tốt cơng tác giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh
* Mục tiêu của biện pháp
Thực tế cho thấy, một bộ phận không nhỏ HS càng lớn lên việc giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT Khmer càng bị lãng quên. Biểu hiện ở chỗ các nghi thức, nghi lễ của VHDT Khmer khơng nắm được. Vì thế, giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS là một nội dung rất quan trọng và thiết thực trong chiến lược giáo dục toàn diện của một nền giáo dục tiên tiến. Chỉ có một mơi trường sư phạm lành mạnh thì cơng tác giáo dục mới đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy đối với cơng tác giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh cũng cần quan tâm đến việc xây dựng, phát triển môi trường sư phạm lành mạnh. Xây dựng tập thể sư phạm các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng có truyền thống văn hóa, có quyết tâm và trách nhiệm trong công tác giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS. Từ đó có trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát triển bản sắc VHDT Khmer.
* Nội dung và cách thức thực hiện
Xây dựng nếp sống văn hóa trong các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng theo nét đẹp của phong tục tập quán của dân tộc Khmer. Cụ thể: Ăn mặc, đi đứng, chào hỏi, giao tiếp, ứng xử, các mối quan hệ trong cộng đồng... Mơi trường sư phạm lành mạnh là khơng có tệ nạn xã hội xâm nhập học đường cũng như những tác động xấu khác ảnh hưởng đến môi trường giáo dục.
Tích cực triển khai phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” trong các trường đạt hiệu quả. Cụ thể:
- Xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa giữa các thành viên trong nhà trường và có biện pháp giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy tắc đó.
- Nhà trường coi trọng việc rèn luyện kỹ năng sống cho HS thông qua: Quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường, thông qua các hoạt động của các
câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa hàng tuần, các tiết sinh hoạt lớp, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức... Từ đó cung cấp cho HS các kiến thức về kỹ năng sống, làm cho HS có kỹ năng sống phù hợp với mơi trường nội trú, với cuộc sống hiện đại.
- Nhà trường có chương trình hoạt động tập thể hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và tổ chức thực hiện chương trình thường xuyên đạt hiệu quả, không khí trường học ln vui tươi, lành mạnh.
- Nhà trường đưa các trò chơi dân gian vào các hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi giải trí cho HS khi tổ chức tết dân tộc.
- HS người Khmer của các trường PTDTNT rất yêu văn nghệ, có năng khiếu về thể thao. Chính vì vậy các trường xác định ngoài việc học tập, HS phải được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, trong đó có các trị chơi dân gian, hát dân ca, và múa các điệu múa. Các hoạt động đó giúp các em giảm bớt căng thẳng sau các giờ học và còn làm cho các em yêu trường, yêu lớp, tham gia giữ gìn các truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.
Xây dựng mơi trường, cảnh quan thể hiện nét đẹp bản sắc VHDT Khmer (phịng ở, lớp học, khn viên trường...) tạo nên một không gian sống động, gần gũi với HS.
Xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh, mỗi thầy cô là một hạt nhân tiêu biểu của cuộc vận động: “Mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; nâng cao chất lượng chuyên môn, phương pháp sư phạm, trách nhiệm và tình thương của từng thầy cô giáo đối với học sinh thân yêu.
Tạo dựng môi trường giáo dục lành mạnh để giáo dục tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc cho HS cũng như giúp các em có thái độ ứng xử tốt trong cuộc sống.
Tóm lại, các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng thì thầy cơ vừa là người thầy dạy kiến thức vừa như người cha, người mẹ thứ hai của các em, thầy cô như “người bạn” để HS tâm sự, chia sẻ. HS đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng chung sống, cùng học tập và tiến bộ.
* Các điều kiện để thực hiện
nhiệm vụ cho các thành viên thực hiện. Tổ chức và sắp xếp công việc khoa học, lôi cuốn, hấp dẫn, có các hoạt động đa dạng, phong phú. Quan tâm đầu tư chăm sóc nhà trường thường xuyên và nhắc nhở mọi người cùng tích cực tham gia. Tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo và các lực lượng xã hội nhằm huy động các nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ, giúp đỡ nhà trường ngày càng khang trang tươi đẹp, tạo tiền đề vững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Đối với đội ngũ GV: tạo thói quen ứng xử và giao tiếp thân thiện trong nhà trường: đó là xây dựng phong cách ứng xử tốt đẹp giữa GV với GV, giữa GV với HS, điều đó có ý nghĩa quan trọng để xây dựng bầu khơng khí vui tươi phấn khởi, xây dựng nội bộ đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. GV cần có một số kỹ năng như: biết lắng nghe HS, có lời nói và cử chỉ thể hiện sự quan tâm, tôn trọng HS, biết chia sẻ và thấu cảm với những vấn đề HS đang gặp phải trong học tập và cuộc sống...
- Đối với Đoàn thanh niên: Tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, triển khai các hình thức giáo dục lịch sử, truyền thống dân tộc, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu. Đẩy mạnh thực hiện phong trào nếp sống văn hóa, nêu cao ý thức trong học tập, sinh hoạt, rèn luyện của đoàn viên, thanh niên trong nhà trường.
- Đối với HS: tạo nên phong cách ứng xử tốt đẹp giữa HS với HS, đặc biệt giữa học sinh với thầy cô nhằm tạo nên môi trường sư phạm lành mạnh trong sáng, đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Nhiệt tình, có trách nhiệm khi tham gia các hoạt động, đặc biệt là hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer.