Hồn nhiên, trong sáng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới trẻ em trong văn xuôi võ hồng (Trang 57 - 63)

2.1. Trẻ em – những thiên thần nhỏ tuổi

2.1.1. Hồn nhiên, trong sáng

Giá trị lớn nhất dễ nhận thất trong văn chương Võ Hồng là một thế giới trẻ thơ hồn nhiên, trong sáng. Nếu như ở Hoài cố nhân và Người về đầu non là những ký ức tuổi thơ của các em gắn liền với trường lớp, con đò, dòng sơng, những người dân q hiền lành chân chất thì Vẫy tay ngậm ngùi, Áo em

cài hoa trắng, Thương mái trường xưa, Vùng trời thơ ấu, Hồn nhiên tuổi ngọc,… lại thể hiện cuộc sống thực của học sinh ngày hôm nay. Bản chất hồn

nhiên, trong sáng của trẻ thơ ở thời điểm nào cũng như nhau. Đặc điểm cơ bản để khu biệt trẻ em với người lớn chính là tâm hồn trong sáng, ngây thơ và hồn nhiên. Sự trong sáng, thuần chất ấy của trẻ thơ là nét đẹp bản thể chỉ thuộc về trẻ em, trong thế giới trẻ em vì dù có ở thời đại nào đi chăng nữa những giá trị ấy vẫn không bao giờ thay đổi. Theo quan niệm xưa, bản tính “bản thiện” của con người, nhất là ở những trẻ em thuộc thành phần gia đình ít học, nghèo khó ở nơng thơn, không phải thành phần tiểu tư sản như các nhân vật trong Trận đòn hòa giải, Xuất hành năm mới…

Sự ngây thơ, hồn nhiên của trẻ em hiện lên chân thực và sống động trong từng khoảnh khắc của cuộc sống. Mở đầu Người về đầu non là câu chuyện cậu bé nhà quê nghe đọc truyện Lục Vân Tiên mà hình dung ra nhân vật Trịnh Hâm là ơng Hy chống đị quen thuộc trước khúc sơng nhà mình, khúc sơng rộng tre ngã xuống mặt nước và bờ sông lồi ra lõm vào. Mặt Trịnh Hâm lại giống lão Đấu, người ở cách nhà mươi thước, dáng dấp cao to làm lũ nhỏ mỗi lần trông thấy đều bỏ chạy.Và khi nghe thấy tên gọi một cái xe có màu xanh sơn ở mặt ngồi là “xe cam nhơng”, cậu bé liền liên tưởng đến trái cam vì “nó

có màu xanh như da trái cam”. Tâm hồn trẻ thơ trong trẻo, trắng tinh như một

tờ giấy mà chưa có bất cứ tác động nào và những trải nghiệm đầu đời, những dòng ký ức ghi nhận được là khó xóa mờ. Đó là những sự ngây ngơ mà chúng ta khó có thể giải thích được.

Thế giới trẻ thơ của Võ Hồng trong suốt và rộng mở. Đoạn trích Vĩnh biệt cây trứng cá trong tập truyện Vẫy tay ngậm ngùi có hai nhân vật là hai

anh em chưa đến tuổi đến trường cùng với cây trứng cá trước sân gắn bó với tuổi thơ của hai anh em. Câu truyện rất đơn giản: có một cậu bé lớn lên cùng với cây trứng cá, tuổi thơ cậu êm đềm dưới bóng cây mát to rộng. Cây trứng cá chứng kiến cậu lớn lên với một tuổi thơ bình yên, hạnh phúc như một nhân chứng, một người bạn chân thành của cậu. Cây trứng cá hiện diện từ lúc còn là một thân tơ lá to xanh mướt. Theo thời gian, cây trứng cá nó héo mịn, cỗi cằn và sắp chết, đến lúc phải chặt đi. Đoạn hội thoại của hai anh em là minh chứng cho sự ngây ngô, trong sáng, vô tư của lứa tuổi trẻ thơ, trong lịng có gì sẽ biểu hiện ngay ra cái đó và trong sáng đúng với lứa tuổi thật của các con. Thế giới trong mắt trẻ thơ là thuần khiết, tươi đẹp nên sự vô tư và hồn nhiên luôn hiện diện xung quanh khi cuộc sống vẫn ln tồn tại những khó khăn, buồn phiền.

- Thủy ơi! Tôi dạ - Mày ở đâu? - Em ở trước sân. - Chỗ nào? - Ở gốc cây trứng cá. - Làm gì ngồi đó?

- Coi hai con chim nó tha rác.

- Đợi tao ra coi với ( Võ Hồng, 1992)

Trong mảng sáng tác gắn với đề tài tuổi học trò, trẻ em, tác giả đã chỉ ra nhiều mặt của cuộc sống khốn khó, cơ cực nhưng cũng nhờ vào hoàn cảnh sống ấy, những phẩm chất tốt đẹp, những ước mơ, hồi bão và tấm lịng nhân hậu của trả em được đẩy lên nổi bật giữa những trang viết. Những câu chuyện của Võ Hồng thường là hình ảnh thường ngày của cuộc sống, là những vụn

vặt được nhà văn tích góc hằng ngày, xâu chuỗi các sự kiện để trở thành một tác phẩm. Ở đó có sự tẻ nhạt, đau thương lẫn sự buồn bã của những số phận tuổi còn nhỏ nhưng phải gánh chịu nhiều hệ quả do chiến tranh gây ra. Đằng sau những điều ấy vẫn tồn tại sự hồn nhiên, trong trẻo và giàu lòng vị tha, nhân hậu. Bằng ngịi bút của mình, nhà văn đã phác họa rõ những nỗi đau, nỗi mất mát về gia đình, sự khắc nghiệt của cuộc sống; từ đó uyển chuyển biến nỗi thương đau thành ước mơ, để cho trẻ em được sống và được khát vọng với niềm tin vào số phận của mình.

Nhân vật Thúy trong Nhánh rong phiêu bạt luôn thể hiện sự trong sáng, tinh nghịch đúng với lứa tuổi của mình mặc dầu em liên tiếp phải gánh chịu những tổn thương và mất mát. Những đoạn đầu trong tác phẩm là loạt sự kiện Thúy bị hai chị em Bích Liễu, Bích Huệ và bà Đức Lợi ăn hiếp, hắt hủi chỉ duy nhất trong nhà có chị bếp là tỏ lịng thương đối với Thúy đơi chút nhưng chắc tình thương đó khơng đậm đà bằng tình thương của dì Tám. Chị bếp nhường phần ăn của mình cho Thúy nhưng Thúy khơng dám nhận vì nhớ lời má dặn về cái ăn được người khác cho, có gì thì ăn nấy. Quả tình là lúc ở nhà với ba má, Thúy không thèm chi. Thúy chợt nhớ đến má, nước mắt ứa ròng ròng.

Sự hồn nhiên, ngây thơ của Thúy cịn được thể hiện qua hình ảnh Thúy chụm chân nhảy qua những hố nước nhỏ rồi nhảy qua hố nước lớn. Những cơn mưa đầu mùa còn để lại những hố nước lớn, Thúy vén quần lội qua khi trên đường em về thăm dì Tám. Trên đoạn đường về đến nhà chú thím Sáu tráng bánh tráng, đi qua hết khu phố bày biện hàng hóa, đến những căn nhà gạch thấp, đến đoạn đến nhà tranh Thúy nhớ đến những con chim buổi sáng hay hát đến đậu trên cành cây để tìm mổ sâu hay cái nhà có bầy gà con đi xung quanh gà mẹ. Với trẻ em, sự ngây thơ, hồn nhiên hiện lên chân thực và sống động, nó ở xung quanh cuộc sống, ở mọi ngóc ngách mà chúng ta có thể tận hưởng và trông thấy chúng. Trong sự tận cùng của khổ cực, của cuộc sống

thì mầm sống vẫn ln tồn tại và sẵn sàng vươn mình trở dậy trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Thế giới trẻ thơ trong truyện của Võ Hồng luôn xoay vịng, khơng chỉ tập trung vào những câu chuyện của nhân vật chính mà cịn thể hiện qua các nhân vật xung quanh. Đơn cử truyện Cơng chúa lạc lồi, nhân vật xưng tôi ở đây là em bé 14, 15 tuổi đang trưởng thành và hoài niệm về tuổi thơ của mình. Nhân vật này lại kể về một câu chuyện của một cô bé khác tên Ngọc – cô bé nhà quê nạn nhân của chiến tranh. Truyện bắt đầu từ những hoài niệm về kỳ nghỉ hè về quê nhà và chuyện người bạn thân tên Hịa chết vì bị chảy máu cam mà khơng cấp cứu kịp thời trong hồn cảnh chiến tranh. Người kể tưởng tượng năm bảy ngày sau đó, có người sẽ hỏi thằng em nhỏ của Hịa (5 tuổi) rằng chị nó đâu, nó sẽ hồn nhiên vô tư mà trả lời rằng “chết rồi” và liền sau đó nó sẽ hỏi má nó: “Má ơi! Sao chị Hòa chết lâu vậy má? Chừng nào chị về hở má!” (Võ Hồng, 1995). Đứa trẻ chỉ mới lên năm, làm sao biết thế

nào là sự sống và cái chết, làm sao hiểu được nỗi đau mất mát người thân như thế nào. Từ những hồi cảm đó, người kể nói về Ngọc. Chiến tranh tràn tới quê hương của Ngọc, cha chết vì lạc đạn, nhà cửa bị sập hết một nửa. Ngọc là một nạn nhân của chiến tranh, trở thành trẻ mồ côi cha. Dù chiến tranh có đem đến bất hạnh, khổ đau đi chăng nữa, Ngọc vẫn mãi hồn nhiên, trong sáng đúng với lứa tuổi của mình, là “nàng công chúa của đồng quê đang bị sa sút

ở thành phố” (Võ Hồng, 1995). Vẻ đẹp trong sáng của Ngọc tương phản

quyết liệt với hồn cảnh bất bình thường, nghiệt ngã của chiến tranh, của bom đạn. Ngọc kể về vụ bom ném vào nhà ông Hương bản Danh, vừa le lưỡi rùng mình nhưng sau đó lại cười. Khối óc của Ngọc đầy những hình ảnh chết chóc bi thảm. Tuổi thơ của Ngọc đã phải nhìn quá nhiều hình ảnh màu đen xám. Nhưng tất cả cũng không làm cho Ngọc mất đi sự hồn nhiên, trong trẻo. Ngọc có những lối gợi hình đặc biệt như “khát nước cháy cổ”, “Chù chà! Chửi như

với người cha của nhân vật dẫn truyện về ông giáo Hợi, mỗi lần nhắc đến ông giáo Hợi, Ngọc lại bảo: “Cứ ơng giáo Hợi! Cái gì cũng ơng giáo Hợi!”, “Lại

ông giáo Hợi” (Võ Hồng, 1995). Có lẽ, chiến tranh khơng để lại ảnh hưởng mạnh đối với Ngọc, bởi đó là sự thật diễn ra hằng ngày, bởi ngày nào báo chí cũng nhắc đến pháo kích tấn cơng, làm như khơng có những ngày tháng Bảy tháng Tám mà chỉ có những ngày chiến tranh kéo dài và Ngọc vẫn chính là một cơ “công chúa” giữa cuộc đời trần tục. Đoạn kết, Ngọc bỏ về ở với mẹ để lại những suy nghĩ, bâng khuâng cho người kể.

Tộc trong Niềm tin chưa mất rất thật thà, nghĩ sao nói vậy, khơng hề

biết nói theo để lấy lịng người khác, khơng mặc cảm với số phận và ngoại hình. Tộc vẫn hồn nhiên và vơ tư đúng với lứa tuổi của chính mình đến nỗi bạn bè của Tộc đều ngạc nhiên. “Tộc sống tự nhiên quá, thấy việc thì làm khơng câu nệ, nghĩ gì nói nấy khơng giấu giếm” (Võ Hồng, 1962). Có hơm Tộc ham chơi, mải mê ăn thua mà bị bạn giấu áo, đến lúc trống đánh thì chạy đi tìm nhưng hỏi ai cũng khơng biết, lạy ai cũng khơng chịu chỉ khiến Tộc ịa ra khóc bởi vì Tộc sợ thầy lắm. Khi đến nhà thầy giáo nộp bài, Tộc cịn dám “chê” giếng nước nhà thầy hơi và hẹn “Chủ nhật tới, tao lại đảo giếng dùm cho thầy” (Võ Hồng, 1962). Tộc học kém, nghỉ học sớm, khi nghỉ học vẫn cứ

ân hận nghĩ rằng sự kém cỏi của mình có ảnh hưởng khơng tốt đến việc tăng thưởng, tăng lương của thầy. Sau này giàu có, làm chủ một rạp hát, Tộc vẫn nhớ đến cái tên Thạnh Xương mà bạn bè đặt để cười vui và đặt tên cho rạp hát của mình là Thạnh Xương “để nhớ lại những kỷ niệm ngày xưa” (Võ Hồng,

1962). Tình cảm của Tộc dành cho thầy giáo, cho tuổi thơ không chút mặc cảm của mình là một tình cảm tha thiết và rất chân thành: “Giá vào tay một

thầy giáo khác thì tơi đã bị đuổi học lâu rồi. Thế mà thầy vẫn chịu đựng, vẫn chấp nhận tôi” (Võ Hồng, 1962) và khi Tộc hồi tưởng lại khoảng thời quá

khoảng khơng. Hình ảnh của chúng ta chỉ còn lại trong tâm hồn của chúng ta thôi” (Võ Hồng, 1962).

Võ Hồng đã để các nhân vật của Võ Hồng thể hiện những giá trị về mặt đạo đức rất tốt. Trong Niềm tin chưa mất, khơng chỉ có nhân vật Tộc được

nhà văn bộc lộ nét hồn nhiên, trong sáng mà điều này còn thể hiện qua nhân vật “thằng con tôi”. Cậu bé hồn nhiên, vô tư đến nỗi người cha không thể nhịn được, đành phải bật cười to một tràng dài chỉ vì lí do “lũ học trị cứ gọi con là

heo luộc… da con trắng như heo luộc” (Võ Hồng, 1962) nên nó phải ở trần

và dang nắng cả ngày. Thời đại đổi thay, quan niệm về cái đẹp cũng sẽ thay đổi để phù hợp với cách nhìn thẩm mỹ của xã hội nhưng thật khơng ngờ điều này lại có sự ảnh hưởng lớn đối với một đứa trẻ mới mười tuổi. Ngày xưa người ta ưa chuộng da trắng, thầy cơ thì thích nhìn những đứa có gương mặt trắng trẻo và kể cả lũ học trị cũng chỉ thích chơi với những đứa như vậy, cịn những đứa da đen đui đủi nhiều khi bị chế giễu.

Từ bản chất trong sáng, hồn nhiên và ngây thơ của lớp trẻ nhỏ, dù sống trong cảnh cơ cực, đói khổ, thiếu thốn vật chất hay tình cảm thì những khát khao, ước vọng của những tâm hồn trẻ thơ ấy vẫn không bao giờ lụi tắt, vẫn âm ỉ bùng cháy từng ngày. Những mong ước của các em là những điều quá đỗi bình dị so với người lớn, là được cắp sách đến trường gặp bạn bè, thầy cơ; là mong ước có cuộc sống tốt hơn, hạnh phúc hơn, được sống trong vòng tay cha mẹ. Những ước mơ đó ln làm day dứt lịng người. Dù lớn hay nhỏ, với những tâm hồn ngây thơ trong sáng ấy, những ước mơ rất đời thường như thế thật đáng trân trọng.

Nhân vật Tộc là một biểu hiện về nhân cách của nhà văn Võ Hồng, giống như đoạn trích ơng có viết về Tộc ở cuối truyện: “Tâm hồn Tộc như cái

phịng rộng trống trơn, khơng có xó xẹt, khơng có bóng tối. Tộc làm những điều mình nói và có thể nói cả những điều mình làm. Có thể nói cả những điều mình nghĩ nữa” (Võ Hồng, 1962). Nhìn vào thực tế đời sống, chính văn

chương của Võ Hồng chính là “nhân cách của Tộc”, một giá trị tinh thần to lớn mang lại cho người đọc một niềm tin bền vững, một luồng gió trong lành, bình yên giữa thực tại xã hội nhiều xáo trộn, lo âu của cuộc đời. Hồi tưởng dĩ vãng, nhắc về quá khứ, kỷ niệm của tuổi thơ là cách mà ông muốn truyền tải đến người đọc hãy nhớ về nguồn cội và dù chăng có đi đâu chúng ta vẫn ln gắn liền với cội nguồn u thương. Đó cũng chính là một nét đặc trưng về bản tính trong nhân vật của Võ Hồng, quý trọng và nâng niu dĩ vãng tuổi thơ của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới trẻ em trong văn xuôi võ hồng (Trang 57 - 63)