Những vấn đề pháp lý cơ bản về áp dụng pháp luật nước ngoài

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận và thực tiễn môn luật tư pháp quốc tế (Trang 49 - 54)

2. CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ QUY PHẠM XUNG ĐỘT

2.5. Những vấn đề pháp lý cơ bản về áp dụng pháp luật nước ngoài

2.5.1. Áp dụng pháp luật trong Tư pháp quốc tế

- Mục đích phải áp dụng pháp luật nước ngồi trong tư pháp quốc tế:

+ Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên chủ thể tham gia quan hệ.

+ Thúc đẩy giao lưu dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, thương mại quốc tế góp phần thúc đẩy sự giao lưu hợp tác giữa các quốc gia.

- Các trường hợp được phép hoặc cần phải áp dụng pháp luật nước ngồi:

+ Khi có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến luật nước ngoài.

+ Khi các bên tham gia hợp đồng có thỏa thuận chọn luật nước ngồi.

- Ngun tắc áp dụng pháp luật nước ngoài:

+ Việc áp dụng pháp luật nước ngoài phải dựa trên cơ sở chủ quyền quốc gia và bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia đồng thời bảo đảm hậu quả của việc áp dụng Không đươc trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước mình.

+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ áp dụng luật nước ngoài khi QPXĐPL dẫn chiếu tới.

+ Khi quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật nước ngồi có nghĩa là dẫn chiếu đến tồn bộ hệ thống pháp luật của nước đó. Khi áp dụng luật nước ngoài là áp dụng toàn bộ hệ thống pháp luật nước ngồi nên nó phải được giải thích, xác định nội dung và áp dụng để giải quyết vụ việc đúng như ở nước đã ban hành nó.

2.5.2. Các trường hợp hạn chế hiệu lực của quy phạm xung độta) Vấn đề dẫn chiếu tới pháp luật của nước chưa được công nhận a) Vấn đề dẫn chiếu tới pháp luật của nước chưa được công nhận

Vấn đề dẫn chiếu tới pháp luật của nước chưa được cơng nhận hiện nay có hai quan điểm như sau:

-Quan điểm thứ nhất, của một số nước phương Tây là không chấp nhận áp dụng pháp luật

xử viện dẫn tới hệ thống pháp luật của nước chưa được cơng nhận thì sẽ khơng được áp dụng với lý lẽ là đến nhà nước đó chưa được cơng nhận thì hệ thống pháp luật của nước đó cũng khơng được công nhận.

Như vậy, đây là hành vi vi phạm các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại và có những hành vi kỳ thị đối với hệ thống pháp luật của các nước mà quốc gia của họ chưa công nhận. Đây là quan điểm phản khoa học mà toà án các nước phương Tây đã áp dụng và lấy làm cơ sở để gạt bỏ luật pháp của các nước trước đây là thuộc địa mà mới giành được độc lập nhằm duy trì sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.

-Quan điểm thứ hai, hầu hết các quốc gia cịn lại trong đó có Việt Nam của chúng ta là chấp

nhận áp dụng pháp luật của nước chưa được công nhận. Những quốc gia này luôn ủng hộ quan điểm là việc công nhận quốc gia hay Chính phủ khơng làm phát sinh một chủ thể mới trong luật quốc tế mà việc công nhận chỉ là thủ tục, các bước tạo tiền đề cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ và hoàn toàn nhằm củng cố, tăng cường khả năng hợp tác mọi mặt giữa nước ta với nước ngoài phù hợp với đường lối đổi mới công tác đối ngoại của Nhà nước là đa phương hoá và đa diện hoá quan hệ với các nước trên thế giới.

b) Bảo lưu trật tự côngcộng

Khi vận dụng và thực hiện các quy phạm xung đột, đôi khi trong thực tế xuất hiện hiện tượng các cơ quan tư pháp và cơ quan nhà nước có thẩm quyền khơng áp dụng luật nước ngồi, nếu việc áp dụng đó chống lại trật tự cơng cộng của nước mình. Tình huống trên trong lý luận tư pháp quốc tế gọi là bảo lưu trật tự cơng cộng. Nói cách khác, hiệu lực của quy phạm xung đột khi dẫn chiếu tới luật nước ngoài cần áp dụng bị hạn chế bởi việc bảo lưu trật tự công cộng.

Bảo lưu trật tự công cộng là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của một quốc gia từ chối áp dụng pháp luật nước khác để bảo vệ những lợi ích của quốc gia mình.

Theo quy tắc “bảo lưu trật tự công cộng” trong pháp luật của các nước trên thế giới thì luật nước ngồi sẽ bị gạt bỏ khơng được áp dụng, nếu việc áp dụng đó dẫn đến hậu quả xấu, tai hại hoặc mâu thuẫn với những nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội cũng như pháp luật của nhà nước mình.

Khái niệm “trật tự cơng cộng” (Public Policy) ở các nước phương Tây trong thực tiễn xét xử cũng như trong các học thuyết, quan điểm là không đồng nhất và ổn định giữa các nước với nhau; thậm chí khơng ít các nhà luật học phương Tây cịn khẳng định tính chất khơng ổn định (ln thay đổi) là đặc thù cơ bản của khái niệm này.

Với lý do, nếu việc áp dụng luật nước ngoài mà gây ra hậu quả xấu làm ảnh hưởng đến “đạo đức”, “thuần phong mỹ tục” thì sẽ khơng được áp dụng. Các tồ án ở các nước này thường sử dụng “bảo lưu trật tự công cộng” như là một cơng cụ sắc bén để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị với mục đích hạn chế, thậm chí đơi khi là gạt bỏ, là phủ nhận việc cần thiết

phải áp dụng luật nước ngoài, trước hết là luật pháp của các nước khác nhau về chế độ kinh tế - xã hội. Một giới hạn cho một nội hàm “trật tự công cộng” hồn tồn do mỗi tồ án có thẩm quyền quyết định. Điều này cho thấy ở các nước này khái niệm “trật tự công cộng” được sử dụng khá tuỳ tiện và hậu quả của nó trên thực tế giống như “những điều khoản cao su”.

Ở Việt Nam, quy định về “Bảo lưu trật tự công cộng” được ghi nhận rất rõ ràng và cụ thể ở Điều 759 Bộ luật dân sự năm 2005 khoản 4 “…Pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế cũng chỉ được áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó khơng trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ở đây, rõ ràng “ trật tự công cộng” phải hiểu là hệ thống các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và chúng được quy định trong Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 và các văn bản pháp luật khác.

Ngồi ra, vấn đề “Bảo lưu trật tự cơng cộng” còn được ghi nhận trong một số điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết. Ví dụ: Điều 5 Cơng ước New York 1958 về công nhận và thực hiện các quyết định của trọng tài nước ngoài; Điều 7 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Liên bang Nga năm 1998; Điều 12 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Ba lan năm 1993,…Theo pháp luật Việt Nam được ghi nhận trong các văn bản trên thì “trật tự cơng cộng” được hiểu là các nguyên tắc cơ bản tạo ra một trật tự pháp lý trong chế độ của chúng ta. Việc thực hiện nguyên tắc bảo lưu trật tự công cộng để loại bỏ một số quy định của luật nước ngồi khơng thể áp dụng khơng có nghĩa là luật nước ngồi đối kháng, mâu thuẫn với thể chế chính trị - pháp luật của nhà nước mình mà chỉ là nếu áp dụng thì gây ra hậu quả xấu, khơng lành mạnh có tác động tiêu cực đối với các nguyên tắc các nền tảng cơ bản, đạo đức, truyền thống và lối sống ở nước mình. Ở đây cũng phải nói rõ thêm là việc áp dụng bảo lưu trật tự cơng cộng khơng thể hiểu đó là việc phủ nhận các hệ thống luật nước ngồi trên thế giới mà nó chỉ là khơng áp dụng một số quy định liên quan không phù hợp mà thôi.

c) Lẫn tránh pháp luật

Như chúng ta đã biết, Pháp luật ở các nước khác nhau thì khác nhau; do đó có khả năng là đối với một quan hệ pháp luật nếu giải quyết ở nước này thì bất lợi cho đương sự, cịn nếu giải quyết ở nước khác thì có lợi hơn cho đương sự. Đây là một thực tiễn khách quan và là “cơ hội tốt” cho việc lẩn tránh pháp luật phát sinh, nảy nở.

Lẩn tránh pháp luật là hiện tượng đương sự dùng những biện pháp cùng thủ đoạn để thoát khỏi hệ thống pháp luật đáng nhẽ phải được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ của họ và nhằm tới một hệ thống pháp luật khác có lợi hơn cho mình. Các biện pháp và thủ đoạn thể hiện như: di chuyển trụ sở, thay đổi nơi cư trú, thay đổi quốc tịch, chuyển động sản thành bất động sản hoặc ngược lại từ nước này sang nước khác…

Ví dụ: Hiện nay, pháp luật Đức quy định đánh thuế thu nhập cá nhân rất cao từ 40 đến 60% thu nhập nên một số công dân của nước này đã thay đổi quốc tịch sang một số nước đánh mức thuế thu nhập thấp hơn.

Hầu hết thực tiễn tư pháp của các nước trên thế giới đều coi đây là một hiện tượng khơng bình thường và đều tìm cách hạn chế hoặc ngăn cấm. Việc quy định hạn chế hoặc ngăn cấm ở mổi nước là khác nhau bằng các biện pháp khác nhau. Nhưng để phân biệt được giữa lẩn tránh pháp luật và đâu khơng phải là lẩn tránh pháp luật là rất khó.

Thực tiễn tư pháp ở Pháp cho thấy tịa án khơng chấp nhận việc lẩn tránh pháp luật của Pháp và ở đó trở thành nguyên tắc pháp luật là mọi hành vi, mọi hợp đồng ký kết mà lẩn tránh pháp luật đều bị coi là bất hợp pháp (Frausomnia corrumpit). Ở các nước phương Tây đều hạn chế hoặc cấm các hành vi lẩn tránh pháp luật, song việc giải quyết hậu quả của việc lẩn tránh pháp luật lại rất khác nhau. Do đó cũng khơng hiếm các trường hợp “lọt lưới” hoặc lại được công nhận35.

Ở Việt Nam mọi hành vi lẩn tránh pháp luật là vi phạm và không được chấp nhận. Thực tiễn ở nước ta về lẩn tránh pháp luật hầu như chưa có, nhưng trong một số văn bản pháp quy lại có quy định rất rõ. Ví dụ : tại khoản 4 Điều 6 Pháp lệnh về hơn nhân và gia đình giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngoài quy định: “ Việc kết hôn của công dân Việt Nam với

người nước ngoài được tiến hành ở nước ngoài và tuân theo pháp luật nước đó về nghi thức kết hơn thì được cơng nhận tại Việt Nam, trừ trừng hợp việc kết hơn đó có ý định rõ ràng là để lẩn tránh các quy định của pháp luậtViệt Nam về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn”.

d) Dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến luật của nước thứ ba - Dẫn chiếu ngược trở lại

Dẫn chiếu ngược trở lại là hiện tượng khi quy phạm xung đột của luật pháp nước này (nước thứ nhất) dẫn chiếu đến luật pháp của nước khác (nước thứ hai) và luật nước khác đó (nước thứ hai) lại có quy phạm xung đột dẫn chiếu ngược trở lại luật của nước có quy phạm xung đột dẫn chiếu ban đầu (nước thứ nhất).

Ví dụ 1: Một nam công dân Anh cư trú tại Việt Nam và xin kết hôn với một nữ công dân Việt Nam tại Việt Nam.

Theo Điều 103 Luật hơn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 có ghi: “Trong việc kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi, mổi bên phải tuân theo pháp luật nước mình về điều kiện kết hơn”.

Chiếu theo điều trên đây cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn của Việt Nam sẽ phải áp dụng luật như sau:

35. Xem thêm Bành Quốc Tuấn, Hiện tượng lẩn tránh pháp luật trong tư pháp quốc tế, tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 199 ngày 20/07/2011

+ Công dân nữ Việt Nam phải tuân theo các điều kiện kết hôn quy định trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.

+ Cơng dân nam của Anh phải tuân thủ luật của Anh, song luật xung đột của Anh lại quy định: Điều kiện kết hôn của công dân Anh ở nước ngồi phải tn theo luật của nước nơi cơng dân cư trú. Như vậy, ở đây luật Việt Nam đã dẫn chiếu tới pháp luật của Anh và luật của Anh đã bị dẫn chiếu ngược trở lại luật của Việt Nam.

- Dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba

Dẫn chiếu đến luật của nước thứ ba là hiện tượng quy phạm xung đột của một nước (nước thứ nhất) dẫn chiếu đến luật pháp của nước thứ hai, rồi luật nước thứ hai lại có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến luật của nước thứ ba.

Ví dụ: quay lại với ví dụ ở trường hợp dẫn chiếu ngược. Nếu như trong trường hợp đó cơng dân Anh cư trú tại Nga, thì như phân tích ở trên pháp luật Việt Nam sẽ dẫn chiếu đến pháp luật của Anh và pháp luật của Anh lại dẫn chiếu đến pháp luật của Nga.

Tuy nhiên, các nước có quan điểm khác nhau về hiện tượng dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến luật của nước thứ ba:

Một số nước coi sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột đến pháp luật nước ngoài chỉ là dẫn chiếu đến luật thực chất của nước ngoài (không bao gồm các quy phạm xung đột trong luật pháp của nước ngồi), có nghĩa là khơng chấp nhận dẫn chiếu ngược trở lại và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba. Các nước áp dụng nguyên tắc này như: Hy Lạp, Italia, Ai Cập,…

Một số nước coi sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột đến pháp luật nước ngoài chỉ là dẫn chiếu đến cả hệ thống pháp luật nước ngoài (gồm các quy phạm xung đột và quy phạm thực chất trong luật pháp của nước ngồi), có nghĩa là chấp nhận dẫn chiếu ngược trở lại và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba. Các nước áp dụng nguyên tắc này như: Đức, Nhật Bản, Thụy Điển,…

Pháp luật Việt Nam, căn cứ vào khoản 3 Điều 759 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “… Nếu pháp luật đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Như vậy, quan điểm rất rõ của Việt Nam về vấn đề này là chấp nhận dẫn chiếu ngược trở lại.

PHẦN THỨ HAI – CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CỤ THỂ CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận và thực tiễn môn luật tư pháp quốc tế (Trang 49 - 54)