Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc khmer cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh sóc trăng​ (Trang 81 - 84)

3.2.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng Khmer cho học sinh ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng

* Mục tiêu của biện pháp

Ngành giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng có vai trị quan trọng trong việc giáo dục tồn diện, hài hịa nhân cách cho HS. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đề ra, ngồi việc nhà nhà trường cần có sự hỗ trợ tổng thể, trong đó có hợp tác giữa nhà trường, gia đình và xã hội thì việc xác định và xây dựng kế hoạch từng hoạt

động là điều rất cần thiết của một CBQL. Chính vì vậy tăng cường việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động của nội dung giáo dục bản sắc VHDT Khmer đảm bảo khoa học, cụ thể, đáp ứng được mục đích, yêu cầu, nội dung và các điều kiện hỗ trợ thực hiện. Với mục đích giáo dục HS nhận biết: các biểu hiện bản sắc văn hóa của dân tộc Khmer, các sinh hoạt văn hóa cần giữ gìn, phát huy và những sinh hoạt văn hóa cần thay đổi phù hợp sự phát triển của cộng đồng quốc gia.

* Nội dung và cách thức thực hiện

Việc xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cần căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT như: Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT (ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGDD ngày 15/01/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo), trong đó đã quy

định rõ nhiệm vụ cụ thể với từng đối tượng, từng nhiệm vụ cụ thể trong giáo dục văn hóa dân tộc.

- Kế hoạch phải xác định rõ mục tiêu, yêu cầu cần đạt, các nội dung hoạt động cần thực hiện của các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng, các điều kiện đảm bảo về nhân lực, vật lực, tài lực, có sự phân cơng rõ ràng trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng), các tổ chức đồn thể.

- Khi xây dựng kế hoạch thực hiện cần chú ý đến các hoạt động cụ thể, phân công nhiệm vụ cho GV, nhân viên, các tổ chức đoàn thể, các lực lượng ngồi nhà trường cùng tham gia. Trong đó chú ý đến điều kiện để thực hiện đồng thời dự kiến kết quả đạt được.

- Căn cứ kế hoạch của Hiệu trưởng, các bộ phận, các tổ chức đoàn thể, GV chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể cho tổ chức, tập thể của mình thực hiện. Trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng, các bộ phận triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch. Trong kế hoạch cần cụ thể chi tiết về phân công nhiệm vụ, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện và có sự điều chỉnh kế hoạch (nếu thấy cấp thiết). Trong đó cần chú ý đến dự kiến thời gian tổ chức, huy động lực lượng tham gia cho phù hợp với từng nội dung, chủ điểm, loại hình tổ chức.

- Quan tâm đến nội dung xây dựng kế hoạch sử dụng cơ sở vật chất, nguồn tài chính cho phù hợp. Tăng cường cơng tác xã hội hóa giáo dục, sự ủng hộ của các lực

lượng ngoài nhà trường về vật chất và tinh thần.

- Khi xây dựng kế hoạch giáo dục bản sắc VHDT Khmer cần chú ý đến tổng thể của các hoạt động giáo dục khác trong cả năm học, tránh trùng lặp hoặc dẫn đến có kế hoạch xong không thực hiện được. Kế hoạch được xây dựng tổng thể thực hiện xuyên suốt cả năm học, trong đó có cụ thể hóa theo từng thời điểm, trong q trình triển khai thực hiện ln cần có sự giám sát xem có cần điều chỉnh, bổ sung. Khảo sát, thăm dò ý kiến của HS về cách thức tổ chức, nội dung triển khai để có sự điều chỉnh.

Bên cạnh đó tăng cường khâu kiểm tra, đánh giá hiệu quả thực hiện của các bộ phận theo kế hoạch. Đây là bước quan trọng của người quản lý; bởi nếu bỏ qua bước kiểm tra, đánh giá thì người quản lý sẽ khơng nắm bắt được hiệu quả của kế hoạch đã và đang triển khai. Qua kiểm tra, đánh giá giúp cho người quản lý nhìn nhận được ngun nhân của thành cơng cũng như hạn chế trong khi thực hiện, từ đó giúp cho các bộ phận chủ động trong cơng việc của mình.

* Các điều kiện để thực hiện

Ban lãnh đạo nhà trường phải là người có tâm huyết với cơng tác giáo dục bản sắc VHDT Khmer.

Từ Hiệu trưởng cho đến các bộ phận, lực lượng tham gia cũng phải xây dựng kế hoạch thực hiện.

Ban lãnh đạo nhà trường có kế hoạch phân cơng hợp lý các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS, chỉ đạo thường xuyên và có kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm điều chỉnh bổ sung kế hoạch hợp lý và công khai.

Để thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch, hiệu trưởng cần xác định rõ các hạt nhân cốt lõi của bản sắc VHDT Khmer là gì từ đó lập kế hoạch đảm bảo cho việc giữ gìn bản sắc VHDT Khmer kể trên và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục bản sắc VHDT Khmer cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

Thứ nhất, phân tích kỹ nhu cầu và khả năng để xác định đúng phương hướng

hoạt động và phát triển công tác giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS.

Khmer cho HS.

Thứ ba, đưa công tác nội dung giáo dục bản sắc VHDT Khmer thích hợp trong

các bộ mơn văn hóa, trong nội dung sinh hoạt của Đoàn thanh niên, trong các HĐGDNGLL, trong việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt giao lưu với các đơn vị, cá nhân tiêu biểu.

Khi xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT cần lưu ý đến các yếu tố cấu thành kế hoạch quản lý bào gồm:

- Các dự kiến về mục tiêu, chỉ tiêu, kết quả đạt tới. - Tiến độ về thời gian.

- Nội dung công việc gắn liền với hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục rèn luyện. - Người thực hiện và các điều kiện khả thi.

- Công tác tổ chức, chỉ đạo và điều hành từng nội dung công việc.

- Xây dựng kế hoạch quản lý công tác giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT phải dựa vào kế hoạch tổng thể của năm học. Phải đảm bảo tính cơng khai kế hoạch hóa cơng tác quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT, phát huy tối đa ý kiến của tập thể. Đồng thời huy động sức mạnh của mỗi cá nhân, của các đơn vị, các tổ chức và các tập thể sư phạm trong trường PTDTNT. Thực hiện, nghiêm túc sự phân cấp quản lý, trách nhiệm và quyền hạn của đội ngũ CBQL.

- Ngoài ra cũng cần phải có kế hoạch theo dõi tiến độ, mức độ cơng tác, có kế hoạch kiểm tra giám sát việc quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT.

Tổ chức xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS là một biện pháp chủ đạo, xuyên suốt trong hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc khmer cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh sóc trăng​ (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)