhận mặc hay lắc đầu từ chối vì mình cịn lịng tự ái, tự trọng của chính mình, mà Thúy làm gì cịn ba đâu đẻ hỏi ý kiến, có má đâu để mà hỏi dại khơn. “Dù nghèo khó nhưng vẫn giữ phẩm cách. Quyết khơng vì miếng cơm manh áo mà làm điều sỉ nhục” (Võ Hồng, 2009). Thúy nhớ đến

những lời dạy về nhân cách, về tư cách và giá trị con người đã học trong giờ học giáo dục công dân, trong giờ Việt sử.

Trong tập Niềm tin chưa mất, bên cạnh việc tái hiện các nét sinh hoạt

thơn q trong những ngày xn thì tác giả cịn vẽ lại những chân dung người thầy hết sức cao đẹp đang từng ngày dạy cho học sinh của mình về lẽ cơng bằng, tinh thần trách nhiệm và cách bày tỏ lòng hiếu thảo đối với đấng sinh thành. Đó là chuyện thầy Duật dạy Sử - Địa trong truyện ngắn Cánh thiệp đầu

xuân khuyến khích học sinh làm tấm thiệp mừng chúc Tết bằng thơ lục bát và

thất ngôn bát cú Đường luật, được học sinh trân trọng giữ mãi cho đến năm năm, mười năm, hai mươi năm sau: “Những tình cảm gói ghém trong thơ được trao nhận đồng thời không phân biệt người giàu kẻ nghèo, người đẹp kẻ thô vụng,…” (Võ Hồng, 2014).

Một ngày cho mẹ là câu chuyện thầy Khang dạy Toán đã giảng giải cho

học sinh về ý nghĩa Ngày của Mẹ, động viên các em bày tỏ tình cảm yêu thương với cha mẹ: “Nó nhắc nhở chúng ta nhớ đến cơng lao của người đã mang nặng đẻ đau, người săn sóc bú mớm, người chăm lo từng li từng tí từ khi ra cịn măng sữa yếu đuối. Cha dẫu thương con nhưng khơng nặng tình bằng mẹ. Cha dẫu làm việc nặng nhọc nhưng quấn qt trìu mến thì mẹ hơn hẳn cha”, dành tình thương cho người bạn khơng may mắn phải mang hoa

hồng trắng trên trong ngày lễ Vu Lan: “Các em sẽ thấy thêm thương mến người bạn nào mang đóa hoa màu trắng. Chúng ta sẽ dồn tất cả tình u của mình cho người bạn khơng may đó” (Võ Hồng, 2014).

Khi viết về gia đình nhỏ bé của mình, Võ Hồng xuất hiện với vai trị của một người cha thì với những sáng tác viết về tuổi học trị, hình ảnh người thầy uyên bác, tận tụy, gần gũi với học sinh hiện diện qua từng trang viết trong tập

Thương mái trường xưa. Ở đó, người đọc cùng các nhân vật làm một chuyến

hành trình ngược thời gian để trở về với lứa tuổi học trò với biết bao câu chuyện: bắt đầu từ hình ảnh khai giảng cho đến khi kết thúc năm học, bước qua những ngày tháng học hành, thi cử; từ những buổi lao động đến những giờ ra chơi; là những câu chuyện về người thầy nông thôn gần gũi, thân thiết đến những lần bị thầy nghiêm khắc trách phạt và kết thúc tập truyện là những dòng lưu bút và cành phượng đỏ rực của sự lưu luyến chia tay,…

Cuối cùng là giáo dục của xã hội. Tính xã hội nằm ngay trong cuộc sống hằng ngày của các em. Các em khơng chỉ có quan hệ với những người thân trong gia đình, các em cịn có quan hệ với bạn bè, với những người hàng xóm, bà con láng giềng, với anh em. Các quan hệ này ít nhiều đều có sự tác động mạnh mẽ vào tâm tư, tình cảm và nhận thức của các em.

Truyền thống gia đình và mơi trường sống là hai nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến nhân cách trẻ em. Truyền thống gia đình là sự nề nếp được thể hiện trực tiếp ở từng thành viên trong gia đình, có tác động mạnh, ăn sâu đến

suy nghĩ và hướng dẫn cách ứng xử khi ta đã trưởng thành như nhân vật Thúy trong Nhánh rong phiêu bạt. Những bài học về đạo đức, lễ phép với người lớn, đạo lí làm người của em đều được má dạy từ khi còn nhỏ. Mặc dù phải liên tục trải qua nhiều khó khăn, đau thương nhưng em vẫn cố gắng thích nghi với từng môi trường sống, lạc quan và luôn nghĩ về má, nhớ về gia đình và những bài học đầu đời của má. Gặp mơi trường sống thích hợp, bản tính bản thiện của con người có thểm phần thực tiễn, điều kiện để phát huy. Thúy tuy cịn nhỏ, nhưng vẫn ln tự lực với chính bản thân mình, khơng nản chí, khơng vì cái nghèo mà đánh mất ước mơ, khát vọng được đến trường. Sống ở những môi trường bất hạnh, gặp phải gia đình bà Đức Lợi luôn răn đe, nhà chú Tư xích lơ đánh đập em vì nghi em ăn cắp, hay cuộc sống vất vả của nhà chú thím Sáu, cuộc sống mưu sinh với thầy bói Huyền Linh và những cơng việc bươn chải bên ngồi bằng cách bán bong bóng chính là những điều kiện đủ để Thúy phát huy bản tính lương thiện, biết ứng xử phải phép đối với người lớn. Bản tính trung thực, thật thà và thương người của Thúy đã làm lay động trái tim của cô dược sĩ nhận Thúy làm con nuôi, giúp Thúy thực hiện ước mơ đến trường, tiếp tục con chữ của mình. Chúng ta có thể thấy rõ mối quan hệ giữa trẻ em với cộng đồng đã mở ra cho Thúy một trang mới về cuộc sống tốt đẹp hơn, hy vọng và ước mơ của Thúy đã được đền đáp xứng đáng. Thúy là một đứa trẻ hiền lành, ngoan ngoãn và rất lễ phép, giàu lịng nhân hậu. Chính vì bản tính tốt đẹp ấy đã mang đến cho Thúy kết thúc có hậu, một mái nhà ấm no, hạnh phúc, đầy ắp sự hạnh phúc – những thứ mà Thúy cũng đã từng có.

Cũng có khi ngược lại, truyền thống gia đình đã khơng tốt đẹp, nhưng khi vào đời, gặp toàn điều gian dối, hai nhân tố này thành nguyên nhân chính đẩy con người bước vào bước đường cùng. Tất nhiên, có người có thể vượt qua được những trở ngại khó khăn từ gia đình hay xã hội, chiến thắng bản thân mình để vươn lên thành người tốt. Nhân vật của Võ Hồng đa số đều có

số phận khơng may, nhà nghèo, tai nạn chiến tranh, đó là những con người nông thôn của thời đại chiến tranh (nhưng khơng có người thuộc hạng ở tận cùng dưới đáy, như gia đình nhà dì Tám), hồn cảnh xã hội họ sống cũng giống như họ, hiểu biết nhau, thông cảm nhau, cùng nhau có điều kiện giữ được nhiều tính tốt.

Hầu hết trong các sáng tác viết về đề tài gia đình, nhà văn đều hướng đối tượng người đọc kể cả người lớn hay các em nhỏ, đặc biệt là các em sống thiếu vắng tình thương cha (hoặc mẹ) về giá trị tình thân giữa trong gia đình. Nếu như gia đình trước kia được nhìn nhận như một phần tử của đời sống cộng đồng thì ngày nay, gia đình được nhìn nhận trước hết là một tổ ấm của mỗi con người, là nơi hình thành, ni dưỡng nên nhân cách của trẻ em. Bên cạnh những mối quan hệ giữa trẻ em với nhà trường, tập thể thì trẻ em trong quan hệ với gia đình là mối quan tâm lớn của truyện viết cho thiếu nhi ở giai đoạn sau 1975. Nó được nhìn nhận là mối quan hệ quan trọng trong việc giáo dục con cái nhưng để thể hiện được nó trong văn chương lại hết sức khó khăn và cần phải viết một cách tinh tế. Vấn đề được khai thác xoay quanh mối quan hệ gia đình đa số đều là những xung đột, mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái, giữa người con cả với người em út. Con út luôn được cưng chiều hơn các anh, các chị nên hay bắt nạt ông anh, bà chị. Cũng vì điều đó, anh chị lớn lại bắt đầu có những mâu thuẫn gay gắt gơn. Người cha trong truyện ngắn Trận địn

hịa giải có nói:

“Có nhìn vào bức ảnh, ba đứa con mới nhớ rằng mình cùng chung một nỗi đau khổ lớn, nổi khổ mất mẹ. Người nào cũng khổ như nhau, thế mà mình cịn tìm cách để làm khổ thêm anh chị em mình, nghĩ thật là vơ lý. Thương u nhau bao nhiêu, đùm bọc nhau bao yêu cũng đã bù lại chưa được tình yêu của người mẹ mà các con còn thiếu?” (Võ Hồng, 1990).

Người cha đặt tấm ảnh trên bàn như thầm nhắc nhở các con hãy yêu thương nhau, trân trọng nhau và bù đắp cho nhau những tình cảm thiếu thốn.

Sau những trận cãi vả, những trận đòn đau đớn, tất yếu sẽ có một sự kiện để tất cả cùng hiểu ra rằng tình anh em ruột thịt là thiêng liêng, đặc biệt hơn là đối với các em nhỏ sống thiếu vắng tình thương từ cha hoặc mẹ. Văn học thiếu nhi thời nào cũng yêu cầu nhà văn phải xuất phát từ tấm lòng nhân ái viết cho con trẻ, bởi nhân ái cho trẻ là gốc và người cầm bút khơng được qn gốc đó. Lịng nhân ái của văn chương có thể đánh thức và vực dậy một tâm hồn làm cho trẻ có niềm tin vào cuộc sống, vượt qua mọi khó khăn và hơn thế nữa là thắp sáng nhân cách của các em.

2.3.3. Trẻ em – những tín sứ mang thơng điệp đến với cuộc đời

Văn chương là tiếng nói của tâm hồn, của tình cảm. Các tác phẩm văn xi viết về trẻ em của Võ Hồng luôn mang đến cho người đọc những bài học đầy tính nhân văn, song song với việc thể hiện cuộc sống, tuổi thơ của các em nhỏ vùng quê. Xuất phát từ những câu chuyện nhỏ, đời thường nhưng được nhà văn góp nhặt thành thơng điệp giản dị, thấm thía, lay động lịng người và không kém phần sâu sắc về cuộc đời và số phận của các em. “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan” là câu nói của Bác Hồ mà biết bao thế hệ búp măng non đều thuộc. Các em cần được yêu thương, che chở; cần được sống đúng với lứa tuổi hồn nhiên, trong sáng của mình; cần được vui chơi và học tập. Thế nhưng, các em nhỏ của Võ Hồng lại khác. Xây dựng hình tượng những đứa trẻ bất hạnh, sống thiếu vắng tình thương của người mẹ, người cha – nạn nhân trực tiếp của hồn cảnh gia đình và chiến tranh, nhà văn muốn gởi đến thông điệp cũng như cảnh tỉnh mọi người rằng trẻ em khôn lớn, trưởng thành nhờ sự giáo dục từ gia đình và nhà trường. Các bậc cha mẹ cần phải biết ước mơ, khát vọng và hiểu được tâm lý tình cảm của các con để có thể dìu dắt các con nên người, giúp các em khám phá thế giới kỳ diệu xung quanh và tìm được mục đích sống cho chính mình. Ở mỗi truyện đều mang lại những thông điệp ý nghĩa giàu tính hiện thực trong cuộc sống của tuổi thơ mọi thời. Những điểm sáng ấy tỏa ra, bùng lên, rọi chiếu thành một vùng rộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới trẻ em trong văn xuôi võ hồng (Trang 89)