Thành ngữ chứa các yếu tố thuộc TNTT trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành ngữ có từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết trong tiếng việt (Trang 36 - 41)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.4. Thành ngữ chứa các yếu tố thuộc TNTT trong tiếng Việt

1.4.1. Trường nghĩa thời tiết

Trước khi tìm hiểu thành ngữ chứa các yếu tố thuộc trường nghĩa thời tiết, chúng ta phải có một cách hiểu chính xác về thời tiết và các yếu tố của nó. Theo “Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam”, thời tiết là “trạng thái tổng hợp của các yếu tố khí tượng xảy ra trong khí quyển ở một thời điểm hay trong khoảng thời gian xác định. Những đặc trưng quan trọng nhất của thời

tiết là các yếu tố khí tượng: nhiệt độ khơng khí, áp suất khí quyển, gió, độ ẩm và các hiện tượng thời tiết: giáng thuỷ, sương mù, giông tố, vv. Những đặc điểm chung của thời tiết trong nhiều năm quy định loại hình khí hậu”.

Trong “Oxford Advanced learners dictionary” (1995), thời tiết được hiểu là “the condition of the atmosphere at a particular place and time, such as the

temperature, and if there is wind, rain, sun, etc” (điều kiện khí quyển tại một

địa điểm và thời gian cụ thể, chẳng hạn như nhiệt độ, và nếu có gió, mưa, mặt trời…).

Thời tiết trong “The Hutchinson Paperback Encyclopedia” (1994) được định nghĩa là: “Day-to-day variation of climate and atmospheric conditions at

any one place, or the state of these conditions at a place at any one time. Such conditions include humidity, precipitation, temperature, cloud cover visibility and wind. To a meteorologist, the term “weather” is limited to the state of the sky, precipitation and visibility as affected by fog and mist”.( Thời tiết và

những điều kiện thời tiết diễn ra hàng ngày ở bất cứ nơi nào. Các điều kiện đó bao gồm độ ẩm, lượng mưa, nhiệt độ, khả năng hiển thị che phủ đám mây và gió. Đối với một nhà khí tượng học, thuật ngữ "thời tiết" bị giới hạn ở trạng thái bầu trời, lượng mưa và khả năng hiển thị bị ảnh hưởng bởi sương và sương mù). Rõ ràng, khi nói về thời tiết, ngồi các hiện tượng thời tiết cơ bản như gió, mưa, nhiệt độ, độ ẩm, sương, chúng ta cũng quan tâm đến trạng thái cũng như các yếu tố của bầu trời.

Thuật ngữ thời tiết thường nói về hoạt động của các hiện tượng khí tượng trong các thời kì ngắn (ngày hoặc giờ), khác với thuật ngữ "khí hậu" - nói về các điều kiện khơng khí bình qn trong một thời gian dài.

Thời tiết bị chi phối bởi sự chênh lệnh áp suất khơng khí giữa nơi này và nơi khác. Sự khác biệt về áp suất và nhiệt độ có thể xảy ra do góc chiếu của ánh sáng tại một điểm đang xét, giá trị này thay đổi theo vĩ độ tính từ vùng

nhiệt đới. Sự tương phản mạnh về nhiệt độ khơng khí giữa vùng nhiệt đới và cực làm sản sinh dịng chảy khơng khí mạnh.

Như vậy, các yếu tố thời tiết bao gồm: nhiệt độ khơng khí, áp suất khí quyển, gió (hướng gió, tốc độ), độ ẩm. Các hiện tượng thời tiết bao gồm: nắng, mưa, tuyết, sấm sét, giông bão, sương mù, giáng thủy. Bên cạnh các hiện tượng chúng tôi vừa nêu, trên các bản tin dự báo thời tiết, chúng tơi cịn thấy những thông tin liên quan đến thời tiết biển, và một trong những hiện tượng được nhắc đến đó chính là “sóng’’. Sóng biển là các sóng bề mặt xuất hiện tại tầng trên cùng của biển hay đại dương, một dạng chuyển đổi năng lượng từ nơi này đến nơi khác. Sóng được tạo ra do tác dụng của gió hoặc do các hoạt động địa chấn. Ngồi “sóng”, chúng tơi cũng nhận thấy có một hiện tượng nữa được đưa vào các bản tin thời tiết, đó chính là “thủy triều”. Thủy triều là mực nước dâng lên hạ xuống dưới tác động của lực tạo triều. Trong đó lực tạo triều gây ra bởi sức hút của mặt trăng và mặt trời lên lớp nước trên bề mặt trái đất kết hợp với lực ly tâm của trái đất.

Như vậy, chúng tôi xác định trường nghĩa thời tiết là tập hợp những từ ngữ liên quan đến thời tiết bao gồm:

- Những từ ngữ chỉ các hiện tượng thời tiết: gió (phong), mưa (vũ), nắng, sương, sấm, sét, thiên lôi, chớp, tuyết, băng, thủy triều (triều), bão, giông/dông, nạn hồng thủy, lũ

- Những từ ngữ chỉ các yếu tố thời tiết trên biển: sóng, biển (bể)

- Những từ ngữ chỉ các yếu tố liên quan đến bầu trời: trăng, mây, sao,

trời

- Những từ ngữ chỉ nhiệt độ khơng khí: nóng, mát, lạnh, giá, rét, buốt

1.4.2. Thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT

Khi đã xác định được các yếu tố và các hiện tượng của thời tiết, chúng nghiên cứu thành ngữ trong những trường nghĩa nhỏ sau:

- Thành ngữ chứa từ ngữ chỉ các hiện tượng thời tiết: gió (phong), mưa

(vũ), nắng, sương, sấm, sét, thiên lôi, chớp, tuyết, băng, thủy triều (triều), bão, nạn hồng thủy,hạn, lũ. Ví dụ: Nắng dãi mưa dầu, một nắng hai sương, tắm mưa gội gió, góp gió thành bão, bạt phong long địa, trắng như tuyết, ngáy như sấm, như hạn chờ mưa, triều dâng bão tố, đi buôn gặp nạn hồng thủy, mưa nguồn chớp bể, tin sét đánh,

- Những từ ngữ chỉ các yếu tố thời tiết trên biển: sóng, biển (bể). Ví dụ:

Sóng n biển lặng, sóng to gió lớn...

- Những từ ngữ chỉ các yếu tố liên quan đến bầu trời: trăng, mây, sao,

trời. Ví dụ: Trời quang mây tạnh, trở trời trái gió,gió đục mây vần, vằng vặc như trăng đêm rằm...

- Những từ ngữ chỉ nhiệt độ khơng khí: nóng, mát, lạnh, giá, rét, buốt. Ví

dụ: Nóng chảy mỡ, gió mát trăng thanh, bụng đói cật rét, mưa dầm gió buốt,

lạnh như băng, mùa đơng tháng giá... Tuy nhiên, có những thành ngữ bản thân

nó khơng chứa từ ngữ chỉ nhiệt độ khơng khí nhưng vẫn thể hiện được nhiệt độ khơng khí chúng tơi vẫn xếp vào nhóm này, chẳng hạn như thành ngữ cắt da

cắt thịt (lạnh, rét)

Trong q trình tìm hiểu, chúng tơi nhận thấy, thành ngữ chứa các yếu tố thuộc trường nghĩa thời tiết không phải chỉ để thể hiện các hiện tượng thời tiết, mà hầu hết đều mang nghĩa biểu trưng. Điều này chúng tơi sẽ trình bày rõ hơn trong chương 3 của luận văn.

Tiểu kết chương 1

Từ việc tìm hiểu những vấn đề lí thuyết về thành ngữ, về trường nghĩa, mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa, chúng tơi nhận thấy một số vấn đề như sau:

1. Thành ngữ là những đơn vị từ vựng có sẵn, có cấu tạo ổn định và có giá trị biểu trưng cao về mặt ý nghĩa. Sự hình thành nên các thành ngữ bao giờ cũng gắn liền với thực tiễn sử dụng ngôn ngữ của nhân dân. Đặc điểm là tính cố định tức là sự bất biến về hình thức. Tuy nhiên, thực tiễn sử dụng cho thấy thành ngữ vẫn có những biến thể nhất định. Về ngữ nghĩa, thành ngữ nổi bật ở các đặc điểm là tính cụ thể, tính biểu trưng, tính truyền cảm, tính dân tộc.

2. Việc phân biệt thành ngữ với các đơn vị khác không phải là một việc dễ dàng, nhất là phân biệt thành ngữ với tục ngữ. Ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ trong một vài trường hợp khó có thể xác định rõ ràng. Vì thế, có những trường hợp có nhà nghiên cứu cho là thành ngữ, nhưng lại có nhà nghiên cứu lại cho đó là tục ngữ, có nhà nghiên cứu lại có ý kiến trung hịa cho rằng vừa là thành ngữ, vừa là tục ngữ. Thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT cũng có nhiều trường hợp như vậy.

3. Trường nghĩa thời tiết là tập hợp những từ ngữ chỉ các hiện tượng thời tiết, các yếu tố của thời tiết, tính chất của thời tiết. Chúng tơi xác định thành ngữ có chứa những từ chỉ hiện tượng, yếu tố, tính chất thời tiết đó sẽ là đối tượng khảo sát của luận văn.

4. Nhóm thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT mang đầy đủ những đặc điểm của thành ngữ nói chung. Điểm nổi bật của nhóm thành ngữ này là đã phản ánh một cách khá đầy đủ về quan niệm cũng như “phản ứng” của người Việt trước các hiện tượng thời tiết. Nhóm thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT này cũng gợi mở để chúng tơi tìm hiểu về mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa ở chương 3.

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA THÀNH NGỮ CÓ TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành ngữ có từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết trong tiếng việt (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)