Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1. Ý nghĩa của thành ngữ có từ ngữ thuộc TNTT
3.1.2. Nhóm thành ngữ mang ý nghĩa biểu trưng cho những khó khăn
trong cuộc sống
Như đã trình bày ở trên, thời tiết Việt Nam diễn ra rất phức tạp. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt của con người. Trước hết, thời tiết gây ra những khó khăn, trở ngại.
Trong q trình khảo sát ngữ liệu, chúng tơi đã tìm được 30 đơn vị thành ngữ chứa các từ ngữ thuộc TNTT nói về nội dung này. Những yếu tố thời tiết xuất hiện trong 30 đơn vị thành ngữ này đó là: gió, sóng, mưa, mây, nắng, sương, hạn hán, bão tố. Những yếu tố này trở thành ẩn dụ cho những khó khăn
trong cuộc sống cũng như trong công việc. Một điều khá đặc biệt mà chúng tơi nhận thấy đó chính là 30 thành ngữ này đều là những thành ngữ đối. Nhóm thành ngữ chứa từ ngữ thuộc TNTT mang ý nghĩa biểu trưng cho những khó khăn được mơ tả thơng qua hai mơ hình cấu trúc sau:
- Yếu tố thời tiết + ĐT + Yếu tố thời tiết + ĐT
Mưa dập gió dồn Mưa sa gió táp Mưa gào gió rống Mưa dầm nắng dội
- Số từ + yếu tố thời tiết + Số từ + yếu tố thời tiết
Một nắng hai sương Năm nắng mười mưa Chín hạn mười mưa
Để diễn tả những khó khăn trong cuộc sống, trong thành ngữ luôn chứa đựng những hiện tượng thời tiết sóng đơi, kết hợp với những động từ thể hiện những hành động với mức độ, tốc độ trên mức bình thường, chúng tơi gọi những động từ dạng này là động từ mạnh: gió táp mưa sa, mưa dập gió dồn,
mưa dập gió vùi, mưa gào gió thét…
Chúng ta cùng xét bài ca dao sau:
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
Với thành ngữ “gió dập sóng dồi” kết hợp với mơ típ quen thuộc “thân em” và hình ảnh so sánh “như trái bần trôi” đã diễn tả một cách rõ nét nhất, chân thật nhất số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Gió
dập sóng dồi ở đây khơng chỉ đơn thuần là gió, sóng thiên nhiên nữa, mà nó
cịn là gió, sóng cuộc đời.
Ngồi kết hợp với những động từ mạnh, trong nhóm thành ngữ này, chúng ta cịn thấy nhiều thành ngữ mà trong đó có các hiện tượng thời tiết kết hợp với số từ trước nó: chín hạn mười mưa, chín nắng mười mưa, hai sương
một nắng, năm nắng mười mưa…Nhắc đến những thành ngữ này, chúng ta
không thể không nhớ đến bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương:
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
Rõ ràng với việc sử dụng thành ngữ “năm nắng mười mưa”, Tú Xương đã khắc họa được hình ảnh bà Tú lam lũ vất vả cả một cuộc đời và từ đó thể hiện tấm lòng biết ơn sâu sắc của ơng đối với người vợ của mình.
Dùng thời tiết để diễn tả những khó khăn vất vả trong cuộc sống khơng chỉ có trong quan niệm của người Việt, mà chúng ta còn bắt gặp điều này trong quan niệm của người Trung Quốc, từ đó chúng ta thấy được sự tương đồng về văn hóa trong q trình tri nhận thế giới tự nhiên giữa hai dân tộc. Chúng ta cùng xét một vài ví dụ tiêu biểu sau:
风雨交叉 (phong vũ giao xoa). Câu này nghĩa tương đương với thành
ngữ gió táp mưa sa: những gian khổ khó khăn trở ngại cùng xảy ra một lúc.
风风雨雨 (phong phong vũ vũ): nhiều gian nan vất vả. 风吹浪打 (phong xuy lãng đả): gió dập sóng vùi.
Trong q trình nghiên cứu đề tài, chúng tơi chưa tìm được thành ngữ nào chứa yếu tố thời tiết trong tiếng Anh mang nét nghĩa biểu trưng cho những khó khăn trong cuộc sống.