Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới trẻ em trong văn xuôi võ hồng (Trang 102 - 105)

3.1. Nghệ thuật đặc tả ngoại hình, hành động và tâm lí nhân vật

3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật

Đa số các nhân vật trẻ em trong văn xuôi của Võ Hồng thường là những đứa trẻ ở vùng quê chân chất nghèo khó. Có những đứa trẻ sống với cái nghèo, cái khổ, cái ánh nắng hanh khơ chói chang như Tộc của Niềm tin chưa

mất: “Mình Tộc gầy đét, hai chân như hai cái que. Đã thế lại chuyên môn mặc quần đùi khiến chúng tôi mỗi lần gặp anh là phải để ý ngay đến cặp chân que tăm […] Người lại gầy, xương sống chạy một hàng dài gồ lên, cịn xương sườn thì đếm đủ mười hai đơi. Hai núm vú thâm dán sát vào da như đầu của hai chiếc đinh bảy phân ai đã đóng vào ngực. Ngực lép và bụng lép nhưng cái rún lại béo bở” (Võ Hồng, 1962). Cũng bởi vì Tộc nhà nghèo, da đen đui đủi

nên mặt mũi khơng đẹp, áo quần thì xốc xếch, cái quần đùi nào của anh cũng cũ hoặc sờn đít, rách đít. Vào những ngày hè nắng oi bức, đặc điểm dễ nhận dạng của những đứa trẻ vùng quê thường thấy không bao giờ mặc áo, đi từ đầu làng đến cuối làng để mình trần, phơi mình dưới cái nắng khiến da sầm tím lại. Chỉ qua vài nét miêu tả ngoại hình của nhân vật, chúng ta có thể cảm nhận được cuộc sống của các em nhỏ vùng nông thôn thiếu thốn nhưng vẫn rất hồn nhiên, vô tư và có thể vui chơi thỏa thích. Tộc hiện lên trước mắt người đọc với vẻ ngồi khơng mấy hãnh diện cho lớp và cho thầy:“Tóc thì dễ

mọc lấn xuống trán, tóc mai chỉa nhọn xuống nửa má. Cái mặt trở nên choắt lại bằng bàn tay. Áo quần thì như trên đã nói” (Võ Hồng, 1962). Tộc có cái

tật ở trần cởi áo vắt vai không bỏ được. Có hơm vì cãi vã ăn thua nên vội vã mặc áo khi nghe tiếng trống đánh, Tộc cài áo xộc xệch, cài hột nút này sang khuy áo kia khi bị thầy Nghĩa nhắc nhở, Tộc lặng lẽ cởi nút ra gài lại, làm như khơng có việc gì xảy ra. Tộc được một người bạn đặt tên là “Thạnh Xương” khi nhìn thấy tên của một rạp hát cũng là “Thạnh Xương” vì người bạn thấy dáng vẻ của Tộc cũng chỉ toàn những da và xương. Tộc không phản đối và nhận cái tên ấy một cách vui vẻ. Vẻ bề ngồi của nhân vật khơng cịn là dấu hiệu để người đọc tự nhìn nhận và tiếp cận tính cách của nhân vật, bởi đằng sau ngoại hình ấy, nhà văn ln thể hiện ở đó một tâm hồn trong sáng và hồn nhiên, giàu lịng nhân hậu của mỗi đứa trẻ. Tộc khơng chịu thua bất cứ thách đố nào của các bạn, không từ chối một sự nhờ vả nào nên trên mình Tộc ln chi chít những vết sẹo. Chính vì điều đó khiến các bạn đồng trang lứa với Tộc ai ai cũng yêu mến Tộc vì “Tộc chấp nhận mọi sự đùa nghịch của anh em. Tộc không bao giờ cáu vặt” (Võ Hồng, 1962).

Với Thúy (Nhánh rong phiêu bạt), bà Đức Lợi vơ cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy “cặp chân béo trắng một cách dễ ghét” của em – một đứa trẻ đã

sống trong sự ấm no, sung túc của gia đình. Bà Đức Lợi trơng chờ vào một đơi bàn chân to, thơ kệch vì bà ta nghĩ rằng người nhà quê chuyên đi chân đất nên đảm bảo rằng bàn chân Thúy cũng sẽ “chai cứng và cịn nứt nẻ nơi gót chân. Móng chân thì cứng và hay mọc vểnh lên” (Võ Hồng, 2009) nhưng

không, cả bàn tay của Thúy “cũng trắng cũng no tròn” – một “bàn chân nhỏ

nhắn và xinh xắn”.

Người anh vắng mặt tên Lu trong câu chuyện của nhân vật kể chuyện “tôi” là một đứa trẻ lên “một tuổi rưỡi, nó mập mạp, má phính, và vì ăn no nên bụng cũng phính theo” (Võ Hồng, 1992). Anh Lu được sinh vào giữa thời

thả dù do thám xuống núi Vân Canh cùng với thể trạng của mẹ yếu nên anh Lu đau bệnh liên tục. Mặc dù ở giai đoạn “hoàng kim” anh được má Kệ cho bú nhưng khi anh lên năm tháng, khơng có má Kệ chăm sóc, anh lại “gầy gị,

đít teo, chân tóp, cổ khơ, bụng dài. Cả cái đầu cũng thấy gầy ốm” (Võ Hồng,

1992). Anh sống trong thời điểm khó khăn, thiếu thốn nên thể trạng dần dần yếu mặc dù có một khoảng thời gian anh trở nên béo tốt, “cặp đùi no tròn”, “cái ngực đầy đặn trắng nõn”, sau một buổi xế chiều anh ngủ dậy, nằm lặng im, hơi thở nhẹ rồi anh không thở nữa.

Về dáng vẻ bề ngoài của nhân vật trẻ nhỏ, Võ Hồng còn thể hiện thêm một vài chi tiết ở đơi mắt và kèm theo đó là những dịng miêu tả sự hồn nhiên, ngây thơ của các em nhỏ, như ánh mắt của Hòa khi ngồi trước bàn ăn, “mắt chớp lia lịa vì được thấy những món mà mày thích…” (Võ Hồng, 1995). Mọi

người thường hay nhắc đến hình ảnh đơi mắt là cửa sổ của tâm hồn, là để nhìn thấy mọi sự vật dưới gam màu tươi sáng nhưng nhà văn lại để một nhân vật lên năm tuổi chứng kiến cảnh đau thương, nó chỉ biết “đứng trố mắt nhìn” vì nó chưa biết buồn, chưa biết chết là gì và liền sau đó nó sẽ hỏi má nó: “Sao chị Hịa chết lâu vậy má?” (Võ Hồng, 1995).

Ngồi đơi mắt biểu lộ sự hồn nhiên, ngây thơ, nhà văn Võ Hồng còn chú ý dựng lại ở gương mặt cùng với nỗi lo về sự nghèo khó, thiếu thốn của các em nhỏ khi ngày Tết đang đến gần. Chuyện đi Tết thầy luôn là một mối băn khoăn đối với những đứa nghèo, thằng Tộc, thằng Chử, thằng Số và thằng Lời biểu lộ lên “những vẻ mặt tò mò lúc nãy lần lần trở nên nghiêm nghị”. Thằng Sanh được má nó cho mấy trái táo đem theo đến trường. Năm sáu đứa bạn đứng bao quanh kể cả thằng Chữ thằng Tộc chưa biết quả táo là gì, “những

vết nhăn làm nhíu đơi chân mày và những cái miệng mở trễ tràng”, chúng “nhìn chòng chọc” vào nửa trái táo còn lại mà thằng Sanh đã để vào “giữa răng cửa cắn một miếng lớn”.

Đọc Trận đòn hòa giải, người đọc cịn bắt gặp hình ảnh một gương mặt biểu lộ tất cả sự ngạc nhiên của Thủy khi thấy ba cầm sẵn cành chùm ruột đánh mình vì trước giờ dẫu có làm sai bao nhiêu lần ba vẫn chưa một lần đánh Thủy. Thủy“nhìn ba với đơi mắt trịn, khơng biết ba nói thật hay nói đùa

Thủy leo lên giường nằm ngửa, nhìn ba. Mơi nhếch lên, phác một dáng cười gượng… Đau quá, Thủy bật khóc ồ lên, khóc to, khóc ngon lành” (Võ Hồng,

1990). Ánh mắt của Thủy ngây thơ tưởng rằng nằm ngửa như khi đi ngủ, hiền lành và ngơ ngác khơng biết rằng mình sắp bị đánh địn cho đến khi roi giáng xuống đau quá mới bật khóc và mới biết rằng là thật. Cịn ánh mắt chị Hằng nhìn Thủy cịn là sự ân hận, hối lỗi của chị Hằng khi lỡ làm một việc “hành hạ” cái hình ảnh thân yêu của má. Với lòng yêu trẻ và sự quan sát tinh tế, sắc sảo, các nhân vật thiếu nhi của Võ Hồng hiện lên đa dạng và phong phú với những ngoại hình khác nhau nhưng vẫn giữ được tính “bản thiện” của trẻ em vùng nơng thơn nghèo khó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới trẻ em trong văn xuôi võ hồng (Trang 102 - 105)