CHỦ THỂ QUỐC GIA

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận và thực tiễn môn luật tư pháp quốc tế (Trang 29 - 32)

4.1. Cơ sở xác định quyền miễn trừ của quốc gia

Chủ thể của Tư pháp Quốc tế bao gồm: cá nhân, pháp nhân bởi vì quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ chủ yếu giữa các cá nhân, pháp nhân với nhau ở các nước khác nhau.

Nhà nước không tham gia thường xuyên quan hệ Tư pháp Quốc tế điều chỉnh mà chỉ tham gia trong một số các quan hệ xã hội nhất định: thuê mướn, thừa kế tài sản… Tuy nhiên khi tham gia quan hệ xã hội, Nhà nước vẫn giữ cơng quyền của mình, khơng phải bên đương sự bình đẳng với cá nhân, pháp nhân. Đây chính là quy chế pháp lý đặc biệt mà quốc gia được hưởng.

Quyền miễn trừ của quốc gia được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc tôn chủ quyền quốc gia và nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia trong quan hệ quốc tế. Quyền miễn trừ của quốc gia trong lĩnh vực quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi được ghi nhận trong một số điều ước quốc tế như Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao, Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự hay là Công ước của Liên hiệp quốc về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia ngày 17/01/2005. Ở Việt Nam, quyền miễn trừ quốc gia được quy định rãi rác

17. Xem Luật Đầu tư 2005

18. Xem Mục 3, Luật Thương mại 2005. Nghi định 72/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về văn phịng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngồi tại Việt Nam

19. Xem Điều 4, Nghị định số 110/2005/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán đa cấp. Thông tư số 19/2005/TT-BTM hướng dẫn Nghị định 110

trong một số văn bản pháp luật như Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993.

4.2. Nội dung quyền miễn trừ của quốc gia

4.2.1. Quyền miễn trừ tư pháp

Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong tư pháp quốc tế được thể hiện qua ba nội dung: miễn trừ xét xử; miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo đơn kiện; miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế đảm bảo thi hành quyết định của Tòa án.

- Quyền miễn trừ xét xử. Nội dung quyền này thể hiện nếu khơng có sự đồng ý của quốc

gia thì khơng có một tịa án nước ngồi nào có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ kiện mà quốc gia là bị đơn (trong lĩnh vực dân sự). Các tranh chấp liên quan đến quốc gia phải được giải quyết bằng con đường thương lượng trực tiếp hoặc con đường ngoại giao, trừ khi quốc gia từ bỏ quyền này20.

- Quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo đơn kiện. Nội dung

của quyền này thể hiện trong trường hợp nếu một quốc gia đồng ý để tịa án nước ngồi thụ lý, giải quyết một vụ tranh chấp mà quốc gia là một bên tham gia thì tịa án nước ngồi đó được quyền xét xử nhưng tịa án khơng được áp dụng bất cứ một biện pháp cưỡng chế nào như bắt giữ, tịch thu tài sản của quốc gia để phục vụ cho việc xét xử. Tòa án chỉ được áp dụng các biện pháp này nếu được quốc gia cho phép21.

- Miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo thi hành quyết định của Tòa án. Trong trường hợp quốc gia đồng ý cho một tòa án nước ngoài giải quyết một tranh chấp

mà quốc gia là một bên tham gia và nếu quốc gia là bên thua kiện thì bản án của tịa án nước ngồi đó cũng phải được quốc gia tự nguyện thi hành. Nếu khơng có sự đồng ý của quốc gia thì khơng thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế như bắt giữ, tịch thu tài sản của quốc gia nhằm cưỡng chế thi hành bản án đó. Ngay cả khi quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ xét xử thì quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế bảo đảm thi hành phán quyết của tịa án vẫn phải được tơn trọng22.

Pháp luật thực định của Việt Nam cũng chưa có quy định chính thức nào về nội dung của quyền miễn trừ quốc gia. Mà vấn đề này, chúng ta có thể thấy thông qua một số quy định rải rác trong các văn bản pháp Luật Việt Nam23. Tuy nhiên, quyền ưu đại miễn trừ của viên chức ngoại giao chỉ mang tính tương đối, gắn liền với chức năng nhiệm vụ chính thức của họ. Mặt khác, tất cả nhưng quy định trên chỉ là những quy định về quyền miễn trừ dành cho viên

20. Xem Điều 5, 6, Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia

21. Xem Điều 18, Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia

22. Xem Điều 19, Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia

23. Xem Điều 12, Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam ngày 07/9/1993. Khoản 4, Điều 2, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011

chức ngoại giao và thành viên gia đình của họ. Khơng có quy phạm pháp luật nào đề cập cụ thể có quyền miễn trừ tư pháp của Nhà nước nước ngoài khi chủ thể này tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế.

4.2.2. Quyền miễn trừ đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia

Quyền miễn trừ đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia là một trong những nội dung quan trọng của quyền miễn trừ của quốc gia khi tham gia vào quan hệ dân sự quốc tế. Nội dung của quyền này là những tài sản được xác định thuộc quyền sở hữu của quốc gia thì khơng thể là đối tượng áp dụng các biện pháp tư pháp khi quốc gia đưa vào tham gia các quan hệ dân sự quốc tế. Quyền miễn trừ về tài sản của quốc gia khi tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế có cơ sở pháp lý vững chắc trong các điều ước quốc tế có liên quan của TPQT cũng như văn bản pháp luật thực định của nhiều quốc gia24.

Pháp luật Việt Nam cũng có quy định về quyền miễn trừ đối với tài sản của quốc gia25. Những quy định trên chỉ đề cập đến một nhóm chủ thể được quy chế pháp lý đặc biệt, không cho phép đưa ra kết luận về quyền miễn trừ đối với tài sản thuộc sở hữu quốc gia26.

Như vậy, trước yêu cầu thực tiễn và để tránh những vụ tranh chấp tương tự, cần xây dựng luật về quyền miễn trừ quốc gia, trong đó quy định rõ những trường hợp Nhà nước Việt Nam hoặc nhà nước nước ngồi được hưởng hoặc khơng được hưởng quyền miễn trừ tư pháp khi tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi.

Các nội dung quyền miễn trừ của quốc gia trong Tư pháp Quốc tế có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, giữa các quyền vẫn có sự độc lập tương đối và quốc gia có quyền từ bỏ một nội dung, hai nội dung hay tất cả các nội dung trong quyền miễn trừ. Việc quốc gia từ bỏ một nội dung khơng làm ảnh hưởng đến các nội dung cịn lại trong quyền miễn trừ. Theo quy định, các quốc gia khi từ bỏ quyền miễn trừ của mình cần phải được thể hiện rõ ràng trong pháp luật quốc gia, trong điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên.

24. Xem Điều 21 Công ước của LHQ về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia

25. Xem Khoản 3, Điều 5, Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam ngày 07/9/1993

26. Xem thêm ThS. Bành Quốc Tuấn, quyền miễn trừ của quốc gia trong Tư pháp quốc tế Việt Nam, nguồn: Nghiên Cứu Lập Pháp - Văn Phòng Quốc Hội

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận và thực tiễn môn luật tư pháp quốc tế (Trang 29 - 32)