Hoạt động giáo dục bản sắc CHDT Khmer cho H Sở trường PTDTNT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc khmer cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh sóc trăng​ (Trang 32 - 37)

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Bản sắc văn hóa của người Khmer cũng vậy! Đó là sự tổng hợp của các giá trị nhân văn mà các thế hệ đã lưu truyền từ đời này sang đời khác, là những lễ hội, những tập tục, món ăn và trang phục mang những hơi thở, màu sắc riêng biệt của mình. Văn hóa người Khmer là một bức tranh đặc biệt trong tổng thể bức tranh của nền văn hóa các dân tộc Việt Nam. Vì thế, trong thời đại ngày nay, việc lưu giữ và phát huy bản sắc VHDT của người Khmer

cho thế hệ trẻ con em đồng bào Khmer đang là một trong những việc làm hết sức thiết thực và cấp bách. Để đạt được mục tiêu cuối cùng là bảo tồn toàn vẹn những giá trị nhân văn bất hủ của nền văn hóa Khmer, thì hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở trường PTDTNT là một trong những công việc trọng tâm, trọng điểm mà các nhà giáo dục cần quan tâm.

Giáo dục bản sắc VHDT Khmer là quá trình tác động hình thành cho người được GD những tri thức và niềm tin tương ứng về các giá trị truyền thống đặc sắc, độc đáo riêng có của dân tộc Khmer. Nó giúp họ có thái độ, tình cảm đúng đắn, biết thực hiện những hành động giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của văn hóa truyền thống trong q trình phát triển của dân tộc mình.

Giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS các trường PTDTNT là một q trình tồn vẹn, bao gồm những thành tố sau:

1.3.1. Mục tiêu của giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh

Giáo dục bản sắc VHDT Khmer ở các trường PTDTNT nhằm cung cấp cho HS vốn hiểu biết về văn hóa truyền thống có từ lâu đời của địa phương, góp phần bồi dưỡng cho HS tình yêu quê hương, nét đặc sắc văn hóa của dân tộc mình. Giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS cần đạt được mục tiêu sau:

Về tri thức: HS hiểu biết về sự đa dạng văn hoá của 54 dân tộc anh em sinh sống, bản sắc VHDT Khmer, biết cách gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo đó; hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT Khmer; bồi dưỡng cho HS tình yêu quê hương, nét đặc sắc văn hóa của dân tộc mình.

Về kỹ năng: Rèn luyện cho HS các kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi trung học cơ sở như: kĩ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể nhằm góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc VHDT Khmer; kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và hoạt động xã hội.

Về thái độ: Hình thành ở HS thái độ đúng đắn, tạo nhiều hứng thú đối với các hoạt động giáo dục, góp phần nâng cao nhận thức về bản sắc VHDT Khmer và tinh thần tích cực trong học tập tại các trường PTDTNT; hình thành ở HS tinh thần đồn

kết tập thể, khả năng làm việc nhóm của bản thân, có nhu cầu tự điều chỉnh, tự hoàn thiện để trở thành một chủ thể tích cực, năng động.

1.3.2. Nội dung giáo dục

Bản sắc VHDT của người Khmer vơ cùng phong phú, đa dạng. Đó là sự kết tinh ngàn đời của các thế hệ cha ông, được lưu truyền và hun đúc dưới ngọn lửa cháy bỏng của cả một tộc người. Nội dung giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS các trường PTDTNT bao gồm:

- Các lễ hội của người Khmer: Chôl Chnăm Thmây, Sen Đôn Ta, Bon Om Tuk (Lễ hội đua ghe Ngo), Ook Om Bok – Thvai Pres Kher (Lễ đút cốm dẹp – cúng trăng), Bun boong boc cơm (Lễ thả đèn gió), Lơi protip (Lễ thả đèn nước)

- Trang phục người Khmer: Có thể nói rằng, trang phục của người Khmer luôn mang những nét đẹp riêng của một dân tộc có bề dày lịch sử lâu đời. Đó là sự kết tinh của trí tuệ, tâm hồn của những người con dân tộc anh hùng vào từng đường kim, mũi chỉ. Đó là những chiếc váy xampot, áo wên, áo srây hoặc áo tầm vong,… tất cả những bộ trang phục ấy đều mang những nét hơi thở của người Khmer, kín đáo, trang nhã, lịch thiệp. Việc giáo dục cho HS về trang phục của dân tộc Khmer nhằm tác động đến ý thức về nguồn cội, bên cạnh việc hội nhập với thế giới hiện nay cũng không quên đi những nét đẹp của giá trị văn hóa cổ xưa đã được kết tinh qua từng đường nét dệt thêu của tổ tông.

- Ẩm thực người Khmer: Người Khmer có một nền ẩm thực vô cùng phong phú, đa dạng với những món ăn mang đậm hương vị đặc trưng mà chỉ có ở đồng bào Khmer. Người Khmer biết làm trên 20 loại bánh khác nhau như bánh tét, bánh ít, bánh xèo, bánh ú tro,… và đặc biệt là món mắm prohok, một loại mắm mang hương vị đồng quê của người Khmer.

- Kiến trúc: Người Khmer có những cơng trình kiến trúc vơ cùng đặc sắc và ấn tượng, điều đáng nói nhất đó chính là các chùa chiềng của người Khmer luôn mang những nét đẹp vừa cổ kính, tôn nghiêm nhưng vô cùng ấn tượng với những nét chạm trỗ, điêu khắc hình tượng của những vị thần, tượng phật,…

- Về tơn giáo, tín ngưỡng: Người Khmer cũng như cộng đồng dân tộc khác đều có tín ngưỡng thờ cúng ơng bà, tổ tiên, với những nét đẹp truyền thống được

lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đó là truyền thồng “uống nước nhớ nguồn”, là truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái,… Về tơn giáo, có thể nói vấn đề tơn giáo ln gắn liền với vấn đề dân tộc. Người Khmer theo đạo Phật Nam tơng là chính.

- Văn học, âm nhạc, các điệu múa dân gian, trị chơi dân gian: Người Khmer có rất nhiều điệu múa dân gian đặc sắc, mang đậm truyền thống văn hóa dân tộc, đó có thể là điệu múa romvong, lămleo,… cùng với những trò chơi dân gian mang tính đồn kết cao, về văn học và âm nhạc cũng mang những nét đặc trưng riêng biệt, góp phần tơ thắm cho vẻ đẹp văn hóa dân tộc của đại dân tộc Việt Nam.

1.3.3. Phương pháp, phương tiện giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh cho học sinh

- Phương pháp giáo dục bản sắc VHDT đề cập đến hệ thống cách thức tác động đến sự hình thành và phát triển ở HS những hành vi, thói quen hành vi giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT Khmer trên cơ sở ý thức và thái độ, tình cảm tích cực có liên quan đến những giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc. Cụ thể ở những phương pháp sau:

+ Phương pháp thảo luận nhóm: là một dạng tương tác nhóm mà trong đó các thành viên đều tự giải quyết vấn đề cùng quan tâm nhằm đạt được sự hiểu biết chung. Thảo luận tạo ra cơ hội cho HS bày tỏ ý kiến và kiểm chứng ý kiến của mình, có cơ hội làm quen nhau và hiểu nhau hơn.

+ Phương pháp sắm vai: phương pháp này được sử dụng nhiều để đạt mục tiêu thay đổi thái độ của HS đối với một vấn đề hay một đối tượng nào đó. Phương pháp sắm vai có hiệu quả trong việc rèn kỹ năng sống và kỹ năng giao tiếp cho HS.

+ Phương pháp giải quyết vấn đề: là con đường quan trọng để phát huy tính tích cực của HS. Tuy nhiên, phương pháp này khi giải quyết vấn đề khơng có tính khn mẫu nên địi hỏi HS phải tự tìm tịi, vượt qua khó khăn.

+ Phương pháp giao nhiệm vụ: là đặt HS vào vị trí nhất định buộc các em phải thực hiện trách nhiệm cá nhân. Trong việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nên giao cho cán bộ lớp để các em chủ động điều hành các hoạt động. Từ đó, sẽ

giúp các em tích cực chủ động, sáng tạo khả năng giải quyết mọi tình huống trong thực tế.

+ Phương pháp xêmina: Là một dạng nội hội thảo, nghiên cứu chuyên đề, có thể hiểu đơn giản là một hình thức học tập, mà trong đó người học chủ động hồn tồn từ khâu chuẩn bị tài liệu, trình bày nội dung đưa dẫn chứng, trao đổi, thảo luận với các thành viên khác và cuối cùng tự rút ra nội dung bài học hay vấn đề khoa học cũng như đề xuất các ý kiến để mở rộng nội dung.

+ Phương pháp tương tác trao đổi: Là phương pháp đưa ra vấn đề nhằm phân tích giải quyết vấn đề giữa trị và thầy.

+ Phương pháp thể hiện phi ngôn ngữ: Đây là phương pháp dùng ngôn ngữ hình thể, ánh mắt cử chỉ, điệu bộ,… để giảng dạy. Phương pháp này rất thích hợp trong việc giáo dục các điệu múa dân gian, sân khấu dù kê của người Khmer,…

+ Phương pháp giả định: Là cách đưa ra các tình huống, lập luận xây dựng trên cơ sở của tri thức đưa người lập luận đặt mình vào vị trí người tiếp thu, tìm sự lơi cuốn dễ hiểu nhất trong vấn đề mà người lập luận muốn triển khai.

+ Phương pháp trị chơi: Có thể sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp như làm quen, tiếp nhận tri thức, đánh giá kết quả, rèn các kỹ năng…

+ Phương pháp phản biện: GV sẽ đưa ra những nhận định và học sinh sẽ đứng lên phản biện, đưa ra quan điểm, chứng kiến của mình về vấn đề mà nhà giáo dục cần đề cập đến.

+ Phương pháp xử lý tình huống: Tình huống là hồn cảnh thực tế, trong đó chứa đựng những mâu thuẫn. Người ta phải đưa ra những quyết định dựa trên cơ sở cân nhắc các phương án khác nhau.

- Phương tiện giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh Khmer là hệ thống những cơng cụ tương ứng, góp phần thực hiện có hiệu quả các phương pháp giáo dục. Có thể kể đến các phương tiện giáo dục như: các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Khmer, năng lực và phẩm chất của nhà giáo dục, ngơn ngữ của nhà giáo dục...

1.3.4. Hình thức giáo dục

hoạt động giáo dục khác nhau ở trong và ngồi nhà trường nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh, góp phần thực hiện có hiệu quả mục đích, nhiệm vụ, nội dung giáo dục đã đề ra.

- Tổ chức dạy học trên lớp theo hướng tích hợp nội dung giáo dục bản sắc VHDT Khmer vào các mơn học thích hợp.

- Tổ chức hoạt động ngoại khóa gắn với mơn học có ưu thế.

- Kết hợp giữa giáo dục nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội ở địa phương.

- Xây dựng, tổ chức những buổi hoạt động ngoại khóa, lồng ghép việc giáo dục bản sắc VHDT.

- Tổ chức những cuộc thi tìm hiểu kiến thức lịch sử VHDT.

- Gìn giữ và phát huy, giao lưu, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong các dịp lễ tết của người Khmer.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc khmer cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh sóc trăng​ (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)