TỐ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT CỦA CÁC NƯỚC
Sự khác nhau trong luật thực chất về thừa kế ở các nước đã dẫn đến xung đột pháp luật trong các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngồi. Để giải quyết vấn đề này, dựa vào các đặc điểm chế độ kinh tế xã hội của mỗi nước, các quốc gia đã đề ra những nguyên tắc của mình. Trong phạm vi tài liệu này chỉ đề cập một số nước trong các hệ thống pháp luật cơ bản có những nguyên tắc tiêu biểu trong giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo luật và di chúc.
2.1. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngồi theopháp luật các nước pháp luật các nước
Thừa kế theo pháp luật là trường hợp người chết để lại di sản thừa kế khơng có di chúc. Vấn đề đặt ra trong các vụ việc thừa kế có yếu tố nước ngồi là việc phân chia di sản này phải căn cứ theo hệ thống pháp luật nước nào.
Tình huống 1: Ông A quốc tịch Thái Lan đang cư trú tại Việt Nam có tài sản là 500
triệu đồng tại Việt Nam và một mảnh đất tại Thủy Điển. Ông A bị tai nạn chết tại Việt Nam không để lại di chúc.
Vấn đề pháp lý đặt ra ở tình huống này là cơ quan có thẩm quyền phải áp dụng pháp luật nước nào để giải quyết vụ việc thừa kế trên.
Hiện nay, để giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngồi các quốc gia có các quan điểm chọn luật để giải quyết khác nhau như: luật quốc tịch, luật nơi cư trú, luật nơi có tài sản hay là luật Tòa án. Cụ thể:
- Theo pháp luật của Nhật Bản: Trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngồi theo pháp luật
pháp luật Nhật Bản lựa chọn nguyên tắc quốc tịch của người chết để giải quyết.
Ví dụ: Nếu theo tình huống trên Tịa án của Nhật Bản có thẩm quyền thì phải áp dụng
pháp luật của Thái Lan (Luật Quốc tịch) để giải quyết tồn bộ di sản trên chứ khơng phân chia thành động sản và bất động sản.
Cách giải quyết trên của pháp luật Nhật Bản cũng tương tự như các nước Đức, Italia, Bồ Đào Nha và ở các nước Đông âu.
- Theo pháp luật các nước Anh, Mỹ: Để giải quyết các vấn đề thừa kế theo pháp luật có yếu tố
nước ngồi, pháp luật của các nước này phân di sản thừa kế làm hai loại: bất động sản và động sản. Đối với bất động sản luật để xác định quyền thừa kế là luật nơi có tài sản cịn đối với động sản thì áp dụng nguyên tắc luật nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản.
Ví dụ: Nếu theo tình huống trên Tịa án của Anh - Mỹ có thẩm quyền thì đối vơi di sản là tài
sản 500 triệu đồng ở Việt Nam phải áp dụng pháp luật Việt Nam (luật nơi cư trú) để giải quyết còn đối với di sản là mảnh đất tại Thủy Điển phải áp dụng pháp luật của Thủy Điển (luật nơi có tài sản) để giải quyết.
- Theo pháp luật của Pháp: Việc giải quyết các quan hệ thừa kế này được áp dụng trên
nguyên tắc luật tòa án (tức là tịa án nước nào có thẩm quyền giải quyết thì pháp luật nước đó được áp dụng).
- Theo pháp luật của Liên Bang Nga: quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
được xác định theo luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có nơi cư trú cuối cùng. Ngồi ra, đối với việc thừa kế các cơng trình xây dựng nằm trên lãnh thổ Nga được xác định theo luật của Nga.
Ví dụ: Nếu theo tình huống trên Tịa án Nga có thẩm quyền giải quyết thì pháp luật của
Việt Nam sẽ được áp dụng để chia di sản trên (luật nơi cư trú).
2.2. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngồi theo pháp luật các nước
Đối với thừa kế theo di chúc là trường hợp người chết đã để lại di chúc trước khi chết. Trong trường hợp này cần phải xác định được hiệu lực của di chúc. Thơng thường các nước căn cứ vào hai tiêu chí: năng lực lập, thay đổi, huỷ bỏ di chúc; hình thức của di chúc để xác định tính hiệu lực của di chúc.
Tình huống 2: Ơng B quốc tịch Canada đang cư trú tại Việt Nam trước khi chết Ông
lập di chúc tại Việt Nam cho người con C hưởng di sản là một mảnh đất tại Lào và cho người con D hưởng di sản là 500 triệu đồng tại ngân hàng Việt Nam. Các con Ông B đã khởi kiện yều cầu chia di sản trên.
Vấn đề pháp lý đặt ra ở tình huống này là cơ quan có thẩm quyền phải áp dụng pháp luật nước nào để giải quyết tính hiệu lực của di chúc. Để giải quyết xung đột pháp luật về tính hiệu lực của di chúc trong các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngồi nay, các nước áp dụng nhiều nguyên tắc khác nhau như: luật nơi cư trú, luật quốc tịch hay luật nơi có di sản thừa kế. Cụ thể:
- Theo pháp luật của Nhật Bản: Việc thừa kế theo di chúc quy phạm xung đột pháp luật của
Nhật bản lựa chọn một trong các hệ thuộc sau:
+ Luật quốc tịch của người để lại di sản thừa kế. + Luật theo địa điểm nơi di chúc được lập.
+ Luật của nước nơi người để lại di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người này chết.
Ví dụ: Nếu theo tình huống trên Tịa án của Nhật Bản có thẩm quyền thì pháp luật áp
dụng để giải quyết tính hợp pháp về năng lực lập, thay đổi, huỷ bỏ di chúc cũng như hình thức của di chúc là pháp luật Canada (luật quốc tịch) hoặc là pháp luật của Việt Nam (luật theo địa điểm lập di chúc).
- Theo pháp luật của Anh, Mỹ: Năng lực hành vi lập di chúc cũng như hình thức của di chúc
đối với di sản thừa kế là động sản đều áp dụng theo nguyên tắc luật nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản.
Ví dụ: Nếu theo tình huống trên Tịa án của Anh, Mỹ có thẩm quyền thì pháp luật áp
dụng để giải quyết tình hợp pháp về năng lực hành vi lập di chúc cũng như hình thức của di chúc là pháp luật của Việt Nam (luật nơi cư trú cuối cùng của người của người để lại di sản).
- Theo pháp luật của Pháp: Năng lực hành vi lập di chúc cũng như hình thức của di chúc đối
với di sản thừa kế là động sản chủ yếu áp dụng theo nguyên tắc luật nơi cư trú của người để lại di sản. Còn đối với di sản là bất động sản thì áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản.
Ví dụ: Nếu theo tình huống trên Tịa án nước Pháp có thẩm quyền thì pháp luật áp dụng
để giải quyết tình hợp pháp về năng lực hành vi lập di chúc cũng như hình thức của di chúc là theo pháp luật Việt Nam đối với di sản là 500 triệu đồng còn theo pháp luật của nước Lào đối với di sản là mảnh đất.
- Đối với các nước Đơng Âu: Tính hợp pháp của di chúc được xác định theo luật của nước mà
người để lại di sản là công dân vào thời điểm lập di chúc37.
- Theo pháp luật của Nga: Trước đây, năng lực lập và hủy bỏ di chúc, hình thức của di chúc và các văn bản hủy bỏ đi chúc xác định theo luật của nước nơi người để lại di chúc cư trú vào thời điểm lập giấy tờ. Tuy nhiên, di chúc và việc hủy bỏ di chúc sẽ khơng bị coi là vơ hiệu vì khơng thỏa mãn địi hỏi về mặt hình thức, nếu như hình thức cuối cùng của nó thỏa mãn các yêu cầu của luật nơi lập giấy tờ hoặc yêu cầu của luật Nga. Về năng lực lập và hủy bỏ di chúc cũng như về hình thức di chúc đối với các cơng trình xây dựng trên lãnh thổ Nga đều xác định theo luật của Nga.