3. ỦY THÁC TƯ PHÁP
3.3. Nội dung ủy thác tư pháp
Theo quy định tại Điều 10 của Luật tương trợ tư pháp 2007, phạm vi tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và nước ngoài bao gồm:
- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về dân sự; - Triệu tập người làm chứng, người giám định;
- Thu thập, cung cấp chứng cứ;
- Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về dân sự.
3.4. Trình tự thủ tục thực hiện ủy thác tư pháp
- Đồi với các ủy thác tư pháp do Tịa án Việt Nam u cầu nước ngồi thực hiện:
Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải lập hồ sơ ủy thác và gửi cho Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp vào sổ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi.
Tiếp đến cơ quan có thẩm quyền nước ngồi thơng báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp cho Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp chuyển văn bản đó cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã gửi hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự. 47
- Đồi với các ủy thác tư pháp do cơ quan có thẩm quyền nước ngồi u cầu Việt Nam thực hiện:
Bộ Tư pháp nhận hồ sơ ủy thác tư pháp của cơ quan có nước thẩm quyền yêu cầu , kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện. Trường hợp hồ sơ khơng hợp lệ thì Bộ Tư pháp trả lại cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu và nêu rõ lý do.
Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thơng báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, Bộ Tư pháp chuyển văn bản đó cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước yêu cầu là thành viên hoặc thông qua kênh ngoại giao.
46 Xem Điều 414, Bộ luật tố tụng dân sự 2004
Trường hợp ủy thác tư pháp không thực hiện được hoặc quá thời hạn mà nước ngồi u cầu hoặc cần bổ sung thơng tin, tài liệu liên quan, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp và nêu rõ lý do để Bộ Tư pháp thơng báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước u cầu.48
4. CƠNG NHẬN VÀ THI HÀNH CÁC BẢN ÁN QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TỊA ÁN NƯỚC NGỒI
4.1. Vấn đề cơng nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của tịa án nước ngồi theo pháp luật các nước.
Về nguyên tắc các bản án, quyết định dân sự của tịa án chỉ có hiệu lực pháp luật trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nơi tòa án đã đưa ra các bản án quyết định đó.
Nhưng đối với những tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngồi, bán án có thể phải thi hành ở nước ngoài lúc này quyền lợi của các đương sự liên quan mới được đảm bảo. Vì vậy, để một bán án, quyết định dân sự của Tòa án một nước được tuyên có hiệu lực và được thi hành ở một quốc gia khác thì bản án, quyết định dân sự đó phải trải qua mơt giai đoạn tố tụng riêng tại hệ thống tịa án nước được u cầu cơng nhận
Như vậy, Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tịa án nước ngồi có nghĩa là thừa nhận hiệu lực pháp lý của bản án, quyết định dân sự của tịa án nước ngồi theo đúng như bản án dân sự trong nước.
Công nhận bản án dân sự nước ngoài là tiền đề cần thiết để thi hành cưỡng chế bản án đó, nhưng để thi hành cưỡng chế bản án nước ngồi này thì cần phải tuân theo các điều kiện riêng biệt được quy định chặt chẽ hơn nhiều so với những điều kiện cần thiết cơng nhận bản án đó .
Hầu hết theo pháp luật các nước, bản án dân sự của tịa án nước ngồi được công nhận và cho thi hành nếu sau khi thẩm tra thấy thỏa mãn các điều kiện sau:
- Bản án, quyết định dân sự của tịa án nước ngồi đã có hiệu lực pháp luật theo pháp luật nơi tuyên.
- Bản án, quyết định dân sự của tịa án nước ngồi thuộc thẩm quyền của Tòa án tuyên. - Các quy tắc tố tụng dân sự bắt buộc đã được tuân thủ.
- Việc công nhận bản án, quyết định dân sự của tịa án nước ngồi khơng trái với pháp luât, trật tự công cộng của nơi được yêu cầu công nhận.49
4.2. Công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tịa án nước ngồi tại Việt Nam
48 Xem Điều 15, Luật tương trợ tư pháp 2007
49 Xem thêm giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường đại học Luật Hà Nội, 2006, Nxb Tư pháp.Tr.
4.2.1. Khái niệm bản án, quyết định dân sự của tịa án nước ngồi
Điều 342 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “bản án, quyết định về dân sự, hơn nhân và
gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, quyết định tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của tịa án nước ngồi và bản án quyết định khác của tịa án nước ngồi mà theo pháp luật Việt Nam được coi là bản án, quyết định dân sự”.
4.2.2. Nguyên tắc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tịa án nước ngồi.
Điều 343 Bộ luật tố tụng dân sự quy định, Tòa án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tịa án nước ngồi trên cơ sở các ngun tắc sau:
- Bản án , quyết định dân sự của tòa án nước mà Việt Nam và nước đó kí kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này:
- Bản án , quyết định dân sự của tịa án nước ngồi được pháp luật Việt Nam quy định công nhận và cho thi hành .
- Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trên ngun tắc có đi có lại khơng địi hỏi Việt Nam và nước kí kêt hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề đó.
- Bản án , quyết định dân sự của tịa án nước ngồi chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi được tòa án Việt Nam ghi nhận và cho thi hành
4.2.3. Thủ tục công nhận và cho thi hành bản án quyết định dân sự của tịa án nước ngồi.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, thủ tục công nhận và cho thi hành bản án quyết định dân sự của tịa án nước ngồi trảiqua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1. Người được thi hành gửi đơn yêu cầu công nhân và cho thi hành đến Bộ Tư pháp Việt Nam. Sau khi hoàn tất hồ sơ Bộ tư pháp chuyển hồ sơ cho tịa án có thẩm quyền (Điều 350, 355 )
Giai đoạn 2: Xét đơn yêu cầu (Điều 354, 355 )
Giai đoạn 3 : Kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án (Điều 358, 359) Giai đoạn 4: Thi hành bản án quyết định dân sự của tịa án nước ngồi. Những bản án , quyết dịnh dân sự của tịa án nước ngồi đã được tịa án Việt Nam cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam có hiệu lực pháp luật như bản án, quyết định dân sự của tịa án Việt Nam dã có hiệu lực pháp luật và được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự. (Điều 346)
Như vậy, công nhận và cho thi hành bản án quyết định dân sự của tịa án nước ngồi được xem là một thủ tục “đặc biệt”. Bởi vì, tịa án khơng xét xử lại nội dung vụ án mà chỉ kiểm tra, đói chiếu bản án, quyết định dân sự của tịa án nước tịa án nước ngồi các giấy tờ tài liệu kèm theo đơn yêu cầu với các quy định của bộ luật tố tụng dân sự các quy định khác
của pháp luật Việt Nam và các điều ước qc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập có liên quan để quyết định.50
5. CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ TỐ TỤNG DÂN SỰ QUỐC TẾ
a. Các điều ước quốc tế song phương
Để giải quyết các vấn đề liên quan đến tố tụng dân sự quốc tế ngoài việc xây dựng hệ thống các quy phạm pháp luật trong nước thì việc ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp là điều không thể thiếu. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động tương trợ tư pháp, nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử của cơ quan tư pháp các nước ký kết, nguyên tắc bảo hộ pháp lý cơng dân, pháp nhân các nước kí kết, các nguyên tắc thủ tục thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế, công nhận và thi hành các bản án, quyết định của tịa án nước kí kết hữu quan, các nguyên tắc và thủ tục tống đạt tài liệu hồ sơ vụ án, giải quyết xung đột luật và xung đột thẩm quyền xét xử quốc tế,… đều được thống nhất giải quyết trong các Hiệp định tương trợ tư pháp.
Nhìn chung, các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với nước ngoài cơ bản thống nhất với nhau về nội dung, nguyên tắc và thể thức giải quyết các vấn đề tư pháp quốc tế phát sinh giữa các nước kí kết tạo ra hệ thống các biện pháp tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và nước hữu quan, làm tiền đề cho Việt Nam kí kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế nhiều bên trong lĩnh vực pháp luật.51
Ngoài ra, các hiệp định lãnh sự, hiệp định thương mại, hiệp định về hợp tác lao động… Cũng đóng vai trị quan trọng quan trọng trong giải quyết từng vấn đề cụ thể của tố tụng dân sự quốc tế.
b. Các Điều ước quốc tế đa phương
Các Điều ước quốc tế đa phương về các lĩnh vực khác nhau của tố tụng dân sự quốc tế cũng có vai trị quan trọng trong quan hệ hợp tác pháp luật giữa các nước, chẳng hạn:
Công ước La Hay năm 1954 về các vấn đề tố tụng dân sự quốc tế; công ước năm 1965 về tống đạt các hồ sơ tư pháp và các tài liệu liên quan khơng mang tính chất tố tụng dân sự và thương mại cho tịa án nước ngồi; cơng ước La hay năm 1958 về công nhận và thi hành các bản án về cấp dưỡng trẻ em; Cơng ước năm 1952 thống nhất hóa một số nguyên tắc liên quan đến thẩm quyền xét xử các vụ kiện về tai nạn đâm va tàu biển; Công ước La Hay năm 15/4/1958 vầ công nhận và thi hành các quyết định về cấp dưỡng trã; Công ước La-Hay ngày 1/3/1954 về các vấn đề tố tụng dân sự cũng có quy định về thi hành án liên quan đến thu án phí;…
Một số điều ước khu vực cũng đóng vai trị nhất định trong hoạt động tố tụng dân sự quốc tế chẳng hạn, khu vực Châu Mỹ la tinh có bộ luật Bustamate năm 1928 về tư pháp quốc tế; Các nước EU có cơng ước năm 1968 về thẩm quyền xét xử quốc tế, về công nhận và thi
50 Xem thêm Điều 349, 356 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004
51 44 Xem Điều, Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam-Lào; Điều 52, Hiệp định tương trợ tư
hành các bản án dân sự thương mại của tịa án nước ngồi, về giá trị bắt buộc của các tài liệu do cơ quan công quyền cấp,…
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Bộ Luật Dân sự . NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2000), Luật Hơn nhân và gia đình. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật Nuôi con ni. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật Đất đai. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Doanh nghiệp. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Thương mại. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
9. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2000), Luật Kinh doanh quốc tế. NXB Đồng Nai
10. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Đầu tư. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
11. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2007), Luật Tương trợ tư pháp. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2008), Nghị quyết số 19/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của
Quốc hội về việc thì điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sỡ hữu nhà ở tại Việt Nam.
13. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh của UBTVQH số 41/2002/PL-
UBTVQH10 ngày 25/2/2002 về đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế.
14. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1993), Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ
quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam ngày 07/9/1993.
15. Chính phủ (2006), Nghị định 138/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ
Luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi.
16. Chính phủ (2013), Nghị định 24/2013/NĐ-CP huongs dãn thi hành một số điều của Luật
Hơn nhân và Gia đình về quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi.
17. Chính phủ (2006), Nghi định 72/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về văn
phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
18. Chính phủ (2005), Nghị định số 110/2005/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán đa cấp.
19. Chính phủ (2008), Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định
về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
20. Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc
gia.
21. Công ước Viên năm 1963 về quan hệ ngoại giao.
22. Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự.
23. Hiệp định Tương trợ tư pháp CHXHCN Việt Nam – Ba Lan ngày 22/3/1993.
24. Hiệp định Tương trợ tư pháp CHXHCN Việt Nam – Cu Ba ngày 30/11/1984.
25. Hiệp định Tương trợ tư pháp CHXHCN Việt Nam – Tiệp Khắc ngày 12/10/1982.
27. Giáo trình Tư pháp quốc tế (2010), Đại học Luật Hà Nội. NXB Tư pháp.
28. Giáo trình Tư pháp quốc tế (2010), NXB giáo dục.
29. Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2011), NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.
30. TS. Đỗ Văn Đại – PGS.TS. Mai Hồng Quỳ (2006) Tư pháp quốc tế Việt Nam. NXB đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh .
31. Th.s. Bành Quốc Tuấn, quyền miễn trừ của quốc gia trong Tư pháp quốc tế Việt Nam, nguồn: Nghiên Cứu Lập Pháp - Văn Phòng Quốc Hội.
32. Th.s Bành Quốc Tuấn (2011), Hiện tượng lẩn tránh pháp luật trong tư pháp quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 199 ngày 20/07/2011.