Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận và thực tiễn môn luật tư pháp quốc tế (Trang 40 - 42)

1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT

1.4. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật

Hiện nay, Tư pháp quốc tế Việt Nam cũng như Tư pháp quốc tế của đa số các nước trên thế giới đều có những cách thức và biện pháp rất riêng và đặc thù của mình để điều chỉnh và phân định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự mang tính chất quốc tế. Đó là hai phương pháp xung đột và thực chất và sự kết hợp hài hoà cũng như sự tác động tương hỗ trợ giữa hai phương pháp này trong việc thiết lập một cơ chế điều chỉnh các quan hệ Tư pháp quốc tế và bảo đảm một trật tự pháp lý dân sự quốc tế.

a. Phương pháp xung đột

Như đã biết, các quan hệ trong Tư pháp quốc tế thường phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật.Vấn đề đặt ra là xác định một hệ thống pháp luật để điều chỉnh quan hệ đó.

Vì vậy, phương pháp xung đột được hình thành và xây dựng trên nền tảng hệ thống các quy phạm xung đột của quốc gia nhằm xác định hệ thống pháp luật cụ thể sẽ được áp dụng điều chỉnh các quan hệ của Tư pháp quốc tế.

Điều này có nghĩa là cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải chọn pháp luật của nước này hay nước kia có liên đới tới các yếu tố nước ngoài để xác định quyền và nghĩa vụ giữa các bên đương sự. Công việc tiến hành lựa chọn hệ thống pháp luật nước nào được áp dụng để giải quyết phải dựa trên cơ sở quy định của các quy phạm xung đột.

Khoa học Tư pháp quốc tế coi việc xây dựng và thực hiện các quy phạm xung đột là phương pháp giải quyết xung đột. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu và rộng rãi hiện nay hiện nay trong Tư pháp quốc tế của các nước trên thế giới. Nó cũng là cơng cụ chủ yếu để thiết lập và bảo đảm một trật tự pháp lý trong quan hệ pháp luật dân sự quốc tế. Hơn thế nữa, phương pháp xung đột được sử dụng cả ở các nước theo hệ thống luật thực định (như ở các nước châu Âu lục địa điển hình là Đức, Pháp), cũng như ở các nước theo hệ thống luật thực hành (điển hình như ở Anh-Mỹ).

Như vậy, xuất phát từ tính đặc thù của quan hệ tư pháp quốc tế, cần có một loại quy phạm riêng. Đây là quy phạm đặc thù, chỉ có trong Tư pháp quốc tế, bản chất của phương

pháp này là đưa ra các giải pháp lựa chon luật áp dụng giải quyết một vấn đề pháp lý mang tính khách quan. Tuy nhiên, phương pháp xung đột áp dụng rất phức tạp, trừu tượng địi hỏi người có thẩm quyền tài phán phải có chun mơn rất sâu trong lĩnh vực xảy ra tranh chấp.

b. Phương pháp thực chất

Phương pháp thực chất được xây dựng trên cơ sở hệ thống các quy phạm thực chất trực tiếp giải quyết các quan hệ dân sự quốc tế, điều này có ý nghĩa là nó trực tiếp phân định quyền và nghĩa vụ rõ ràng giữa các bên tham gia quan hệ.

Các quy phạm thực chất có thể được xây dựng trong các điều ước quốc tế người ta gọi là các quy phạm thực chất thống nhất, còn các quy phạm thực chất xây dựng trong các văn bản pháp quy của mổi nhà nước được gọi là quy phạm thực chất trong nước (quy phạm thực chất trong nước). Chúng ta sẽ xem xét hai loại quy phạm này cùng ý nghĩa và vai trò của chúng trong việc điều chỉnh các quan hệ của Tư pháp quốc tế.

- Các quy phạm thực chất thống nhất trong các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế:

Trong quá trình quốc tế hố đời sống kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới, nhất là sự liên kết kinh tế cũng như nhất thể hoá nền kinh tế trên từng khu vực và nhất thể hố nền kinh tế tồn cầu thì vai trị và vị trí của Tư pháp quốc tế ngày càng quan trọng. Qúa trình này ln được tiến hành song song với việc nâng cao vị trí vai trị của các quy phạm thực chất được hình thành và xây dựng trong các điều ước quốc tế (kể cả song phương và đa phương).

Việc xây dựng và hình thành các quy phạm thực chất thống nhất trong các điều ước quốc tế điều chỉnh các quan hệ thương mại, sản xuất, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, giao thông...và các quan hệ khác giữa các công dân, pháp nhân của các quốc gia khác nhau là rất cần thiết, nó làm giảm hoặc thậm chí triệt tiêu sự khác biệt trong luật pháp của các quốc gia và có tính chất đơn giản hố và hữu hiệu hố trong điều chỉnh các quan hệ Tư pháp quốc tế.

Khi đã có các điều ước quốc tế mà trong đó các quy phạm thực chất thống nhất, cơ quan có thẩm quyền giải quyết cũng như các bên tham gia quan hệ Tư pháp quốc tế sẽ chiếu theo đó để xem xét và giải quyết thực chất vấn đề trên cơ sở áp dụng ngay các quy phạm đó. Điều ước quốc tế chứa các quy phạm thực chất thống nhất cũng lọai trừ việc phải lựa chọn luật và áp dụng luật nước ngoài nữa, mà áp dụng ngay các quy phạm điều ước đó.

Các quy phạm thực chất thống nhất cịn được ghi nhận trong các tập quán quốc tế (nhất là trong lĩnh vực thương mại và hằng hải quốc tế). Có thể lấy các quy tắc tập quán trong Incoterms (International commercial term ) 1990 làm ví dụ, đó là các điều kiện mua bán, vận chuyển, bảo hiểm và các phương thức giao hàng như FOB (free on board) giao hàng trên tàu, CIF (cost, insurance and frieght) tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí, CFR (cost and frieght) tiền hàng và cước phí, FAS (free alongside ship) giao dọc mạn tàu,...

Hệ thống các quy phạm thực chất thống nhất dù là trong điều ước quốc tế hay trong tập quán quốc tế không phải là “luật pháp” đứng trên luật quốc gia bởi lẽ chính các quốc gia xây

dựng hoặc tranh chấp các quy phạm đó và chứng tỏ rõ khả năng thuận tiện và hữu hiệu trong việc điều chỉnh các quan hệ của Tư pháp quốc tế. Các nước trong một khu vực về địa lý hay kinh tế thường tăng cường ký kết các hiệp định quốc tế trong đó xây dựng các quy phạm thực chất thống nhất nhằm thiết lập một trật tự kinh tế khăng khít hỗ trợ lẫn nhau trên cơ sở phân công lao động quốc tế một cách hợp lý.

- Các quy phạm thực chất trong luật của quốc gia:

Đã từ lâu trong pháp luật của khơng ít quốc gia cũng như ở nước ta quy chế pháp lý của người nước ngoài được nhà nước ban hành trong các văn bản pháp quy trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài. Các quy phạm này là quy phạm thực chất của Tư pháp quốc tế, chúng trực tiếp điều chỉnh các quan hệ đã được ấn định và tất nhiên xung đột pháp luật không tồn tại trong việc giải quyết các vấn đề này. Điều này cũng có nghĩa là các quy phạm thực chất của luật quốc nội hoàn toàn được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi.

Trong giai đoạn hiện nay, ở các nước đang phát triển cũng như ở nước ta quy phạm thực chất thường được quy định trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hầu như hoàn toàn là các quy phạm thực chất điều chỉnh các quan hệ đầu tư có yếu tố nước ngồi. Trong rất ít trường hợp cịn quy định các quy phạm xung đột như là cho phép các bên tham gia hợp đồng cụ thể nào đó được phép thoả thuận chọn luật áp dụng, cũnh như thoả thuận chọn trọng tài giải quyết.

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận và thực tiễn môn luật tư pháp quốc tế (Trang 40 - 42)