GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận và thực tiễn môn luật tư pháp quốc tế (Trang 64 - 65)

NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Pháp luật Việt Nam quy định về giải quyết quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngồi theo hai hình thức: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.38

3.1. Thừa kế theo pháp luật

Để giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngồi, pháp luật Việt Nam đã áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch và luật nơi có tài sản. Cụ thể:

Khoản 1, Khoản 2 Điều 767 BLDS 2005 quy định: “thừa kế theo pháp luật phải tuân

theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết; quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản”.. Như

vậy, pháp luật Việt Nam đã phân chia di sản thừa kế thành động sản và bất động sản. Đối với di sản là động sản sử dụng hệ thuộc luật quốc tịch của người để lại di sản thừa kế trước khi chết. Riêng về quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản

37. Xem Điều 35 luật về Tư pháp quốc tế Balan, Điều 15 của Bộ luật dân sự Anbani, Điều 18 Luật về Tư pháp quốc tế Tiệp Khắc (cũ).

38. Xem Bộ luật dân sự 2005 và Nghị định 138/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành các

Ví dụ: Nếu theo tình huống (tại mục 2.1) Tịa án Việt Nam có thẩm quyền thì trường hợp này được giải quyết như sau:

- Đối với tài sản là 500 triệu đồng tại Việt Nam thì phải áp dụng pháp luật của nước Thái Lan để giải quyết (Luật quốc tịch của người chết).

- Đối với tài sản là một mảnh đất tại Pháp thì phải áp dụng pháp của nước Pháp để giải quyết (Luật nơi có bất động sản).

3.2. Thừa kế theo di chúc

Để giải quyết xung đột pháp luật về tính hiệu lực của di chúc trong các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngồi, pháp luật Việt Nam áp dụng nguyên tắc luật nơi lập di chúc và luật quốc tịch. Cụ thể:

Về năng lực lập, thay đổi và hủy bỏ di chúc Khoản 1, Điều 768 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Năng lực lập di chúc, thay đổi và hủy bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật của

nước mà người lập di chúc là công dân” Như vậy, về năng lực lập, thay đổi và hủy bỏ di chúc

sẽ tuân theo nguyên tắc luật quốc tịch của người lập di chúc.

Cịn hình thức di chúc tại Khoản 2, Điều 768 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “hình thức

của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc”. Như vậy, đối với hình thức

của di chúc pháp luật Việt Nam áp dụng nguyên tắc luật nước nơi lập di chúc.

Ví dụ: Nếu theo tình huống (tại mục 2.2) Tịa án Việt Nam có thẩm quyền thì giải quyết

như sau:

- Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp Luật Việt Nam (pháp luật của nước nơi lập di chúc).

- Năng lực lập, thay đổi hay hủy bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật của Canađa (Luật quốc tịch).

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận và thực tiễn môn luật tư pháp quốc tế (Trang 64 - 65)