1.4. Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sin hở
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer
ở các trường PTDTNT trong giai đoạn hiện nay
- Xây dựng kế hoạch giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho HS ở các trường PTDTNT
Lập kế hoạch là một chức năng cơ bản của quản lý, trong đó phải xác định những vấn đề như nhận dạng và phân tích tình hình, bối cảnh; Dự báo các khả năng; Lựa chọn và xác định các mục tiêu, mục đích và hoạch định con đường, cách thức,
biện pháp để đạt được mục tiêu, mục đích của q trình. Trong mỗi kế hoạch thường bao gồm các nội dung như xác định hình thành mục tiêu, xác định và đảm bảo về các điều kiện, nguồn lực của tổ chức để đạt được mục tiêu và cuối cùng là quyết định xem hoạt động nào là cấp thiết tiến hành để đạt được mục tiêu đặt ra.
Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh. Kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer được xây dựng cụ thể, chi tiết mục tiêu và biện pháp thực hiện hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer phù hợp với tình hình thực tế của trường. Điều đó, sẽ giúp việc thực hiện kế hoạch dễ dàng và mang lại hiệu quả cao. Nội dung của một kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer được xây dựng gồm có:
+ Phân tích và đánh giá biểu hiện về bản sắc VHDT Khmer của học sinh, tình hình thực tế của trường về hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh.
+ Xác định mục tiêu hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh phù hợp Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT, ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGDD ngày 15/01/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cụ thể với từng đối tượng, từng nhiệm vụ cụ thể trong giáo dục VHDT.
+ Xác định đúng nội dung hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học phù hợp với thực tế và có tính khả thi.
+ Xác định phương pháp, hình thức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh phù hợp với từng nội dung, đặc điểm tâm lý, lứa tuổi học sinh dân tộc và điều kiện thực tế của nhà trường.
+ Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh theo năm học, từng học kỳ của nhà trường, cụ thể: Trên cơ sở kế hoạch tổng thể của nhà trường, tiến hành xây dựng kế hoạch giáo dục bản sắc VHDT Khmer thông qua các môn học, các buổi sinh hoạt trên lớp, các hoạt động văn hóa - văn nghệ - thể dục thể thao - vui chơi - giải trí; các cuộc thi tìm hiểu bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc.
+ Thực hiện việc quản lý hoạt động giáo dục VHDT Khmer trong trường PTDTNT tuân theo quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Bộ GD&ĐT và
quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT, ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGDD ngày 15/01/2016 của Bộ GD&ĐT. Trong đó, văn bản đã quy định cụ thể với từng đối tượng, từng nhiệm vụ cụ thể trong giáo dục VHDT. Bên cạnh đó mỗi nhà trường cần xây dựng kế hoạch và ban hành các qui chế, qui định để thúc đẩy hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh đạt hiệu quả. Làm tốt việc xây dựng kế hoạch giúp cho cán bộ, GV và HS có căn cứ thực hiện nhiệm vụ và là chứng cứ để người quản lý kiểm tra việc thực hiện giáo dục bản sắc VHDT Khmer trong nhà trường. Từ đó có sự điều chỉnh, khen - chê kịp thời.
+ Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh. Đây là một nội dung cần thiết bởi vì mơi trường để giữ gìn và phát triển bản sắc VHDT Khmer không thể chỉ có trong nhà trường. Việc giáo dục này cần cả mơi trường bên ngồi nhà trường với các lực lượng khác tham gia như: gia đình, họ tộc, Phum sóc, cộng đồng, …
+ Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho đội ngũ GV. Hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer trong trường PTDTNT đòi hỏi người tổ chức, người giảng dạy phải có chun mơn sâu. Hiện tại các trường PTDTNT đội ngũ GV là người dân tộc thiểu số chưa nhiều, việc am hiểu phong tục, tập quán của dân tộc đã, đang và sẽ theo học tại trường không sâu sắc. Đồng thời hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cần số người tham gia đông, thuộc các lĩnh vực khác nhau. Muốn thực hiện tốt hoạt động này, cần có kế hoạch xây dựng, tuyển chọn đội ngũ cán bộ, GV có đủ năng lực, có tâm huyết và lịng nhiệt tình để triển khai nhiệm vụ. Bên cạnh đó cũng cần hợp tác với đội ngũ chuyên gia về các lĩnh vực liên quan để hỗ trợ cho hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer của nhà trường. Đội ngũ chuyên gia phải là những người hiểu biết sâu, có năng lực tổ chức hoạt động giáo dục học sinh về giá trị VHDT theo từng vùng, miền.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh ở các trường PTDTNT
Tổ chức là quá trình tạo lập các thành phần, cấu trúc, các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành
công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Thành tựu của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người quản lý và sử dụng các nguồn lực của tổ chức. Quá trình tổ chức sẽ lơi cuốn việc hình thành, xây dựng các bộ phận, cá nhân cùng các công việc để thực hiện nhiệm vụ của tổ chức.
Tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh là quá trình Hiệu trưởng thực hiện việc phân phối và sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu trong kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh đã đề ra. Tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh gồm các công việc sau:
+ Phân cấp, phân quyền chỉ đạo giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh có cơ cấu hợp lý.
+ Triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh hiệu quả.
+ Sắp xếp, bố trí phân cơng cán bộ, GV và các lực lượng bên ngoài nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS một cách hợp lý.
+ Tổ chức bồi dưỡng cho GV về kiến thức, kỹ năng, cách thức tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS.
+ Xây dựng, bổ sung, hồn thiện nội dung, tiêu chí kiểm tra đánh giá việc thực hiện của GV cũng như các tổ chức đoàn thể trong khi thực hiện nhiệm vụ, ban hành các quy chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia, văn bản hướng dẫn hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS.
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong bộ máy quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh, chỉ rõ nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên, các bộ phận tham gia hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS.
- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh ở các trường PTDTNT
Chỉ đạo bao hàm việc định hướng và lôi cuốn mọi thành viên của tổ chức thông qua việc liên kết, liên hệ với người khác và khuyến khích, động viên họ hồn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức. Chức năng này,
trong thực tiễn quản lý luôn tác động sâu sắc đến các chức năng khác và tham gia vào q trình điều hịa, điều chỉnh các hoạt động của tổ chức trong quá trình quản lý.
Chỉ đạo hoạt động hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh là quá trình tác động cụ thể của CBQL tới các tổ chức và cá nhân trong nhà trường nhằm biến những nhiệm vụ chung về hoạt động hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh thành hoạt động thực tiễn của từng người.
Thực hiện chức năng chỉ đạo là thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh; thường xuyên điều chỉnh, sắp xếp, phối hợp và giám sát mọi người và các bộ phận thực hiện tốt kế hoạch theo sự bố trí đã xác định trong bước tổ chức như:
+ BGH chỉ đạo chung việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh.
+ Tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh của các thành viên trong tổ.
+ Động viên, khích lệ GV, nhân viên tham gia tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS.
+ Phát huy vai trò của các cấp quản lý trong hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh.
+ Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức và xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh. Tổ chức và cơ chế phối hợp giữa Nhà trường – Gia đình – Xã hội trong hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh.
Hiệu trưởng muốn đạt hiệu quả cao trong việc quản lý thì cần phải có sự phối hợp giữa nhà trường với các bộ phận đó là các lực lượng tham gia giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh bao gồm: Lực lượng giáo dục nhà trường (CBQL, GV, đoàn viên thanh niên…); lực lượng giáo dục gia đình (phụ huynh học sinh) và lực lượng giáo dục xã hội (cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý văn hóa; Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh; các nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động văn hóa, các nghệ sĩ, nghệ nhân…).
Các lực lượng giáo dục phối kết hợp với nhau trong quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh (xác định mục đích, nhiệm vụ, nội dung giáo dục; tổ chức hoạt động giáo dục một cách có kế hoạch, có phương pháp hợp lí, khoa học và có hệ thống; phát huy ý thức tự giáo dục của học sinh; kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá kết quả giáo dục học sinh). Mỗi lực lượng giáo dục có vai trị riêng, trong đó lực lượng giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo, đặc biệt là Hiệu trưởng.
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh ở các trường PTDTNT
Kiểm tra, đánh giá là một trong những chức năng quan trọng của quản lý. Thông qua đó, một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi giám sát quá trình hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa uốn nắn khi cấp thiết. Đó là q trình tự điều chỉnh của tổ chức, diễn ra có tính chu kỳ trên cơ sở người quản lý đặt ra những chuẩn mực, đối chiếu đo lường kết quả, mức độ đạt được so với mục tiêu, chuẩn mực đã đặt ra, điều chỉnh những vấn đề cấp thiết và thậm chí phải hiệu chỉnh, sửa lại những chuẩn mực cấp thiết.
Kiểm tra hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh là quá trình người CBQL xem xét thực tiễn để phát hiện, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh nhằm thực hiện các cơng việc sau:
+ Xây dựng, hồn thiện và ban hành các quy chế, quy định, nội quy, các văn bản hướng dẫn hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh.
+ Xác định, bổ sung hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh một cách khoa học, hợp lý.
+ Kiểm tra hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh có tính đồng bộ, cơng khai, chính xác, khách quan.
+ Kiểm tra hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS theo kế hoạch; Kiểm tra hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh định kì; đột xuất.
+ Sơ kết, tổng kết đánh giá giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh, thi đua khen thưởng hợp lý, kịp thời.
+ Đề xuất các biện pháp điều chỉnh hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh kịp thời, hiệu quả để đạt được các mục tiêu về giáo dục bản sắc VHDT
Khmer cho học sinh đã đề ra.
+ Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh của các trường PTDTNT là việc làm thường xuyên của Hiệu trưởng và các thành viên tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh. Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh có các yếu tố như: Tổ chức phản hồi thông tin về kết quả đánh giá và áp dụng các biện pháp khắc phục; Kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện các hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh; Sự thường xuyên, độ chính xác, tính khách quan của việc đánh giá hoạt động giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh ở các trường PTDTNT
Hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS các trường DTNT tỉnh Sóc Trăng phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau:
- Hệ thống cơ chế chính sách có liên quan về quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT nói chung và giáo dục bản sắc VHDT Khmer nói riêng.
Yếu tố này có ý nghĩa rất quan trọng, nó có thể mang lại những tác động tích cực hoặc kìm hãm sự phát triển cũng như chất lượng giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh các trường PTDTNT. Bởi vì, hệ thống cơ chế, chính sách này sẽ định hướng một cách đúng đắn cho việc tổ chức, thực hiện hoạt động giáo dục, đồng thời định hướng cho việc đảm bảo các điều kiện để tiến hành giáo dục mang lại hiệu quả.
Hệ thống cơ chế, chính sách có liên quan đến giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS các trường PTDTNT bao gồm: Các văn bản pháp quy về giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc VHDT; giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS các trường PTDTNTcủa các Bộ, Ban, Ngành từ Trung ương đến địa phương.
- Trình độ chun mơn nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm của các lực lượng đảm trách quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh các trường PTDTNT. Vì họ là chủ thể giáo dục tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh các trường PTDTNT. Chính vì thế khi chất
lượng chủ thể giáo dục cao thì giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh các trường PTDTNT sẽ đạt được hiệu quả cao và ngược lại.
- Nội dung hoạt động giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh các trường PTDTNT. Giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh các trường PTDTNT là q trình có những nội dung cụ thể. Nội dung giáo dục là hệ thống tri thức về bản sắc VHDT Khmer mà học sinh cần phải nắm vững để biến nó thành ý thức, thái độ và hành vi cá nhân. Do đó, nội dung hoạt động giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh các trường PTDTNT cần được thiết kế theo mục đích giáo dục của xã hội, của nhà trường, được chi tiết hóa thành từng mặt phù hợp với trình độ, lứa tuổi, theo cấp học, phù hợp với tình huống giáo dục cụ thể.
- Phương pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh