1. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TỐ TỤNG DÂN SỰ DÂNSỰ QUỐC TẾ SỰ QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm tố tụng dân sự quốc tế
Tố tụng dân sự quốc tế là hoạt động của tòa án một nước trong việc giải quyết các vụ việc phát sinh từ các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi, theo một thể thức luật định.
Do tính chất đặc thù của của các vụ việc phát sinh trong quan hệ Tư pháp quốc tế nên trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc được coi là một trình tự thủ tục “đặc biệt”. Để tìm hiểu trình tự, thủ tục giải quyết một vụ việc dân sụ có yếu tố nước ngồi của Tịa án trước hết cần làm rõ khái niệm “vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi”
Theo quy định của Khoản 2, Điều 405 Bộ luật tố tụng dân sự: “vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngồi là vụ việc dân sự có ít nhất một trong các bên đương sự là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc các quan hệ dân sự giữa các đương sự là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngồi hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngồi”. Theo quy định này, một vụ việc dân sự được coi là vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngồi khi có một trong các yếu tố sau:
- Đương sự trong vụ việc dân sự là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài
1.2. Những nguyên tắc cơ bản của Tố tụng dân sự quốc tế
Tố tụng dân sự quốc tế là một bộ phận của Tư pháp quốc tế, cho nên tố tụng dân sự quốc tế phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản của Tư pháp quốc tế đồng thời tố tụng dân sự quốc tế cũng có những ngun tắc cơ bản đặc thù của mình.
- Tôn trọng chủ quyền, anh ninh quốc gia của nhau;
- Tôn trọng quyền miễn trừ tư pháp Nhà nước nước ngoài và những người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao;
- Bảo đảm quyền bình đẳng của các bên tham gia tố tụng; - Nguyên tắc có đi, có lại cùng có lợi;
- Ngun tắc luật tịa án (Lex fori).
Nguyên tắc luật tòa án là nguyên tắc đặc thù của tố tụng dân sự quốc tế. Đây nguyên tắc mang tính tiền đề, nền tảng. Theo nguyên tắc này, khi giải quyết các vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi tịa án có thẩm quyền sẽ áp dụng luật của nước mình để giải quyết. Pháp luật quốc gia lúc này bao gồm: (1)đối với luật hình thức tịa án chỉ áp dụng luật tố tụng của quốc gia mình để giải quyết (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước đó tham gia có quy định khác), (2) đối với luật nội dung, tòa án sẽ phải dựa trên nguyên tắc của Tư pháp quốc tế để xác định.
Những nguyên tắc cơ bản nêu trên của tố tụng dân sự quốc tế ln ln gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau tạo cơ sở pháp lý vững chắc đề bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích chính đáng của các bên tranh chấp góp phần thúc đẩy phát triển giao lưu dân sự quốc tế.