GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ QUA CÁC ĐIỀU

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận và thực tiễn môn luật tư pháp quốc tế (Trang 65 - 68)

QUỐC TẾ

Quá trình phát triển giao lưu dân sự quốc tế đã dẫn tới các nước ký kết hàng loạt điều ước nhằm tạo ra các nguyên tắc chung giải quyết các vấn đề thừa kế, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả điều chỉnh quan hệ có yếu tố nước ngồi có yếu tố nước ngồi, những điều ước này có thể là đa phương hay song phương.

4.1. Điều ước quốc tế đa phương

Trong các điều ước quốc tế đa phương với sự tham gia của nhiều quốc gia nhằm thống nhất hóa nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngồi, trước hết phải kể đền Công ước La-Hay năm 1990 điều chỉnh vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngịai và Cơng ước La-Hay năm 1961 điều chỉnh vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về hình thức di chúc.

Theo quy định của Cơng ước La – Hay năm 1990, Theo quy định của công ước này, luật được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngồi (kể cả đối với động sản và bất động sản) là luật quốc tịch của người để lại di sản thừa kế (Lex-patriae). Nguyên tắc trên còn được ghi nhận trong hàng loạt công ước La-Hay tiếp theo như các Công ước năm 1904, Công ước 1925, Công ước 1928,… Tuy nhiên, những Công ước La-hay nay vẫn chưa có hiệu lực, bởi vì quy định của công ước nay đã áp dụng một nguyên tắc khác hẳn với một số nhóm nước khác, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều nước tư bản. Ngoài ra, nguyên tắc của những Công ước La-hay này trên thực tế ở một số điểm không phù hợp với yêu cầu phát triển giao lưu dân sự quốc tế trong qua trình “quốc tế hịa” như hiện nay.

Còn theo quy định của Cơng ước La-Hay năm 1961 tại Điều 1, hình thức di chúc sẽ có giá trị pháp lý nếu nó thỏa mãn yêu cầu của một trong số các hệ thống pháp luật sau:

- Luật nơi lập di chúc;

- Luật quốc tịch của người lập di chúc vào thời điểm lập di chúc hoặc vào lúc người đó chết;

- Luật nơi cư trú của người lập di chúc vào thời điểm lập di chúc hoặc vào lúc người đó chết;

- Đối với di chúc về bất động sản cịn có thể áp dụng luật nơi có bất động sản.

Như vậy, Cơng ước La-hay 1961 đã thể hiện sự “mềm hóa” các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về hình thức di chúc. Chính điều đó đã lơi cuốn được nhiều nước tham gia. Mặc dù vậy, Việt Nam chưa là thành viên của Cơng ước này, nhưng nội dung của cơng ước có thể là một nguồn tham khảo hữu ích khi xây dựng quy phạm xung đột liên quan đến hình thức di chúc.

4.2. Điều ước quốc tế song phương

Ngoài các điều ước đa phương các nước trên thế giới đã ký kết với nhau hàng loạt các điều ước song phương như: Các hiệp định hợp tác và tương trợ tư pháp về dân sự, hơn nhân gia đình, các hiệp định lãnh sự,... nhằm thống nhất các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế một cách kịp thời hợp lý và có hiệu quả.

Để giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài, đa số các hiệp định này ghi nhận việc phân di sản thừa kế thành động sản và bất động sản. Động sản thì áp dụng luật quốc tịch của người để lại di sản thừa kế còn đối với bất động sản thì áp dụng nơi có bất động sản đó.

Để điều chỉnh các quan hệ về thừa kế theo di chúc có yếu tố nươc ngồi, ngun tắc chủ yếu được ấn định trong các hiệp định này là: Luật nhân thân của người lập di chúc (cụ thể là luật quốc tịch của người lập di chúc). Ngoài ra, các hiệp định còn ghi nhận các nguyên tắc khác nữa như: Luật nơi người đó lập di chúc, luật nơi có bất động sản nếu di chúc về bất động sản để xác định hình thức hợp pháp của di chúc.

Cho đến nay, Việt Nam chúng ta đã ký kết được khoảng 20 hiệp định tương trợ tư pháp về Dân sự, Hơn nhân gia đình và hình sự với các nước. Trong đó có các hiệp định tương trợ tư pháp về lĩnh vực thừa kế ký với các nước: Đức, Nga, Séc, Cuba, Hungari và Balan. Có thể nói rằng, việc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật cơ yếu tố nước ngoài theo các hiệp định tương trợ tư pháp đều thừa nhận nguyên tắc chung: công dân của nước ký kết này được hưởng tài sản và các quyền khác trên lãnh thổ của nước ký kết kia theo chế độ thừa kế theo di chúc và theo chế độ thừa kế theo pháp luật. Cơng dân của bên ký kết này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình có trên lãnh thổ của bên ký kết kia. Quan điểm này dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản: Tự do di chúc; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em

- Thừa kế theo pháp luật: Căn cứ vào Điều 45 hiệp định giữa Việt Nam và Đức; Điều 35 hiệp

định giữa Việt Nam và Séc; Điều 34 hiệp định giữa Việt Nam và Cuba; Điều 43 Hiệp định giữa Việt Nam và Bungari và Điều 45 Hiệp định giữa Việt Nam và Hunggari, quyền thừa kế được xác định như sau:

Đối với động sản: Quyền thừa kế động sản được xác định theo pháp luật nước ký kết mà người để lại tài sản thừa kế là công dân khi chết.

Đối với bất động sản: Quyền thừa kế bất động sản xác định theo pháp luật nước ký kết nơi có bất động sản.

Ví dụ : Ông C quốc tịch Bungari cư trú tại Việt Nam chết để lại di sản là 600 triệu đồng

và một mảnh đất tại Việt Nam. Các con của ông khởi kiện lên Tịa án có thẩm quyết để u cầu chia di sản trên.

Như vậy, căn cứ theo Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Bungari đã ký kết thì trường hợp trên được giải quyết như sau:

Đối với 600 triệu đồng áp dụng pháp luật của Bungari để giải quyết. Đối với mảnh đất thì áp dụng pháp luật của Việt Nam để giải quyết.

Việc phân biệt động sản và bất động sản các hiệp định này cũng đã ghi nhận nguyên tắc: Pháp luật của nước ký kết nơi có tài sản thừa kế là pháp luật được áp dụng.

Như vậy, nếu tài sản thừa kế nằm trên lãnh thổ Việt Nam, pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng để xác định động sản và bất động sản. Nếu tài sản thừa kế nằm ở nước ngồi hữu quan thì áp dụng pháp luật của nước đó.

- Thừa kế theo di chúc: Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc có yếu tố

nước ngồi theo các hiệp định tương trợ tư pháp thì tính hiệu lực của di chúc được thống nhất với các quốc gia như sau:

Năng lực lập thay đổi hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của bên ký kết mà người để lại di chúc là công dân vào thời điểm lập thay đổi hay hủy bỏ di chúc.

Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của bên ký kết mà người lập di chúc

là công dân vào thời điểm lập di chúc hay vào thời điểm người đó chết qui định. Tuy nhiên di

chúc cũng xem là hợp lệ nếu đáp ứng yêu cầu của pháp luật của bên ký kết nơi lập di chúc.

Ví dụ: Theo điều 38, Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Lào quy định: “Di chúc của công dân nước ký kết này được coi là hợp pháp theo pháp luật của nước ký kết, khi phù hợp với: pháp luật của nước ký kết nơi thực hiện di chúc hoặc pháp luật của nước ký kết mà người để lại di sản là công dân vào thời điểm lập di chúc hoặc người đó chết….”

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận và thực tiễn môn luật tư pháp quốc tế (Trang 65 - 68)