3.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ
3.2.2. Ngôn ngữ với sự gia tăng nồng độ cảm xúc
Trong sáng tác, tác giả thường xuyên sử dụng rất khéo léo các từ ngữ mức độ nhằm gia tăng nồng độ cảm xúc của nhân vật ngay cả trong ngôn ngữ đối thoại mà còn trong lời văn miêu tả và lời kể chuyện. Trong Áo em cài hoa
trắng, ta bắt gặp khơng ít những từ ngữ biểu lộ cảm xúc mạnh mẽ. Cứ mỗi
một sự kiện hiện diện là sự xuất hiện dày đặc những ngôn ngữ giàu biểu lộ nhiều cung bậc tình cảm khác nhau, màu sắc độc thoại xen lẫn với lời kể của nhân vật, làm gia tăng nồng độ cảm xúc của nhân vật bằng cách thêm vào đó
những tính từ cảm xúc mạnh như “lặng lẽ nhìn tơi”, “chạy kiếm sáng con
mắt”, “ủ dột nét mặt”,…; từ láy như “nước mắt chầm chậm ứa ra”, …
Bên cạnh sự thành công của ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại nội tâm cũng được tác giả sử dụng rất hiệu quả. Nó đơi khi là những nỗi buồn mà lại là “buồn bã cô đơn”, là những suy nghĩ chỉ muốn giữ riêng phần kỉ niệm cho mình:“tơi khơng muốn ai chen vào sự học của tôi,… Tôi chỉ tin ở má tơi
thơi… Tơi để dành chữ đó cho má tơi” (Võ Hồng, 1990). Có khi là những nỗi
thương xót cho số phận em út từ khi sinh ra đã mất mẹ: “Tội nghiệp, má mất
hồi Thủy có ba tuổi”, là những nỗi niềm trăn trở: “…khuyên dạy nhiều hơn là chơi đùa với tơi. Đó là một lí do khiến tơi thấy mình cơ đơn. Tơi mất đi một phần lớn tuổi thơ” và suy ngẫm “so với cái cô đơn của ba, tôi thấy tôi được sung sướng nhiều hơn” (Võ Hồng, 1990). Cả những day dứt, hối hận: “Tôi nghĩ thương hại hết sức khi ba bảo Thủy nằm ngửa”, “Tội nghiệp nữa là Thủy tưởng ba nói đùa,…” để rồi khi sự việc đã đi quá xa “Tôi lắc đầu như cố phủ nhận những hành động sai lầm của tôi trước đây. Tôi hối hận. Tôi muốn kêu lên” (Võ Hồng, 1990). Chỉ với những dòng độc thoại nội tâm của
Hằng trong Trận đòn hòa giải cũng đủ để ta thấy được sự lựa chọn khéo léo, cái tài trong việc sử dụng ngôn từ để bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật theo chiều hướng gia tăng.
Trong mảng sáng tác về trẻ em, Võ Hồng cũng trực tiếp đưa ra lời ăn tiếng nói hằng ngày để miêu tả, thể hiện đúng và hiện thực nhất tâm trạng của nhân vật. Thúy học chương trình Đệ Thất khơng hơn bảy tháng nhưng có thể nhận ra được những sai lầm cơ bản của Bích Liễu, giọng Anh văn sếu sáo, rời rạc, trật giọng nghe chữ nào cũng nặng nhọc làm Thúy ngứa mắt vì “làm bài tập trật như điên”. Bích Liễu học hành khơng giỏi nhưng lại thích tỏ vẻ với Thúy, biết Thúy học giỏi liền nhờ cậy Thúy làm bài tập và so sánh cái đề luận này như:“ngang như cua, hỗn như gấu, xấu như ma” (Võ Hồng, 2009).
tuổi ăn tuổi học bỗng chốc mất cả gia đình, quê hương. Cái khổ ập đến Thủy quá bất ngờ làm cho Thủy ra đi chỉ với bộ quần áo đã cũ kỹ để mà Bích Liễu phải thốt lên rằng “Sao mày cực khổ khốn nạn vậy?” (Võ Hồng, 2009). Đã cực khổ rồi lại còn thêm phần khốn nạn. Việc thêm hai chữ “khốn nạn” vào
cái cực cái khổ của Thúy khiến cho chúng ta không phải ngậm ngùi trước số phận khắc nghiệt của Thúy nói riêng cũng như những đứa trẻ mồ côi, sống bươn chải trong cái khổ, cái nghèo ở ngồi xã hội. Nỗ lực dùng ngơn từ theo hướng đời thường hóa giúp cho câu văn của Võ Hồng ngày càng thêm chất mặn mà của quê hương, dần bớt đi vẻ sang trọng, ủy mị nhưng vẫn rất dịu dàng và mộc mạc, thể hiện một cách chân thực những góc cạnh của đời sống.
Võ Hồng viết những câu văn cảm xúc dài, ngắn rất độc đáo, đủ để thể hiện rõ ràng và nổi bật tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật. Tác giả đã sử dụng rất phong phú và đa dạng các loại kiểu câu để thể hiện. Thỉnh thoảng chúng ta bắt gặp những dòng văn dài dàn trải mười dịng nhưng cũng đủ gói trọn cuộc đời bắt đầu trơi nổi, phiêu bạt của Thủy: “…Y như hịn sỏi. Y như nhánh rong
con… Mệt thở khơng ra hơi. Đói lả người…” hoặc chỉ vỏn vẹn đơi ba dịng
nhưng cũng đủ sự ngổn ngang bề bộn trong tâm trạng của Thúy: “Có thật ngồi này vui khơng? Ai vui? Chắc hẳn khơng phải là nó” (Võ Hồng, 2009) trong Nhánh rong phiêu bạt. Đó là nỗi đau, sự mất mát chiến tranh đã gây ra cho gia đình Thúy mà khơng có cách nào có thể cứu vãn được: “Tan hoang,
tiêu diệt hết cả rồi….tất cả đều nát vụn hết rồi!...Thật là buồn bã tiêu điều”
(Võ Hồng, 2009); là tâm trạng của một đứa trẻ quá ngây thơ, giàu lòng nhân hậu lại bị quở trách thành một kẻ “gián điệp” làm Thúy cơ hồ run lên:
“Tưởng như có một cặp mắt của cơ quan An ninh đang trừng trừng nhìn nó. Tưởng như có một bàn tay cứng và lạnh đang mở rộng và chầm chập bóp vào cổ nó” (Võ Hồng, 2009).
Ngơn ngữ của Võ Hồng không trau chuốt, tác giả nghĩ sao viết vậy, không dùng những từ ngữ hoa mỹ để tránh ảnh hưởng đến cảm xúc của lứa
độc giả là các em nhỏ. Xuất phát từ cái tâm của một nhà văn, tác giả luôn mong muốn đem những điều chân chất nhất và tự nhiên cảm xúc nhất đến cho người đọc – đặc biệt là lứa tuổi học trò, trẻ thơ: “Thúy giật mình. Đầu nó chống váng. Hai dịng nước mắt chảy rần rần trên khóe mắt. Thân phận mình sao mà khổ vậy?” (Võ Hồng, 2009). Chúng ta dễ dàng bắt gặp những
lối dụng từ đơn giản, mộc mạc, đơn sơ như vậy từ những số phận, những con người như thế. Cuộc đời ấy đầy ắp những nỗi cơ cực, bần hàn đến nỗi khơng cịn niềm vui, hạnh phúc nào có thể lấp được vào chỗ tối đen đó. Những trang văn của Võ Hồng gần gũi với người đọc là như thế.