Những phận người thiếu vắng tình thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới trẻ em trong văn xuôi võ hồng (Trang 75 - 84)

2.2. Trẻ em – những nạn nhân của hoàn cảnh sống

2.2.2. Những phận người thiếu vắng tình thương

Trong những trang viết của mình, Võ Hồng ln dành một tình cảm đặc biệt khi viết về trẻ thơ. Nhà văn không xây dựng những ngôi nhà hạnh phúc luôn tràn ngập tiếng cười hay cuộc sống phồn hoa đơ thị mà hướng đến miêu tả hình ảnh trẻ thơ với những phận đời lấm láp, cơ cực và thiếu vắng tình thương từ gia đình, những đứa trẻ vẫn cịn ở độ tuổi ăn tuổi học đã sớm phải nhuốm nỗi buồn của cuộc sống. Dầu sống vào lúc thời bình hay chiến tranh, chúng đã phải gánh chịu những tổn thương nặng nề về tinh thần. Chúng lớn lên không cha, khơng mẹ, hoặc thiếu thốn tình cảm gia đình, lang thang giữa đường đời mưu sinh từng ngày. Những lát cắt của cuộc sống ấy, hiện thực đau buồn ấy được nhà văn Võ Hồng “chụp”, ghi lại những khoảnh khắc không tên ấy để rồi để lại những cảm xúc vấn vương trong lòng người đọc.

Các truyện ngắn của Võ Hồng đều được xây dựng đúng với kết cấu nguyên bản của nó là chuyện kể. Mỗi truyện là một câu chuyện kể về cuộc sống của mỗi nhân vật, là nơi thể hiện những tâm tư, tình cảm chân thành của mỗi cá nhân, tập thể. Trận đòn hòa giải, Xuất hành năm mới, Áo em cài hoa

trắng, Lời sám hối của cha là truyện về những đứa trẻ sống thiếu vắng hình

ảnh người mẹ nhưng lại nhận được tình u thương vơ bờ bến của người cha. Chính điều này lại trở thành điểm thu hút giữa người đọc và tác phẩm của Võ Hồng. Tác giả không dùng lý thuyết đạo đức để giáo dục nhân cách trẻ thơ mà ông đi từ nền tảng mối quan hệ trong gia đình. Những mối quan hệ trong gia đình ln được nhà văn nhắc đến rất tự nhiên, đơn giản và xuất phát từ chính tấm lịng trong mỗi con người.

Những đứa trẻ được sinh ra đều mong muốn mình có một gia đình hạnh phúc có đầy đủ cả cha và mẹ. Hình ảnh về người mẹ ln gắn liền với chuỗi ký ức của các em nhỏ. Đó là hỉnh ảnh người mẹ “ẵm con đi chợ, mẹ bồng con

đi nhà thương, mẹ dắt con tới trường… Trên sân: gà mẹ dẫn gà con bươi rác. Trên đồng cỏ: trâu mẹ đứng yên cho trâu con sục mõm vào bầu vú” (Võ

Hồng, 1990). Hình ảnh mẹ con luôn xuất hiện xung quanh cuộc sống của chúng ta rất nhiều và vạn trạng thiên hình. Với bài tùy bút Nghĩ về mẹ trong

tập Một bông hồng cho cha, bên cạnh những câu chuyện văn thơ, 24 gương

mặt trong “Nhị thập tứ hiếu” đã đưa người đọc đến với góc nhìn mới về tình u thương của người mẹ dành cho con cái của mình:“Trên đời khơng ai yêu

thương ta bằng mẹ. Người tình dẫu thủy chung, cũng chỉ yêu ta với điều kiện”

(Võ Hồng, 1990). Nhà văn ân cần dạy bảo các em nhỏ cách bày tỏ tình yêu thương của mình đối với mẹ:“Nhưng này các con, sao sinh nhật mẹ, các con

khơng gom một bó hoa – ngắt hoa dại trong vườn ngoài rào cũng được” (Võ

Hồng, 1990), hoặc nếu tuổi nhỏ cịn ngại cùng có thể “viết trên mảnh giấy

nhỏ: “Con mừng sinh nhật mẹ” (Võ Hồng, 1990). Với mẹ, đứa con nào dù cho có lớn khơn, thành người đều cũng chỉ là một đứa con nhỏ bé nằm trong

tay mẹ, luôn cần sự che chở, bảo bọc và yêu thương. Mẹ là những người phụ nữ rất đỗi bình thường nhưng khi mang trên vai thiên chức lớn lao ấy, họ bỗng chốc “hóa phi thường”. Mẹ khơng chỉ là người chở che, bảo bọc những đứa con từ lúc còn là mầm sống bé nhỏ ngay khi mẹ mang con trong bụng, mà cho đến khi tóc đã phai màu mẹ vẫn dành trọn tấm lịng yếu ớt của mình đem lại cho con sự bình n trọn vẹn. Thế giới rộng lớn, đơi chân con khơng ngừng đi về phía trước, ước mơ của con mỗi ngày bao la. Thế giới của mẹ chỉ gói gọn trong hai tiếng gọi thân thương “con ơi!”. Tất cả những suy nghĩ, toan tính, hành động của mẹ đều hướng về con có một tương lai tốt đẹp hơn. Mẹ dành một chỗ trang trọng nhất trong trái tim, trong cuộc đời mẹ cho con với một tình yêu sâu đậm. Trong truyện ngắn Lời sám hối của cha, người cha đã nói: “Nhưng cịn về tình cảm thì, mất đi người mẹ là tối sầm hết một nửa bầu

trời”. (Võ Hồng, 1994).

Trái ngược với ba chị em Hằng, Ngọc trong trong Cơng chúa lạc lồi có má nhưng má của Ngọc phải chạy vào thành phố gánh rau ra chợ bán cịn Ngọc thì được người khác nhận ni. Ước mơ được đến trường là niềm khát khao cháy bỏng của bất cứ đứa trẻ nào. Khi được lựa chọn giữa việc thích đi học hơn hay thích theo má ra chợ ngồi bán hàng, Ngọc đã trả lời rất thẳng thắn rằng: “Con thích đi học hơn... Con chịu nhớ mà được đi học”(Võ Hồng, 1995). Một đứa trẻ chỉ mới mười tuổi làm sao có thể sống thiếu bàn tay chăm sóc của người mẹ, làm sao có thể sống với những người xa lạ dầu họ có tốt đến mấy. Họ khơng thể thay thế được cha mẹ. Ngọc có thể khơng chê cái xe đạp, cái giường nệm êm nhưng nó khơng thể ngủ mà thiếu mẹ, khơng khiến nó vui bằng việc được ngồi cạnh mẹ nó cho dầu có ngồi cạnh nồi cơm trách cá hay phải lội xuống cát cho dù có mốc đơi bàn chân. Ngọc xin về thăm má một tuần nhưng không thấy Ngọc quay trở lại.

Ai ai cũng biết có ơng bà cha mẹ mới có ta. Đào tạo ta thành người, ngồi gia đình cịn có thầy cơ giáo giữ vai trò quan trọng. Với mỗi bậc ân

nhân, chúng ta phải kính dâng một bông hồng. Năm truyện ngắn trong tập

Một bông hồng cho cha là một thế giới riêng tư của những tâm hồn hướng

thiện được thu gọn lại, gồm đủ chuyện Xưa và chuyện Nay, chuyện Đông chuyện Tây, chuyện Gần chuyện Xa. Dường như, tác giả khơng tính tốn, lựa chọn, cứ an nhiên trầm tĩnh kể lại đã khiến người đọc thích thú theo dõi sự kiện tiếp theo sẽ là gì, nút thắt nút mở cửa mỗi câu chuyện hay cái kết của nhân vật ấy sẽ ra sao. Sự chính trực của một nhà văn đã đưa tâm trạng của người đọc và dòng chảy cảm xúc an nhiên trầm tĩnh thành một.

Tác phẩm Một bông hồng cho cha thể hiện bóng dáng đậm nét và những ý tưởng sâu sắc của bao người: Cha, Mẹ, Ông, Bà, Thầy Giáo, Học trò… trong khung cảnh quê hương trước đây đã có và sau này nhớ về: yên ổn và thanh bình. Cả những điều thoạt nhìn như nhỏ nhặt đã in sâu vào ký ức của một hai thế hệ. Ai cũng có những điều thiêng liêng ấy của một đời người và chắc rằng ai đọc Một bơng hồng cho cha cũng sẽ đều có chung một cảm xúc bồi hồi, rung động trước những câu văn mộc mạc của một cánh đồng quê, những lời nói thủ thỉ nhẹ nhàng, sâu lắng như một sự lan tỏa dịu êm đến người đọc.

Cảm động biết bao khi thấy hình ảnh người lúng túng khi chăm sóc con, cho con ăn: cha săn sóc cho mẹ, đỡ đần mẹ, giúp mẹ pha bình sữa, giặt giũ tã lót khi cha mẹ cùng nghèo; cúng đầy tháng cha châm hương đốt đèn; con lên hai lên ba cha với những bước đi nhẹ nhàng, những nụ cười hoan hỉ của con lẫn với tiếng của cha; cha vui đùa, ngây ngô với con trong những giây phút hân hoan cực độ. Đến lúc con sẽ trưởng thành, bắt đầu tự mình tiếp xúc với mơi trường xã hội bên ngoài, con đến trường và gặp bạn bè. Khoảng thời gian bắt đầu xa cha là lúc cha trở thành một người cầm cương nảy mực, hướng dẫn, chỉ bảo cho con, rồi từ đó con dần xa cha là vậy. Khi các con ở tuổi trung niên thì cha vào giai đoạn già yếu, nội tạng rệu rã, phịng xa một ngày nào đó đến một lúc cha sẽ cũng từ trần nên viết sẵn một lá thơ, kết thúc bằng sự bằng

lòng, rằng con đã học hành chăm chỉ và thành đạt, cha mãn nguyện. Mỗi người trong số chúng ta đều là một niềm tự hào của cha mẹ. Tuy nhiên, càng lớn, chúng ta càng đi xa gia đình và thứ mà các bậc phụ huynh tìm kiếm đơi khi lại khơng phải những thành tích gì đó to lớn, mà thứ họ cần chỉ đơn giản là sự quan tâm, sự hiện diện của chúng ta trong từng bữa cơm gia đình, những buổi xum họp. Bên cạnh tình mẹ bao la như biển, như đại dương mênh mơng thì vẫn có tình cha cơng lao lớn như núi Thái Sơn. Lịng vị tha, đức hy sinh cho con kéo dài mãi cho đến khi cha mẹ nhắm mắt. Tùy bút Nghĩ về mẹ là

hình ảnh người mẹ “tựa cửa hơm mai”. Khơng đến nỗi q lời nói rằng với mẹ, con là tất cả. Tình mẹ con là thứ tình cảm thiêng liêng, khó giải khi ra nhìn cặp mắt vàng lợt đó như thiếu vắng sự thơng minh. Có con, mẹ yên tâm và hãnh diện. “Con là tác phẩm tuyệt hảo của một người mẹ, là báu vật thiêng

liêng mà mẹ vẫn khơng hiểu làm sao mà mình có đủ khả năng tạo thành” (Võ

Hồng, 1994).

Đến với câu chuyện về hai ông cháu ở vùng q n bình trong Đi trong bóng lá, khi cháu hỏi ơng chỉ ờ ờ khơng giải thích, cháu cũng khơng nài nghe

lời giải thích mà chắc là đã hiểu rất rõ. Tấm lòng của mọi người già đều chùng xuống, dễ dãi ngay cả ở những câu trả lời lững đững, lởm chởm khó hiểu: “Cấy? Lúa? Bùn? Đĩa? Tơi khơng biết đó là những cái gì. Nhưng tơi

không dám hỏi, sợ ông tôi lại cười” (Võ Hồng, 1994). Là những đại từ xưng

hơ thân mật, đầy chân tình khi thầy giáo gọi học trị là “tụi bay…đứa nào”,

dẫu khơng tao nhã bằng “các em, cậu nào, cô ấy” đến khi trưởng thành, học trị vẫn thích được thầy gọi theo cách thân thương ấy, học trò vừa vui, vừa thêm cảm động vì tình cảm thầy trị vẫn cịn được giữ ngun vẹn theo năm tháng, có khi tình cảm ấy lại càng được nâng lên gấp bội phần. Thầy la lối, giận dữ khi học sinh khơng thuộc bài, học trị sợ nhưng khơng ghét, hơn cái cách nhã nhặn mà lại lạnh lùng, văn minh nhưng làm mất khoảng cách gần gũi giữa thầy và trò học mà thế hệ giáo trẻ sau này thường dùng. Là quê

hương, với dịng sơng Cái, ngọn núi A Man, hịn Đá Tượng, bơng vạn thọ, củ sắn nước… đơn giản như thế… “Tơi muốn nói “nhưng đó là q hương của tơi”. Nhưng tơi khơng nói được. Chữ “q hương” mới chỉ nghĩ đến đã làm xốn xang hơn hai khóe mắt” (Võ Hồng, 1994).

Võ Hồng không chỉ nhắc đến mẹ mà cịn viết về hình ảnh người cha, bởi lẽ tình cảm ấy quá đỗi sâu đậm. Chắc hẳn đối với những bạn đọc yêu mến trang sách của ông đều biết về hồn cảnh ơng một mình “gà trống ni con” cho đến lúc con trưởng thành trong những năm tháng khó khăn của chiến tranh. Năm 1957 vợ ông qua đời, để lại cho ông ba con nhỏ, lớn nhất 9 tuổi và nhỏ nhất 3 tuổi. Truyện Lời sám hối của cha đặt ra hai mặt của vấn đề: từ tình thương, người lớn, là cha mẹ, tự xét và sám hối thì nơi người nhỏ, là con cháu ắt sẽ nảy sinh một sự lay động mạnh mẽ trong tâm tư để biết tự nhìn lại bản thân mình và sám hối một cách chân thành:“Đã đến lúc cha viết những lời

sám hối chân thành gởi con…” (Võ Hồng, 1994). Vậy ơng đang sám hối về

điều gì? Ơng sám hối hành động của mình. Bởi hơn 30 năm trước, ông đã lỡ tay rút dây nịt quất cho con gái một cái khi ông đang gặp chuyện bực bội của trường: “Sẵn cái nịt trên tay, cha vụt con một cái. Cha vội vàng dừng lại. Nhìn con mở to mắt, mặt nhăn đau đớn... Con ơi, hình ảnh đó cứ đeo cha mãi, ám ảnh cha suốt hơn ba mươi năm nay” (Võ Hồng, 1994).

Câu chuyện với nhân vật chính là người cha và con gái lớn. Con gái lớn đã chịu nhiều thiệt thòi ngay từ khi mẹ mất lúc mới lên chín, đã nhận trách nhiệm lo cho gia đình, tính tiền chợ, trả tiền chợ, đưa tiền rác, ngó chừng em, tự tay bơi thuốc vào mụn lở cho em, dọn dẹp cái này cho gọn gàng, xếp đặt cái kia cho tươm tất. Chỉ mới chín tuổi, con gái lớn đã làm tất thảy mọi người mà người mẹ trong nhà sẽ làm. Con chưa hưởng trọn vẹn hết những êm đềm của tuổi thơ. Mẹ chết, người cha ở vậy ni con, có người khen kẻ mừng, nhưng mấy ai hiểu sâu sắc để thấy được có bao nhiêu cái khó khăn trong gia đình chỉ có cha và ba đứa con thơ dại cần bàn tay mẹ chăm sóc. Những đêm

mưa gió sụt sùi, các con thèm mong được mẹ ngồi giữa, hơi ấm từ bàn tay mẹ tỏa ra vuốt ve, tiếng nói mẹ êm nhẹ. Mất mẹ, các con thiếu thốn đủ đường vì“Cha thì chỉ lo được cái bao quát, làm được cái đại khái. Đặt vào thực tế,

nhiều khi thiệt thà lúng túng như con rùa bị lật ngửa” (Võ Hồng, 1994). Thời

gian dần trôi qua không chờ đợi bất cứ ai, như hai câu thơ của nhà thơ Xuân Diệu trong bài Vội vàng: “Tôi muốn tắt nắng đi, cho màu đừng nhạt mất. Tôi

muốn buộc gió lại, cho hương đừng bay đi”. Tháng năm lặng lẽ trôi, các con

lớn lên, cha trở nên già yếu, bệnh tật. Cha được thong thả, chỉ cần làm theo lời con. Con đóng vai người Mẹ và cha trở thành đứa trẻ lên bốn lên năm, như cách cha đã từng chăm sóc các con. Nghĩ đến con, mới chỉ có chín tuổi đã phải gánh trách nhiệm, ln làm trịn bổn phận của một người chị, người mẹ với các em và đã nhận sự bất công tàn bạo của người cha dẫu chỉ một lần. “Hãy thứ lỗi cho người cha cô đơn tự xét thấy mình đầy khuyết điểm” (Võ Hồng, 1994).

Một bông hồng cho cha, Nghĩ về mẹ, Đi trong bóng lá, Nửa chữ cũng thầy, Lời sám hối của cha,... đã được viết bằng cả sự yêu thương những đứa con ruột thịt của một người cha đức độ, chừng mực; bằng một kiến thức uyên bác sâu rộng của một nhà giáo ưu tú và bằng một tấm lòng trân trọng văn chương của một nhà văn, một tấm gương nhân ái lớn trong văn học Việt Nam. Điều này cho ta thấy những giá trị thiêng liêng của mỗi con người và quan trọng hơn hết là chứng tỏ nhà văn Võ Hồng là một nhà văn bậc thầy trong đề tài này. Cái tài của ơng chính là đi sâu vào nội tâm nhân vật và người đọc, họ thấy ký ức của chính mình đang sống lại. Hình bóng người cha, người mẹ; hình bóng của ơng bà, của người thầy; hình ảnh q hương, làng xóm,... hiện lên cùng một lúc.

Có những trường hợp, tâm tư tình cảm, cảm xúc của tuổi đậy thì chỉ có khi ở với mẹ, chúng ta mới có thể giãi bầy tâm sự, san sẻ. Việc thổ lộ một điều gì đó với cha ln khó khăn hơn và chính cha cũng nhận ra những điều

ấy. Những lời nói đơn giản, cảm động và chân thành của Võ Hồng luôn làm cho người đọc nhớ mãi những câu chuyện, và cũng bởi lẽ trong giọng văn của Võ Hồng người đọc nhìn thấy được sự gần gũi. Những đứa trẻ lớn lên, có yêu thương, có giận hờn của tuổi nhỏ; có sự thiếu vắng tình thương của mẹ trong những giai đoạn con trưởng thành nhưng bù đắp lại chính là tình u thương của người cha dành trịn vẹn, tồn tâm tồn ý. Phải làm cha làm mẹ, phải nuôi con mới biết được sự tảo tần, lo toan trong cuộc sống khó khăn dường nào.

Áo em cài hoa trắng là tâm sự rất thật về tình cảm mẫu tử, tình cảm vợ

chồng với những trạng thái cảm xúc lo âu, thấp thỏm của một người mẹ sắp qua đời cịn con của mình, chỉ chờ đến ngày được hóa thân về đất. Câu chuyện viết về ký ức những ngày nhân vật “tôi” được sống cùng với má, được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới trẻ em trong văn xuôi võ hồng (Trang 75 - 84)