Đặc điểm của quy phạm xung đột

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận và thực tiễn môn luật tư pháp quốc tế (Trang 42 - 43)

2. CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ QUY PHẠM XUNG ĐỘT

2.2. Đặc điểm của quy phạm xung đột

Do tính chất đặc thù của mình quy phạm có các đặc điểm chính sau:

Thứ nhất, quy phạm xung đột ln mang tính chất “dẫn chiếu” và “song hành” vì nếu

vấn đề pháp lý. Ví dụ: Khoản 2, Điều 767 Bộ luật dân sự 2005 của Việt Nam quy định:

“quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”. Như vậy, quy phạm xung đột này không quy định cụ thể về nội dung thừa kế đối với bất

động sản mà dẫn chiếu tới một hệ thống pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Mặt khác, vì quy phạm xung đột khơng trực tiếp giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh mà chỉ làm nhiệm vụ dẫn chiếu tới hệ thống pháp luật cần giải quyết. Nên dẫn chiếu này phải dấn chiếu đến quy phạm thực chất, vì chỉ có quy phạm thực chất mới quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ, lúc này quan hệ phát sinh đó mới được giải quyết. Vì vậy, quy phạm xung đột với quy phạm thực chất có tính chất “song hành”.

Thứ hai, quy phạm xung đột có tính khách quan, trung lập. Vấn đề này được thể hiện rõ

khi mà nội dung của các quy phạm xung đột thường đề ra nguyên tắc chung, như nguên tắc “luật quốc tịch” của các bên hay là “luật nơi thực hiện hành vi”. Điều đó có nghĩa nếu các bên là cơng dân nước nào hay hành vi thực hiện ở nước nào thì pháp luật nước đó được áp dụng.

Thứ ba, quy phạm xung đột có tính trừu tượng, phức tạp. Vì khi một sự kiện pháp lý

xảy ra và có nhiều quy phạm pháp luật của các quốc gia khác nhau cùng điều chỉnh quan hệ đó, thì việc lựa chọn ra một hệ thống pháp luật hay một quy phạm pháp luật của một quốc gia để áp dụng vào là tương đối khó khăn. Do phải xem xét đến nhiều hệ thống pháp luật. Vì vậy, khi áp dụng quy phạm xung đột địi hỏi người có thẩm quyền tài phán phải có chun mơn rất sâu trong lĩnh vực xảy ra tranh chấp.

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận và thực tiễn môn luật tư pháp quốc tế (Trang 42 - 43)