2.1. Các quy tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế theo pháp luật các nước
Việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế là hành vi tố tụng được thực hiện trước khi giải quyết vấn đề xung đột luật.
Thông thường thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế do các quốc gia tự quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật của mình. Song các quốc gia cịn kí kết với nhau các điều ước
quốc tế để điều chỉnh các vấn đề về độc quyền xét xử, xét xử theo lựa chọn, mở rộng thẩm quyền xét xử, khước từ quyền xét xử dân sự quốc tế,…
Có rất nhiều quy tắc, dấu hiệu làm cơ sở để xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của tòa án tư pháp đối với các vụ việc tư pháp quốc tế nhất định. Có thể nêu lên một số quy tắc, dấu hiệu phổ biến trong thực tiễn Tư pháp quốc tế sau đây:
a. Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế theo dấu hiệu quốc tịch của một bên hoặc các bên đương sự trong vụ án dân sự quốc tế.
Theo nguyên tắc này, tịa án của một số quốc gia sẽ có thẩm quyền xét xử các vụ việc mang bản chất dân sự có yếu tố nước ngồi nếu một hoặc các bên đương sự là cơng dân nước mình. Ví dụ, theo điều 14, 15 Bộ luật dân sự Pháp thì trong mọi trường hợp, tịa án Pháp đều có thẩm quyền xét xử vụ việc dân sự quốc tế nếu công dân pháp tham gia vào vụ án đó.
Đây là một quy tắc có ý nghĩa quan trọng, có tình quyết định trong giải quyết vấn đề xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế ở các nước xây dựng hệ thống luật xung đột theo nguyên tắc Luật Quốc tịch.
b. Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế theo dấu hiệu nơi cư trú của bị đơn
Ở nhiều nước đây là nguyên tắc cơ bản dùng để xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế. Đặc biệt đối với các vụ việc phát sinh từ quan hệ thương mại quốc tế,thì quy tắc này thường được áp dụng. Quy tắc này cũng được quy định trong các điều ước quốc tế ví dụ Cơng ước Brusels được ký kết giữa các quốc gia trong khối liên minh Châu âu
c. Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế theo dấu hiệu nơi có tài sản cư trú của bị đơn hoặc nơi có tài sản tranh chấp
Tại một số nước như Đức. Quy tắc này được áp dụng triệt để đối với các tranh chấp liên quan đến bất động sản.
d. Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế theo khả năng thực tế trao cho bị đơn lệnh gọi ra tòa án
Hệ thống luật Anh-Mỹ thường áp dụng
e. Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng
Quy tắc này được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong các quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế
f. Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế theo nơi xảy ra hành vi gây thiệt hải
Đây là quy tắc thường được áp dụng cho các vụ kiện về đòi bồi thường thiệt hại
2.2. Quy tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Việt Nam
Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của tòa án Việt Nam được quy định trong các điều ước quốc tế Việt Nam ký kết hoặc tham gia và theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2.2.1. Quy tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế theo các hiệp định tương trợtư pháp của Việt Nam ký kết tư pháp của Việt Nam ký kết
Trong các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã kí kết với các nước ngồi đã thừa nhận các quy tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế sau đây:
Thứ nhất: đối với các tranh chấp liên quan đến việc hạn chế và tuyên bố mất năng lực
hành vi, quy tắc quốc tịch được ưu tiên áp dụng. Như vậy, theo nguyên tắc này cơ quan tư pháp của các nước ký kết mà đương sự là cơng dân có thẩm quyền để tước, hạn chế năng lực hành vi. Nhưng trong những trường hợp nhất định do hai bên ký kết thỏa thuận, quy tác nơi thường trú của đương sự cũng được áp dụng. Các quy tắc trên cũng được áp dụng cho cả trường hợp hủy bỏ việc tước, hạn chế năng lực hành vi, tuyên bố một người mất năng lực hành vi và phục hồi thay đổi năng lực hành vi của cơng dân. Ví dụ: Điều 16 Hiệp định với Tiệp Khắc; Điều 20 Hiệp định với Cu Ba.
Thứ hai: đối với những tranh chấp liên quan đến việc xác định cơng dân mất tích hoặc
đã chết, quy tắc quốc tịch được ưu tiên áp dụng. Tuy nhiên các nước còn thỏa thuận áp dụng quy tác nơi cư trú của nguyên đơn trong những trường hợp nhất định để xác định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc xác định công dân nước ngồi mất tích hoặc đã chết. Ví dụ: Điều 28 Hiệp định với Đức; Điều 19 Hiệp định với Cu Ba.
Thứ ba, đối với các tranh chấp liên quan đến quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa
vợ và chồng, quy tắc nơi thường trú chung của vợ hoặc chồng được kết hợp với quy tắc quốc tịch của đương sự để giải quyết. Ví dụ: Điều 27 Hiệp định với Ba Lan; Điều 19 Hiệp định với Tiệp Khắc.
Thứ tư, đối với các tranh chấp liên quan đến quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con, quy
tắc quốc tịch được kết hợp với quy tắc nơi cư trú của đương sự để giải quyết. Ví dụ: Điều 32 Hiệp định với Tiệp Khắc; Điều 27 Hiệp định với Cu Ba.
Thứ năm, đối với các tranh chấp liên quan đến vấn đề nuôi con nuôiviệc quy tắc quốc tịch của người nhận nuôi con nuôi được ưu tiên áp dụng, cịn nếu họ khac quy tắc thì áp dụng quy tắc nơi cư trú chung của vọ và chồng được áp dụng. Ví dụ: Điều 39 Hiệp định với Đức; Điều 28 Hiệp định với Cu Ba.
Thứ sáu, đối với các tranh chấp về bồi dưỡng thiệt hại, quy tắc nơi xảy ra hành vi gây
thiệt hại được ưu tiên áp dụng; trong một số trường hợp có thể áp dụng nguyên tắc nơi bị đơn thường trú. Ví dụ: Điều 33 Hiệp định với Tiệp Khắc; Điều 39 Hiệp định với Ba Lan.
Thứ bảy, đối với các tranh chấp về thừa kế, quy tắc quốc tịch của người để lại tài sản
được áp dụng kết hợp với quy tắc nơi có tài sản thừa kế để xác định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế. Cụ thể:
- Thẩm quyền giải quyết về thừa kế động sản thuộc về cơ quan tư pháp của nước ký kết mà người đó để lại di sản thừa kế.
- Đối với tài sản là bất động sản thì thẩm quyền giải quyết thừa kế thuộc về cơ quan tư pháp của nước ký kết nơi có bất động sản.
Ví dụ: Điều 38 Hiệp định với Tiệp Khắc; Điều 37 Hiệp định với Cu Ba.
Thứ tám, đối với vụ việc ly hôn và tuyên bố hôn nhân vô hiệu, quy tắc quốc tịch kết
hợp với quy tắc nơi thường trú của đương sự để giải quyết. Ví dụ: Điều 21 Hiệp định với Tiệp Khắc; Điều 26 Hiệp định với Cu Ba.
Thứ chín, đối với các tranh chấp liên quan đến việc giám hộ và trợ tá, quy tắc quốc tịch
của người được giám hộ hoặc trợ tá được ưu tiên áp dụng. Ví dụ: Điều 29, 30 Hiệp định với Tiệp Khắc; Điều 29 Hiệp định với Cu Ba.
2.2.2. Quy tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Việt Nam theo pháp luậtViệt Nam Việt Nam
Trong trường hợp khơng có các điều ước quốc tế thì việc xác định thẩm quyền xét xử của tịa án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi phải tn theo các quy tắc được quy định tại chương XXXV Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (sữa đổi, bổ sung năm 2011).
Trong bộ luật dân sự này có quy định chung về thẩm quyền và thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi.
2.2.2.1. Quy định chung về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yêu tố nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
- Bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngồi có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc bị đơn có cơ quan quản lí, chi nhánh, văn phịng đại diện tại Việt Nam27.
Ví dụ: Cơng ty A (quốc tịch Mỹ) có văn phịng đại diện tại Huế. Ơng trưởng văn phịng đã ký hợp đông với bà B vào làm công việc Thư ký. Một thời gian sau 2 bên có tranh chấp. Bà B có quyền khởi kiện cơng ty A ra trước Tòa án.
- Bị đơn là cơng dân nước ngồi, người khơng quốc tịch cư trú , làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sản tại Việt Nam;
Ví dụ: Ơng C (quốc tịch Nga) qua Thành phố Hồ Chí Minh sinh sống, và làm việc đã hơn 5 năm. Trong một lần cần tiền để thuê mặt bằng kinh doanh Ông C đã vay anh H 30 triệu.Thời gian trả là trong vòng 1 năm. Nhưng sau 1 năm ông C đã không trả tiền cho Anh B. Nên anh B đã khởi kiện Ơng C ra tịa án TPHCM.
- Nguyên đơn là công dân nước ngồi người khơng có quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam đối với vụ việc dân sự về yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng , xác định cha mẹ;
27 Xem Khoản 20 điều 4; Khoản 1, Điều 35; Khoản 3,4, Điều 92 Luật doanh nghiệp 2005. Khoản 7 Điều 3; Khoản 6, Điều 3 Luật thương mại 2005
- Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi , chấm dứt quan hệ theo đó pháp luật Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam nhưng có ít nhất một trong các đương sự là cá nhân, cơ quan , tổ chức nước ngồi;
Ví dụ: Cơng ty du lịch A (quốc tịch Trung Quốc) trong một lần chở khách đi du lịch trên sông Hồng, thuyền đã bị đắm làm mất hết tài sản của Anh B đang đi trên thuyền. Sau đó Anh B đã khởi kiện Cơng ty A ra toa án Việt Nam.
- Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi , chấm dứt quan hệ theo đó pháp luật nước ngồi hoặc xảy ra ở nước ngoài, nhưng các đương sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam;
Ví dụ: Chị C và Chị B đều mang quốc tịch Việt Nam trong một lần đi du lịch tại Singapo. Chị C đã lái xe và tông vào chị B và gây thiệt hại. Trường hợp này Tịa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết.
- Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.
Ví dụ: Một cơng ty Pháp vì muốn có hàng hóa để tiêu thụ đã thuê một công ty Thái Lan chuyển một số lượng hàng hóa từ Việt Nam. Trong qua trình vận chuyển trên địa phận Việt Nam thì do khơng bảo quản cẩn thận nên hàng hóa bị hỏng. Cơng ty Pháp khởi kiện cơng ty Thái Lan tại tòa án Việt Nam
- Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam
2.2.2.2. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam
Đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tịa án Việt Nam nếu tồ án nước ngồi thụ lý giải quyết thì bản án, quyết định của tịa án nước ngồi khơng được cơng nhận và cho thi hành ở Việt Nam. Vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam được quy định tại Điều 411 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004. Cụ thể:
- Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của tòa án dân sự Việt Nam là:
+ Vụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản trên lãnh thổ Việt Nam;
+ Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển mà người vận chuyển có trụ sở chính hoặc chi nhánh tại Việt Nam;
+ Vụ án ly hôn giữa cơng dân Việt Nam với cơng dân nước ngồi hoặc người không quốc tịch, nếu hai vợ chồng cư trú , làm ăn, sinh sống tại Việt Nam
- Những việc dân sự có yếu tố nước ngồi thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của tòa án dân sự Việt Nam là:
+ Tuyên bố công dân nước ngồi, người khơng quốc tịch hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu họ cư trú, làm ăn, sinh sống tại Việt Nam và tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;
+ Tuyên bố công dân nước ngồi, người khơng quốc tịch, mất tích, đã chết nếu họ có mặt tại Việt Nam tại thời điểm có sự kiện xảy ra mà sự kiện đó là căn cứ để tuyên bố một người mất tích, đã chết và việc tun bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền , nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;
+ u cầu của tịa án Việt Nam tun bố cơng dân Việt Nam mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;
+ Công nhận tài sản trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ hoặc công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với bất động sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam.
CHƯƠNG 4
XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT 1.1. Khái niệm xung dột pháp luật
Như đã biết, các ngành luật quốc nội như là: Luật dân sự, Luật Thương mại, Luật Hơn nhân và gia đình, Luật lao động,...điều chỉnh các quan hệ của mình một cách trực tiếp và đơn giản. Vì chỉ cần tìm các quy định cụ thể áp dụng giải quyết đúng “địa chỉ” của quan hệ pháp luật cụ thể. Nhưng nếu các quan hệ trên đây lại có một hoặc vài yếu tố nước ngồi tham gia, tất yếu các quan hệ đó đã phụ thuộc (liên đới) tới điều chỉnh của hai hay nhiều hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, mỗi một quốc gia trên thế giới có một hệ thống pháp luật riêng của mình và các hệ thống pháp luật đó có nhiều quan hệ khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Vấn đề đặt ra là xác định một hệ thống pháp luật để điều chỉnh quan hệ đó.
Ví dụ: Một nữ cơng dân Việt Nam 18 tuổi xin đăng ký kết hôn với một công dân nam Trung Quốc 20 tuổi tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Biết rằng pháp luật Trung Quốc quy định độ tuổi kết hôn là nữ 20 tuổi và nam 22 tuổi.
Như vậy, trong tình huống trên có thể cả pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc đều có thẩm quyền áp dụng điều chỉnh quan hệ đó nhưng pháp luật của hai quốc gia lại quy định khác nhau về độ tuổi kết hôn. Tư pháp quốc tế gọi đây là xung đột pháp luật.
Vậy, xung đột pháp luật được là hiện tượng pháp luật của hai hay nhiều nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi được gọi là hiện tượng xung đột pháp luật.
1.2. Nguyên nhân phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật
Xung đột pháp luật phát sinh do các nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, xã hội luôn vân động và phát triển, mối quan hệ giữa các quốc gia ngày càng
đa dạng. Từ đây, xuất hiện các cuộc hôn nhân quốc tê, các hợp đồng giao và thực hiện ở nhiều quốc gia, tài sản cá nhân cũng nằm ở nhiều quốc gia khác nhau,… Các quan hệ này ln tiềm ẩn vấn đề xung đột pháp luật vì ln liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật các nước khác