2. CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ QUY PHẠM XUNG ĐỘT
2.4. Một số hệ thuộc xung đột cơ bản
Trong quy phạm xung đột đều chứa nguyên tắc chọn luật áp dụng cho quan hệ pháp lý phát sinh. Tư pháp quốc tế gọi đây là các hệ thuộc. Hay nói cách khác các hệ thuộc nằm trong quy phạm xung đột.
Mặt khác, dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các hệ thống pháp luật dân sự nước ngoài, cũng như nhu cầu cần thiết đương nhiên của mổi quốc gia là phải có một cơ cấu pháp luật cho phép và điều chỉnh quan hệ của thể nhân và pháp nhân của mình khi tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế. Vì vậy, ở mổi quốc gia đều có một hệ thống luật xung đột như là một công cụ thiết yếu để tạo lập một trật tự pháp luật cho việc tham gia vào các quan hệ Tư pháp quốc tế. Khơng có một quốc gia nào tham gia vào các quan hệ trên mà lại khơng có hệ thống quy phạm xung đột của mình. Ngồi ra, hệ thống quy phạm xung đột của mổi quốc gia còn thể hiện trong các điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên.
Việc nghiên cứu và phân loại các quy phạm xung đột của các nước khác nhau trong mối tương quan so sánh nhằm tổng kết, nhóm hóa lại các kiểu hệ thuộc cơ bản tạo nền tảng cho cơ sở giải quyết xung đột pháp luật với nhưng nguyên tắc chọn luật chung nhất cho một nhóm quốc gia.
Hiện nay, trong khoa học Tư pháp quốc tế có một số kiểu hệ thuộc cơ bản sau đây:
a. Hệ thuộc Luật nhân thân
Luật nhân thân có hai loại biến dạng gồm :
- Luật quốc tịch (Lex personnalis ) hay còn gọi là luật bản quốc (Lex patriae) được hiểu là luật của quốc gia mà đương sự là cơng dân.
Ví dụ : Khoản 1 Điều 762 Bộ luật dân sự 2005 quy định: ‘‘ Năng lực hành vi dân sự
của người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là cơng dân, trừ trường hợp pháp luật Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác ’’ ‘’.
Như vậy, trường hợp trên sử dụng hệ thuộc luật quốc tịch để giải quyết xung đột về năng lực hành vi dân sự.
- Luật nơi cư trú (Lex domicilii ) được hiểu là luật của quốc gia, mà ở đó đương sự có nơi cư trú ổn định (cư trú ổn định là nơi thường trú).
Ví dụ : Khoản 1 Điều 25 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Liên Bang Nga 1998 quy định : ‘’ Quan hệ nhân thân và quan hệ tài
sản giữa vợ chồng được xác định theo pháp luật của bên ký kết nơi họ cùng thường trú ‘’.
Trường hợp trên hệ thuộc luật nơi cư trú được sử dụng để giải quyết xung đột trong quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ chồng.
Hai kiểu hệ thuộc trên đây đều thuộc quy chế dân sự của cá nhân (Status personnalis ) của nguyên tắc luật nhân thân được sử dụng rất rộng rãi trong pháp luật của các nước trên thế giới.
• Phạm vi áp dụng: Luật nhân thân được áp dụng để giải quyết những vấn đề sau đây:
+ Xác định năng lực pháp luật và năng lực hành vi của các bên đương sự. + Vấn đề quyền nhân thân.
+ Các vấn đề trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình. + Các vấn đề thừa kế tài sản là động sản.
Luật Việt Nam cũng áp dụng hệt huộc Luật quốc tịch để giải quyết một số quan hệ trong Tư pháp quốc tế 28.
• Ngoại lệ của hệ thuộc luật nhân thân theo quy định của pháp luật Việt Nam: - Nếu đương sự là người khơng quốc tịch thì áp dụng luật nơi cư trú.
- Nếu đương sự có hai hay nhiều quốc tịch thì áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự.
- Nếu đương sự không cư trú tại một trong những nước mà đương sự có quốc tịch, thì luật áp dụng cũng chỉ có thể là luật của nước mà đương sự có quốc tịch và có mối quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân29.
b. Hệ thuộc Luật Quốc tịch của pháp nhân
Luật Quốc tịch của pháp nhân là luật của nước mà pháp nhân đó mang quốc tịch. Đối với pháp nhân có hai vấn đề:
- Thứ nhất là quy chế pháp lý của nó ;
- Thứ hai là quyền quan hệ của nó với các chủ thể khác.
Hai phạm trù này có tính độc lập tương đối đối với nhau, song lại có quan hệ tương hỗ mật thiết thống nhất đối với nhau. Xuất phát từ quy chế pháp lý sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của pháp nhân đó trong quan hệ với các chủ thể khác và mặt khác ta lại thấy tổng thể quyền và nghĩa vụ của pháp nhân chính là quy chế pháp lý của pháp nhân đó.
Quy chế quốc tịch của pháp nhân thể hiện sự ràng buộc pháp lý giữa pháp nhân đó với một nhà nước nhất định. Tuy nhiên, hiện nay các quốc gia có nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân khác nhau, bao gồm :
- Nơi trung tâm quản lý của pháp nhân ;
- Nơi đăng ký điều lệ (nơi thành lập) pháp nhân ;
- Nơi pháp nhân thực tế tiến hành kinh doanh, hoạt động chính.30
• Phạm vi áp dụng: Luật quốc tịch của pháp nhân được áp dụng để xác định năng lực pháp luật của pháp nhân, tư cách chủ thể của pháp nhân, điều kiện ra đời, chấm dứt hoạt động của pháp nhân, giải quyết các vấn đề về tài sản của pháp nhân,…
c. Hệ thuộc Luật nơi có tài sản
Luật nơi có tài sản là tài sản ở nước nào thì áp dụng luật ở đó để giải quyết.
28 Xem Điều 761, 762, 763 Bộ luật dân sự 2005
29 Xem Điều 760 Bộ luật dân sự 200. Khoản 3, Điều 4; Điều 5 Nghị định 138/2006/NĐ-CP
• Phạm vi áp dụng:
+ Giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu tài sản (Bao gồm cả động sản và bất động sản) và thừa kế tài sản là bất động sản (Bao gồm cả bất động sản không người thừa kế).
+ Giải quyết xung đột về định danh.
Pháp luật Việt Nam cũng áp dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản trong một số quan hệ của Tư pháp quốc tế 31.
• Trường hợp ngoại lệ khơng áp dụng ngun tắc Luật nơi có tài sản theo quy định của gồm:
+ Tài sản thuộc quốc gia.
+ Tài sản của pháp nhân nước ngoài.
+ Tài sản đang nằm trên đường vận chuyển. + Tài sản trong lĩnh vực sỡ hữu trí tuệ32
d. Hệ thuộc Luật tòa án
Luật tòa án là luật của nước nơi có tịa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc. • Phạm vi áp dụng:
Hệ thuộc Luật tòa án được áp dụng để giải quyết các vấn đề về tố tụng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt trong lĩnh vực hơn nhân gia đình, hệ thuộc Luật tòa án còn được áp dụng đối với cả luật nội dung.
Ví dụ: Điều 26 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Mông cổ quy định về vấn đề ly hôn: “…Nếu vợ chồng, một người là công dân bên ký kết này, một người là công dân bên ký
kết kia thì áp dụng pháp luật của bên ký kết có cơ quan đã nhận đơn…”
• Ngoại lệ: Khi điều ước quốc tế hoặc luật trong nước quy định giải quyết vụ việc theo thủ tục tố tụng của nước ngồi.
Ví dụ: Khoản 3 Điều 2 BLTTDS Việt Nam quy định về hiệu lực của BLTTDS.
“…3. Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi; trường hợp điều ước quốc tế mà CHXHCNVN ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó…”
e. Hệ thuộc Luật nơi thực hiện hành vi
Hành vi được thực hiện ở nước nào thì áp dụng luật nước đó để giải quyết.
• Phạm vi áp dụng: Trên thực tế, hệ thuộc này được sử dụng rộng rãi trong quan hệ mua bán quốc tế33.
Luật nơi thực hiện hành vi gồm các dạng sau:
31 Xem Điều 766, Bộ luật dân sự 2005
32
Xem phần 2, chương 8, mục 2.2 “Các trường hợp ngoại lệ không áp dụng nguyên tắc luật nơi
có tài sản”
- Luật nơi ký kết hợp đồng
Được hiểu là quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng được xác định theo luật nơi ký kết hợp đồng.
• Trường hợp ngoại lệ không áp dụng nguyên tắc nơi giao kết hợp đồng: Trong trường hợp giao kết hợp đồng vắng mặt thì việc xác định nơi giao kết hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi cư trú của các nhân hoặc nơi có trụ sở chính của pháp nhân là bên đề nghị giao kết hợp đồng34
- Luật nơi thực hiện hợp đồng
Luật nơi thực hiện hợp đồng nghĩa là hợp đồng được thực hiện ở đâu thì luật ở đó sẽ được áp dụng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên.
Ví dụ: Khoản 1 Điều 769 Bộ luật Dân sự 2005 của Việt Nam quy định về hợp đồng dân sự:
“1. Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu khơng có thoả thuận khác...”
- Luật nơi vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật xảy ra ở đâu thì áp dụng luật ở đó để giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: Điều 773 Bộ luật Dân sự 2005 của Việt Nam quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
“1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại;...”
f. Hệ thuộc Luật của nước người bán
Luật của nước người bán được hiểu là bên bán của nước nào thì áp dụng luật của nước đó để giải quyết các vấn đề về quyền và nghĩa vụ của các bên khi có tranh chấp hợp đồng xảy ra.
• Phạm vi áp dụng: Hệ thuộc này được áp dụng trong mua bán các loại động sản, và chỉ áp dụng khi các bên không thỏa thuận chọn luật áp dụng.
Ví dụ: Điều 27 Luật Tư pháp quốc tế của Ba Lan:
“… Trong mua bán quốc tế các loại động sản, khi các bên trong hợp đồng không cùng cư trú ở cùng một nước thì luật của nước bên bán hàng cư trú sẽ được áp dụng…”
g. Hệ thuộc Luật do các bên thỏa thuận
Luật do các bên thỏa thuận nghĩa lá áp dụng pháp luật của nước mà các bên xác lập quan hệ thỏa thuận lựa chọn.
• Phạm vi áp dụng: Hệ thuộc này được áp dụng chủ yếu trong hợp đồng mua bán động sản.
Ví dụ: Khoản 1 Điều 769 Bộ luật Dân sự 2005 của Việt Nam quy định về hợp đồng dân sự:
“1. Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu khơng có thoả thuận khác.”
Tuy nhiên, việc các bên thỏa thuận chon luật phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây: + Không trái với điều ước quốc tế mà quốc gia của các bên là thành viên.
+ Hệ thống pháp luật được chọn không trái với hệ thống pháp luật quốc gia của các bên. + Việc chọn luật khơng nhằm mục đích lẩn tránh pháp luật.
+ Phải có thỏa thuận của các bên về việc chọn luật và thỏa thuận đó phải dựa trên ý chí tự nguyện của các bên.
+ Luật được chọn phải là luật thực chất.