Nhóm thành ngữ mang ý nghĩa biểu trưng cho những cơ hội-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành ngữ có từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết trong tiếng việt (Trang 78 - 80)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.1. Ý nghĩa của thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT

3.1.5. Nhóm thành ngữ mang ý nghĩa biểu trưng cho những cơ hội-

thuận lợi

Trong thành ngữ chứa từ ngữ thuộc TNTT, chúng tơi đã tìm được 15 thành ngữ mang ý nghĩa chỉ cơ hội và thuận lợi. Điều đặc biệt, trong 15 thành ngữ đó, cả 15 thành ngữ chứa yếu tố “gió”; 04 thành ngữ chứa yếu tố “mưa”. Như vậy, dựa vào khía cạnh tác động tích cực của gió, mưa, người Việt đã sử dụng hai yếu tố thời tiết này biểu trưng cho những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống.

Gió là một hiện tượng trong tự nhiên hình thành do sự chuyển động của khơng khí trên một quy mơ lớn. Sự chuyển động của khơng khí sinh ra gió. Ngồi tiếp cận gió ở khía cạnh vơ hình, khơng thể quan sát được để nói về sự khơng có căn cứ, người Việt cịn tiếp cận gió ở khía cạnh thứ hai, đó chính là ảnh hưởng của gió. Gió tác động lên mọi vật xung quanh làm chúng biến đổi. Đã là biến đổi thì có thể biến đổi tích cực hoặc biến đổi tiêu cực. Cả hai loại biến đổi đó từ gió đều được người Việt thể hiện trong lời ăn tiếng nói của

mình. Loại biến đổi tiêu cực đó chính là những khó khăn, thử thách, nguy hiểm mà gió mang lại. Cịn loại tác động biến đổi tích cực chính là những cơ hội, những thuận lợi, may mắn mà chúng ta sẽ bàn trong phần này.

Chúng tơi nhận thấy, có 03 sự vật chịu sự tác động trực tiếp của gió là:

cờ, buồm, diều. Đây là ba sự vật nếu khơng có gió thì khó có thể hoạt động

được. Diều, cờ chỉ có thể bay, buồm chỉ có thể lướt đi trên mặt nước nếu có gió. Vì thế có những thành ngữ Việt Nam như: diều ăn gió, diều được gió, như buồm gặp gió; như cờ gặp gió…

Từ quan sát thực tế đó, ngưởi Việt đã sử dụng những thành ngữ đó để nói về những cơ hội, thuận lợi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống:

- Sự nghiệp lên như diều gặp gió nhờ chọn bàn làm việc hợp mệnh. - Chúng nó đi cơng trường đứa nào cũng phơi phới như diều ăn gió. - Như diều gặp gió, các đồn thể cứu quốc phát triển rất nhanh chóng. Dùng gió để nói về những cơ hội, thuận lợi, chúng ta cũng bắt gặp điều này trong thành ngữ Hàn Quốc. Xét ví dụ sau:

“바람따라돛을단다” (Căng buồm theo gió): chọn đúng lúc, đúng thời điểm để tiến hành cơng việc thì sẽ gặt hái được thành cơng. Cịn nếu trường hợp ngược lại “바람부는날가루팔러가듯” (Giống như đi bán bột ngày gió

thổi) hàm ý làm việc khơng tính tốn, cân nhắc, không lựa chọn đúng thời điểm nên gặp thất bại.

Đối với Việt Nam hay Hàn Quốc, gió được dùng để biểu hiện nét nghĩa

thời cơ, cơ hội, nhưng chúng tơi khơng tìm thấy nét nghĩa này trong thành ngữ chứa yếu tố thời tiết trong tiếng Anh.

Ngoài ra, yếu tố “mưa” và “gió” kết hợp lại với nhau cịn để chỉ thời tiết thuận lợi, tạo điều kiện cho cuộc sống của con người:

Lúc này chắc ăn đến chín phần rồi. Trời cứ mưa thuận gió hịa như bây giờ thì liệu mà cơi thêm cót lên mà đựng thóc

Trong thành ngữ tiếng Anh, chúng tơi khơng tìm được thành ngữ chứa yếu tố thời tiết nào mang ý nghĩa biểu trưng cho cơ hội và thuận lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành ngữ có từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết trong tiếng việt (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)