2.6.1. Đánh giá kết quả đạt được và nguyên nhân
Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS của các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng đã được nhà trường quan tâm. Qua khảo sát công tác quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS đã có những thành cơng bước đầu: đã làm chuyển biến được nhận thức của đội ngũ CBQL, của GV, của HS về vai trò, tầm quan trọng và sự cấp thiết của việc giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT Khmer cho HS. Ngồi ra, cịn giúp HS hiểu được ý nghĩa, vai trị của việc giữ gìn bản sắc VHDT Khmer có tác dụng trong việc thúc đẩy quá trình học tập rèn luyện của bản thân, sự tự tin hòa nhập vào thời kỳ hiện đại hóa.
Có được các ưu điểm trên là do:
Các trường thường xuyên tổ chức học tập và quán triệt các quan điểm của Đảng, Nhà nước, mục tiêu giáo dục phổ thông, định hướng phát triển giáo dục và phát triển con người, mục tiêu giáo dục của trường PTDTNT đến tất cả CB-GV-NV và HS của các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng. Từ đó quan tâm đến những biện pháp tích cực, hiệu quả trong quản lý giáo dục nói chung và quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS nói riêng.
Tập thể sư phạm đã xác định giáo dục cho HS của các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng biết giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT Khmer là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các trường để góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đào tạo các thế hệ HS có đức, có tài, có tâm góp phần xây dựng quê hương vùng đồng bào dân tộc.
Quan tâm, tổ chức, xây dựng các nội dung ngoại khóa về cơng tác giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS. Đồng thời nâng cao trách nhiệm, đổi mới cách quản lý trong đội ngũ CBQL, có biện pháp chỉ đạo phù hợp để giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS đạt hiệu quả cao.
2.6.2. Đánh giá hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành cơng thì hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS cũng có những hạn chế nhất định.
Đa số CB-GV-NV và HS đều có nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS. Bên cạnh đó vẫn có số ít CBQL, GV chưa quan tâm sâu sát đến việc quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer của HS trong các trường PTDTNT. Có nhiều HS việc nhận thức cơ bản là đúng nhưng trong hành động nhiều khi lại bộc lộ những hạn chế nhất định.
Đội ngũ lãnh đạo nhà trường chưa thường xuyên tăng cường kiểm tra, đánh giá, giám sát việc thực hiện quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS để từ đó có những biện pháp điều chỉnh phù hợp đối với đội ngũ CBGV và HS.
Đội ngũ GV hạn chế về khả năng về ngôn ngữ Khmer, chưa hiểu biết sâu sắc về bản sắc VHDT Khmer. Chưa có biện pháp tích cực trong giao lưu với HS để các em dần bộc lộ, chia sẻ những suy nghĩ, những phong tục tập quán của dân tộc mình.
Những hạn chế trên là do:
Đối với Ban lãnh đạo trường: có giai đoạn không chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch để triển khai công tác quản lý giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS, có giai đoạn đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo hoạt động quản lý giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS nhưng kế hoạch chưa cụ thể, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng và phân cấp quản lý giữa các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer. Các biện pháp quản lý đưa ra chưa hiệu quả, khơng tác động tích cực đến đội ngũ GV và HS vì vậy hiệu quả không cao. Chưa tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho đội ngũ GV.
Đối với đội ngũ CBGV: đã có nhận thức đúng nhưng cách thức tổ chức hoạt động còn đơn lẻ, tự phát. GV còn lúng túng trong việc xây dựng, thực hiện các nội dung quản lý giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS lồng ghép với các môn học và các hoạt động.
Đối với học sinh: Nhiều HS chưa nhận thức đúng về vai trò của hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer đối với sự phát triển của bản thân. Nhiều HS bị chi phối, tác động của mặt trái mơi trường sống có ảnh hưởng khơng tốt đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT Khmer. Nhiều lúc, trong cuộc sống thường khép mình, ít giao lưu với các bạn là người dân tộc khác, mặc dù mỗi trường có 5% HS người Kinh tham gia theo học tại các trường, hoặc do một số HS là dân tộc Kinh
nên đơi khi chưa hịa nhập được với bản sắc VHDT Khmer. Bên cạnh đó có một số ít HS có biểu hiện ưa chuộng lối sống phương Tây, có tư tưởng “sùng ngoại”, tiếp thu khơng chọn lọc những giá trị văn hóa từ nước ngồi làm ảnh hưởng mai một các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc VHDT Khmer ở tỉnh Sóc Trăng.
2.6.3. Thuận lợi và khó khăn trong cơng tác quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng
- Thuận lợi
Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề dân tộc, giáo dục bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam nói chung, VHDT Khmer ở Đồng bằng sơng Cửu Long nói riêng đã và đang được triển khai rộng khắp.
Hệ thống các văn bản của Đảng, của Bộ GD&ĐT về cơng tác GD giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT Khmer được xây dựng và triển khai thực hiện là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực hiện công tác giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS.
Nhận thức của đội ngũ CBQL - GV và HS về hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer ở các trường PTDTNT đã có sự thay đổi.
- Khó khăn
Đội ngũ biên chế, hệ thống cơ sở vật chất và kinh phí dành cho hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer tại một số trường còn thiếu.
Tài liệu hướng dẫn đối với công tác quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS cịn ít. Chưa tổ chức được các đợt tập huấn cho CB - GV của trường để GV có nghiệp vụ tổ chức tốt hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS.
Tiểu kết chương 2
Qua quá trình khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng tác giả nhận thấy công tác quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng đã đạt được một số kết quả nhất định, cụ thể:
CBQL và GV đã nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer đối với sự phát triển của HS.
Đa số HS có được nhận thức đúng đắn về vai trò của giáo dục bản sắc VHDT Khmer đối với sự phát triển của bản thân, phát triển tồn diện, trở thành những cơng dân có tri thức, có văn hóa; Có thái độ đúng đắn và hành động tích cực trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc nói chung và bản sắc VHDT Khmer nói riêng.
Hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS được triển khai đảm bảo mục tiêu, nội dung, các phương pháp và hình thức giáo dục được các nhà trường triển khai hiệu quả.
Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục được xây dựng và triển khai hiệu quả; công tác tổ chức triển khai, chỉ đạo được thực hiện kịp thời và hiệu quả theo kế hoạch; công tác kiểm tra, đánh giá của các trường đã phát huy và nâng cao hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT còn tồn tại nhiều bất cập, chưa đáp ứng được những yêu cầu của xã hội và yêu cầu của nhà trường.
Thực trạng này do nhiều nguyên khác nhau. Đó là, những hạn chế về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục; về cơng tác quản lý hoạt động giáo dục; về CSVC, trang thiết bị và nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động giáo dục; về sự tham gia, phối hợp của các lực lượng giáo dục...
Những kết quả nghiên cứu về thực trạng đã nêu là cơ sở thực tiễn quan trọng để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC KHMER CHO HỌC SINH
Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH SÓC TRĂNG
Để đề xuất các biện pháp giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng chúng tơi căn cứ vào kết quả nghiên cứu cơ sở lí luận (Chương 1) và kết quả đánh giá thực trạng giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng (Chương 2), đồng thời, căn cứ vào những định hướng sau:
Các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đối với đồng bào người Khmer nói riêng của Đảng và Nhà nước được thể hiện trong Hiến pháp, cũng như các văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng tập trung khẳng định: GD&ĐT là một chính sách quan trọng để nâng cao dân trí và đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009), Luật Phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 đều có các quy định để đảm bảo quyền được GD của đồng bào các dân tộc thiểu số. Quy định việc tạo điều kiện cho người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình bên cạnh việc sử dụng tiếng Việt. Tạo điều kiện cho học sinh dân tộc thiểu số được hưởng chính sách ưu đãi. Nhà nước thành lập các trường PTDTNT, bán trú, dự bị đại học cho con em dân tộc thiểu số.
Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14-11-2006 của Chính phủ đã quy định việc cử tuyển người dân tộc thiểu số vào các cơ sở GD trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống GD quốc dân và được hưởng học bổng, tiền hỗ trợ ăn, ở, đi lại, mua sách vở, đồ dùng học tập; Nghị định 82/2010/NĐ-TTg ngày 15-7-2010 quy định về dạy và học tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số; Quyết định 2123/2010/QĐ-TTg ngày 22-11-2010 về đảm bảo quyền được GD cho các dân
tộc thiểu số rất ít người (có số dân dưới 10.000 người)... Bộ GD&ĐT và Bộ Tài chính cũng đã ban hành nhiều Thơng tư liên tịch nhằm hỗ trợ về tài chính cho các HS tại các trường nội trú và trường dự bị đại học dân tộc. Theo đó, HS thuộc đối tượng này được miễn học phí, được hỗ trợ chi phí sinh hoạt, ăn ở, đi lại.
Chiến lược hoạt động dân tộc đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013, nhằm tạo động lực phát triển mạnh mẽ vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14-3-2016 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ, cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong tình hình mới. Một trong những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm được đặt ra là hoạt động GD, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số.