Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1. Ý nghĩa của thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT
3.1.7. Nhóm thành ngữ mang ý nghĩa biểu trưng chỉ trạng thái tâm lý
của con người
Chúng tơi đã tìm thấy 11 thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT mà người Việt Nam thường dùng để nói về tâm lý của con người. Trong tiếng Việt, những thành ngữ chứa yếu tố “mây”; “gió”; “mưa” để diễn tả tâm trạng con người thường là tâm trạng buồn đau, thương nhớ sầu thảm:
Một cung gió thảm mưa sầu,
Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay! Ve ngâm vượn hót nào tày,
Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Nguyễn Du muốn nói rằng khơng có nỗi đau khổ nào lớn hơn được nỗi đau khổ của Kiều lúc này. Gió mưa vốn là hiện tượng tự nhiên trong vũ trụ, cũng từng tượng trưng cho tai họa. Gió mưa cũng là tiếng gào thét dữ dội thê lương. Ở đây, trước nỗi đau của Kiều trời đất cũng chuyển vần. Cung đàn bạc
mệnh là nỗi lòng của người đàn bà bất hạnh cũng chứa cả nỗi thảm sầu của thiên nhiên.
Hay như:
Mấy chục năm nay, nhiều người cho rằng, nhà thơ Sóng Hồng viết bài “Là thi sĩ” với mục đích phê phán bài thơ “Cảm xúc” của Xuân Diệu. Thực tế, bài thơ của nhà thơ Sóng Hồng được viết để làm binh vận và đối tượng trước hết của bài thơ là một anh thư ký nhà binh Pháp "hay làm thơ lãng mạn, than
mây khóc gió, tiếc ngọc thương hoa".
(Internet)
Như vậy thành ngữ than mây khóc gió hay khóc gió than mây để diễn
tả tâm trạng sầu não, u buồn một cách vu vơ, khơng chính đáng.
Ngồi ra, thành ngữ chứa các từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết còn diễn tả tâm lý sợ sệt, hốt hoảng:
Công Vinh "hồn vía lên mây" vì dính động đất tại Nhật Bản
Chúng ta cùng tìm hiểu thành ngữ sợ bóng sợ gió: sợ hão huyền, sợ
khơng có căn cứ xác thực.
Như chúng tơi đã trình bày trong mục nhóm thành ngữ chứa từ ngữ thuộc TNTT mang ý nghĩa cơ hội- thuận lợi, gió là một hiện tượng tự nhiên hình thành do sự chuyển động khơng khí trên một quy mơ lớn. Sự chuyển động của
khơng khí sinh ra gió. Chúng ta khơng thể nhìn thấy gió, bởi gió vơ hình. Chính vì thế, gió đã trở thành ẩn dụ để nói những gì viển vơng, hão huyền.
Nói về thành ngữ này, trong “Thế thuyết tân ngữ” có một câu chuyện về “sợ bóng sợ gió” (“Ngơ ngưu suyễn nguyệt”) như sau: Vị cận thần Mãn Phấn của Tấn Vũ Đế rất sợ lạnh, đặc biệt là cái lạnh rét thấu xương của gió đơng. Có một lần gió thật to, vừa lúc anh ta vào cung tiếp kiến Vũ Đế, thấy cảnh thời tiết rét lạnh bên ngoài cửa sổ lưu ly, dù biết rõ cửa sổ lưu ly rất dày, sẽ khơng bị gió lùa vào, nhưng khơng khỏi có một cơn rùng mình. Vũ Đế thấy vậy liền cười anh ta, Mãn Phấn xấu hổ trả lời: “Thần giống như trâu nước Ngô, chỉ cần thấy ánh trăng là thở hồng hộc ngay”. Trâu nước vốn sinh sống ở sông Trường Giang trong khu vực có nước sơng Hồi chảy qua, lồi trâu này sinh ra vốn sợ nóng, cho nên vào mùa hè thích ngâm mình trong dịng nước mát mẻ; nó chỉ cần thấy mặt trời thì tồn thân sẽ nóng lên, liên tục thở gấp; bởi vậy ngay cả đơi khi nhìn thấy ánh trăng trong đêm, cịn tưởng lầm là mặt trời, thân nhiệt lại tăng cao, hoảng sợ đến nỗi thở gấp gáp.
Về sau thành ngữ sợ bóng sợ gió (“Ngơ ngưu suyễn nguyệt”, trâu nước
Ngơ nhìn thấy trăng mà thở hổn hển) từ đây mà hình thành, dùng để ví von con người khi nhìn thấy một cái gì đó tương tự thứ mà bản thân sợ hãi sẽ nảy sinh nỗi sợ hãi lớn trong lòng, cũng là dùng để chỉ thời tiết khốc liệt.
Từ câu chuyện này chúng ta thấy rằng nhiều thành ngữ mà đến ngày nay chúng ta vẫn sử dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng do q trình giao lưu văn hóa, tiếp xúc qua lại giữa hai quốc gia, nó đã biến thành lời ăn tiếng nói của người Việt.
Vẫn là gió- ẩn dụ cho những điều viển vơng, khơng có căn cứ, người
Việt ta cịn có một thành ngữ nói về trạng thái tâm lý ghen tng ghen bóng
ghen gió: là ghen một cách vu vơ do tính hay suy diễn mà khơng có căn cứ xác
thực. Điều này xuất phát từ đặc điểm của gió, gió vơ hình khơng quan sát được bằng mắt.
Ngoài đau buồn, sợ sệt, ghen tuông, thành ngữ chứa các từ thuộc trường nghĩa thời tiết còn thể hiện niềm mong mỏi của con người tránh nắng cầu rợp (mong mỏi thốt khỏi tình trạng khó khăn, ác liệt), như hạn mong (chờ) mưa (mong mỏi một cách tha thiết, đến tột độ) diễn tả niềm vui sướng khi được thỏa mãn những điều mong muốn của bản thân.
Thành ngữ chứa các từ ngữ thuộc trường nghĩa chỉ thời tiết mang ý nghĩa diễn tả các trạng thái tâm lý của con người là một hiện tượng vô cùng phổ biến trong các ngôn ngữ.
Trong tiếng Anh, để diễn tả tâm trạng hạnh phúc chúng ta có thể sử dụng thành ngữ “Over the moon” (Qua khỏi mặt trăng):
They’re going on holiday on Wednesday so they’re all over the moon.
(Oxford dictionary online)
(Họ sắp đi nghỉ vào thứ tư, vì thế họ rất hạnh phúc).
Cũng vẫn diễn tả trạng thái tâm lý này, trong tiếng Anh chúng ta cũng bắt gặp thành ngữ “on cloud nine” (trên chín tầng mây) trong ví dụ sau:
Ian's best friend, Stolly (…) He's in the hospital, unconscious, and hooked up to machines. The question Ian is trying to answer is: How did Stolly end up there? In a way, Stolly's always been on cloud nine, living life by his own rules.
(Stolly, người bạn thân của Ian đang nằm ở viện trong tình trạng hơn mê, người mắc đầy máy móc. Câu hỏi mà Ian đang cố tìm câu trả lời là Stolly kết thúc trên giường bệnh như thế sao? Theo một cách nào đó, Stolly ln hạnh phúc, sống một cuộc đời theo nguyên tắc của anh).
Tại sao “on cloud nine” lại mang nét nghĩa thoải mái, hạnh phúc? Một trong những cách giải thích thường được nghe nói đến là theo cách phân loại của Cục Thời tiết Hoa Kỳ vào những năm 1950 thì mây số 9 là loại mây bơng xốp tích mưa rất đẹp. Một cách giải thích khác bắt nguồn từ Phật giáo, tầng mây thứ 9 là một bậc của tiến trình khai sáng của một Bồ Tát.