GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DI SẢN KHÔNG NGƯỜI THỪA KẾ TRONG TƯ

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận và thực tiễn môn luật tư pháp quốc tế (Trang 68)

QUỐC TẾ

5.1. Giải quyết vấn đề di sản không người thừa kế theo pháp luật các nước

Trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngồi, khi người chết không để lại di chúc hay di chúc vơ hiệu; khơng có người thừa kế hay người thừa kế từ chối nhận di chúc thì tài sản sẽ thuộc về nhà nước.

Tình huống : Ơng C quốc tịch Nga có tài sản là một tài khoản trị giá 5.000 USD và một

mảnh đất tại Pháp. Ơng C chết khơng có người hưởng thừa kế. Hãy giải quyết di sản trên của ông C

Pháp luật các nước đều qui định di sản không người thừa kế thuộc về nhà nước, tuy nhiên pháp luật các nước qui định khác nhau về tư cách hưởng di sản không người thừa kế của nhà nước.

- Pháp luật của hầu hết các nước EU: nhà nước hưởng di sản không người thừa kế với tư

cách dân sự phải thực hiện nghĩa vụ của người chết trước khi được hưởng tài sản. Đối với những quốc gia này, di sản được chia thành động sản và bất động sản: Động sản thuộc về nhà nước mà người để lại di sản có quốc tịch hay cư trú tùy theo quan điểm của mỗi hệ thống pháp luật; Bất động sản thuộc về nhà nước nơi có bất động sản đó.

Ví dụ: Nếu như ở tình huống 3, căn cứ theo hệ thống pháp luật các nước EU thì trong tình huống này di sản là tài khoản trị giá 5 nghìn USD sẽ thuộc về nhà nước Nga còn đối với di sản là mảnh đất tại Pháp sẽ thuộc về nhà nước Pháp.

- Pháp luật Hoa Kỳ, Pháp: nhà nước hưởng di sản không người thừa kế với tư cách chiếm

hữu tài sản vô chủ không phải thực hiện nghĩa vụ của người chết mà chỉ đơn thuần chiếm hữu tài sản. Đối với các quốc gia này thì tài sản nằm tại quốc gia nào sẽ thuộc về nhà nước nơi có di sản đó mà khơng phân chia di sản ra động sản và bất động sản.

Ví dụ: Nếu như ở tình huống 3, căn cứ theo hệ thống pháp luật Hoa Kỳ và Pháp thì trong tình huống này tất cả di sản trên sẽ thuộc về nhà nước Pháp.

5.2. Giải quyết di sản có yếu tố nước ngồi khơng người thừa kế theo pháp luật ViệtNam Nam

Theo quy định của pháp luật Việt Nam di sản được phân chia tài sản ra động sản và bất động sản39.

- Bất động sản thuộc về nhà nước nơi có bất động sản.

- Động sản thuộc về nhà nước mà người để lại di sản có quốc tịch trước khi chết.

Như vậy, pháp luật Việt Nam giải quyết vấn đề di sản có yếu tố nước ngồi khơng người thừa kế giống với các nước EU. Ngồi ra, vì tính chất phức tạp của vấn đề di sản có yếu tố nước ngồi khơng người thừa kế hầu hết các quốc gia trong đó có Việt Nam đã khơng ngưng ký kết hoặc gia nhập các Điều ước quốc tế để giải quyết vấn đề di sản có yếu tố nước ngồi khơng người thừa kế được hiệu quả hơn.

CHƯƠNG 7

QUAN HỆ HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ 1. Khái niệm quan hệ hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế

1.1. Khái niệm

Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, việc giao lưu dân sự giữa các nước trên thế giới ngày càng mở rộng. Các quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi cũng theo đó mà phát triển và ngày càng phổ biến hơn. Việc kết hôn giữa công dân nước này với cơng dân nước khác, vấn đề nhận con ni có yếu tố nước ngồi,… khơng cịn là chuyện hiếm. Giải quyết các xung đột pháp luật trong lĩnh vực Hơn nhân và Gia đình có yếu tố nước ngồi là một vấn đề cần thiết. Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) tại Khoản 14 Điều 8 và Khoản 4 Điều 100 thì quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi là:

- Quan hệ Hơn nhân và gia đình giữa cơng dân Việt Nam và người nước ngoài;

- Quan hệ Hơn nhân và gia đình giữa người nước ngồi với nhau thường trú tại Việt Nam;

- Quan hệ Hơn nhân và gia đình giữa cơng dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngồi hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngồi;

- Quan hệ Hơn nhân và gia đình giữa cơng dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngồi.

Ví dụ: Cơng dân A (có quốc tịch Việt Nam) có hộ khẩu thường trú và đang thường trú

tại tỉnh Thừa Thiên Huế muốn làm thủ tục đăng ký kết hơn với cơng dân B (có quốc tịch Việt Nam) định cư ở Pháp.

Nếu xác định quan hệ hơn nhân và gia đình trên là quan hệ hơn nhân và gia đình khơng “có yếu tố nước ngồi” thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hơn cho hai công dân này chỉ là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của một trong hai bên đăng ký kết hơn. Cịn xác định quan hệ hôn nhân và gia đình trên là quan hệ hơn nhân và gia đình “có yếu tố nước ngồi” thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hơn cho hai công dân này lại là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của cơng dân A nếu kết hơn ở trong nước, cịn nếu kết hơn ở nước ngồi thì cơ quan có thẩm quyền lại là cơ quan ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam ở nước ngồi nơi cơng dân B cư trú.

1.2. Giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nướcngồi ngồi

Tình huống

Giả sử một nữ công dân A, 20 tuổi (quốc tịch Việt Nam) xin đăng ký kết hôn với một nam công dân B, 15 tuổi (quốc tịch Chi Lê). Theo quy định của pháp luật Việt Nam độ tuổi kết hôn của nữ là từ 18 tuổi trở lên, nam là từ 20 tuổi trở lên. Trong khi đó độ tuổi kết hơn của nữ công dân Chi lê là 12 tuổi, nam là 14 tuổi.

Trường hợp đặt ra là có thể trong trường hợp này cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cả Chi Lê đều cho phép hai cơng dân này kết hơn với nhau. Có thể cả Chi Lê và Việt Nam đều không cho phép hai công dân này đăng ký kết hơn với nhau. Cũng có thể nước này cho phép hai công dân này đăng ký kết hơn với nhau cịn nước kia thì khơng. Để xác định hai cơng dân A và B trên có được đăng ký kết hơn với nhau hay khơng thì cần xác định xem hệ thống pháp luật nước nào sẽ được áp dụng để điều chỉnh. Có thể theo quy định của pháp luật nước này công dân A và B đủ điều kiện và được phép đăng ký kết hơn cịn theo pháp luật nước kia thì hai cơng dân này lại không đủ điều kiện đăng ký kết hôn và khơng được cơ quan có thẩm quyền cho phép kết hơn. Để trả lời cho tình huống này cần phải căn cứ tư pháp quốc tế của từng nước.

Như vậy, chỉ là một quan hệ về đăng ký kết hôn giữa hai công dân của hai nước khác nhau nhưng pháp luật của các quốc gia lại quy định rất khác nhau về điều kiện hay thủ tục đăng ký kết hôn. Quan hệ hơn nhân và gia đình là các quan hệ kết hơn; ly hôn; quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con; giữa các thành viên khác trong gia đình; quan hệ cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; giám hộ,…Trong Tư pháp

quốc tế thì các quan hệ này phải có yếu tố nước ngồi. Giải quyết xung đột pháp luật đối với tất cả các quan hệ hơn nhân và gia đình này thuộc phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế.

2. Kết hơn có yếu tố nước ngồi

Kết hôn là quan hệ hôn nhân phổ biến được tất cả các quốc gia xây dựng trong chế định hôn nhân và gia đình của nước mình. Quan hệ này cũng được các quốc gia xây dựng và quy định rất khác nhau về các vấn đề như điều kiện kết hôn, thủ tục đăng ký kết hơn, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn,… Đến các nguyên tắc trong quan hệ hơn nhân gia đình cũng quy định khác nhau có quốc gia thì quy định ngun tắc một vợ, một chồng nhưng cũng có những quốc gia thì lại vẫn cho phép chế độ hôn nhân đa thê,…Sự khác biệt này là do chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội của các quốc gia khác nhau, phong tục, tập quán, truyền thống khác nhau. Kết hơn có yếu tố nước ngồi có hai trường hợp xảy ra:

- Trường hợp thứ nhất là kết hơn có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam;

- Trường hợp thứ hai là kết hơn có yếu tố nước ngồi ở nước ngồi, theo pháp luật nước ngồi.

2.1. Kết hơn có yếu tơ nước ngồi tại Việt Nam

Kết hôn tại Việt Nam là kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngồi; Giữa cơng dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên cư trú ở nước ngồi;Giữa cơng dân nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

2.1.1. Thẩm quyền đăng ký kết hôn

Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngồi được quy định tại Khoản 1 Điều 102 Luật hơn nhân và Gia đình 2000 thì “Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương thực hiện việc đăng ký kết hơn… có yếu tố nước ngồi theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam”. Theo hướng dẫn tại Khoản 1, khoản 2 Điều 6

Nghị định 24/2013/NĐ-CP ngày 28/03/2013 của Chính phủ có hiệu lực ngày 15/5/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hơn nhân và gia đình 2000 về quan hệ Hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi (sau đây gọi là Nghị Định 24, Nghị định này ra đời thay thế cho Nghị định 68 và Nghị định 69):

“1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam, thực

hiện đăng ký kết hôn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi, giữa cơng dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngồi; trường hợp cơng dân Việt Nam khơng có hoặc chưa có đăng ký thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký việc kết hơn.

1. Trường hợp người nước ngồi có u cầu đăng ký kết hơn với nhau tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của một trong hai bên, thực hiện đăng ký

kết hôn; nếu cả hai bên không đăng ký thường trú tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của một trong hai bên, thực hiện đăng ký kết hôn”.

- Trường hợp hai cơng dân nước ngồi đăng ký kết hơn ở Việt Nam, pháp luật hơn nhân và gia đình Việt Nam cho phép họ được quyền kết hơn trước cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam nhưng họ phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn. Với quy định này của Luật Hơn nhân và Gia đình Việt Nam thì nếu người nước ngồi kết hơn tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì họ phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hơn và cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký kết hôn cho họ của Việt Nam là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của một trong hai bên đương sự thực hiện đăng ký việc kết hôn. Nếu họ không thực hiện việc kết hơn trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì họ khơng cần phải tn theo các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn. Nếu cả hai bên khơng đăng ký thường trú tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.

- Trong trường hợp công dân Việt Nam ở khu vực biên giới kết hôn với công dân nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam, Khoản 1 Điều 102 Luật Hơn nhân và Gia đình 2000 quy định: “Việc đăng ký kết hôn, nuôi con nuôi, giám hộ giữa công dân Việt Nam

cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam do Chính phủ quy định”. Với quy định này của Luật hơn nhân và Gia đình thì

Chính phủ sẽ quy định trong một văn bản riêng về vấn đề đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam và công dân nước láng giềng ở khu vực biên giới. Tại Điều 26 Nghị định 24 quy định, Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật về đăng ký hộ tịch.

Như vậy, thẩm quyền đăng ký kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã nếu công dân Việt Nam ở khu vực biên giới kết hôn với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam (Lào, Trung Quốc, Campuchia).

- Trường hợp hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau hoặc giữa công dân Việt Nam với người nước ngồi trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nan ở nước ngồi. Pháp luật Hơn nhân và gia đìnhViệt Nam tại Điều 102 và Nghị định 24 tại Điều 6 Khoản 3 thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hơn trong trường hợp kết hôn này là cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài: “Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký kết hôn giữa công

dân Việt Nam với người nước ngồi, nếu việc đăng ký đó khơng trái với pháp luật của nước sở tại; trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngồi kết hơn với nhau thì Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký việc kết hơn, nếu có u cầu”.

2.1.2. Giải quyết xung đột pháp luật về kết hơn

Pháp luật các quốc gia đều có những quy định khác nhau về điều kiện kết hôn cũng như nghi thức kết hơn. Có những quốc gia quy định độ tuổi có quyền đăng ký kết hơn rất thấp chỉ là 12 tuổi đối với nữ, 14 tuổi đối với nam (quốc tịch Chi Lê), có những nước lại quy định độ tuổi này khá cao 20 tuổi đối với nữ, 22 tuổi đối với nam (quốc tịch Trung Quốc),… Chính vì vậy, cần phải giải quyết xung đột pháp luật về hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi để xác định luật áp dụng giải quyết trong trường hợp cụ thể.

Như vậy, Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam và Nghị định 24 đã quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn trong trường hợp kết hơn có yếu tố nước ngồi trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Nghị định 24 còn quy định cụ thể về thủ tục đăng ký kết hôn từ Điều 7 đến Điều 10 (bao gồm hồ sơ đăng ký kết hôn, thủ tục nộp nhận hồ sơ, thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hơn, trình tự giải quyết việc đăng ký kết hơn tại Việt Nam) trong trường hợp kết hơn có yếu tố nước ngồi trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Trong trường hợp đăng ký kết hơn có yếu tố nước ngồi ở khu vực biên giới thì trình tự, thủ tục đăng ký kết hơn được quy định tại Điều 27 Nghị định 24.

Trong trường hợp kết hơn có yếu tố nước ngồi tại cơ quan đại diện trình tự đăng ký

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận và thực tiễn môn luật tư pháp quốc tế (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w